Lo quá, bạo lực học trò
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, liên tếp các vụ học trò đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học. Thậm chí có em đã bị bạn đánh đến tử vong. Nghe những thông tin này, phụ huynh thực sự lo lắng, thậm chí hoang mang.
Ảnh minh họa
Đơn cử như trong ngày 30/11, có tới 3 nam sinh lớp 11 phải nhập viện vì bị nhóm học sinh lớp 12 dùng các hung khí gồm gậy gỗ bằng cán chổi, dây thắt lưng và ghế hành hung tại Trường THPT Mỹ Đức C (Hà Nội).
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trước đó nhóm học sinh bị hành hung từng có xích mích gì với nhóm học sinh kia. Tuy nhiên, do sợ hãi nên dù nhiều lần bị đánh nhưng các em không dám nói với bố mẹ, thầy cô.
Chuyện đau lòng khác cũng vừa xảy ra mấy ngày trước tại Hà Nam. Đó là trường hợp một nam sinh lớp 9 đã bị bạn học đánh đến chết tại trường, cũng bởi mâu thuẫn cá nhân. Nam sinh đánh bạn (14 tuổi) đã bị Công an thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) ra quyết định tạm giữ hình sự để làm rõ hành vi “cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”.
Không thể liệt kê hết các vụ học trò đánh nhau chỉ tính từ đầu năm học 2020- 2021 đến nay, nhưng có một điểm chung là đại đa số các trường hợp học trò đánh nhau bầm giập, đến mức nhập viện rồi nhà trường và gia đình mới biết.
Video đang HOT
Những vụ đánh nhau ngoài nhà trường, các thày cô khó kiểm soát đã đành, nhưng học trò đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học, dẫn đến chết người thì vấn nạn bạo lực học đường đã đến mức báo động đỏ.
Ở năm học trước, sau vụ việc nữ học trò lớp 9 ở Hưng Yên bị các bạn cùng lớp lột quần áo, đánh hội đồng, một hồi chuông báo động không hề nhẹ đã được gióng lên. Thời điểm xảy ra vụ việc đó, nhiều người đề cập tới trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí giáo dục học sinh; về việc nắm bắt được thông tin kịp thời về học sinh lớp chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên kịp thời ngăn chặn những vụ ẩu đả đáng tiếc xảy ra…
Rồi nhiều hội thảo bàn giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cũng được tổ chức ngay sau đó. Nhưng trên thực tế, bạo lực học đường vẫn tái diễn.
Làm thế nào để ngăn chặn được bạo lực học đường? Nếu dồn hết trách nhiệm lên giáo viên chủ nhiệm, e sẽ là quá tải và thực sự không công bằng. Trong khi thế chân kiềng gia đình- nhà trường – xã hội được đề cập nhiều nhưng sự liên kết lại chưa thực sự khăng khít, chưa đáng được bao nhiêu.
Yêu cầu về dạy chữ song hành với dạy người, dạy đức, dạy lối sống văn hóa đã được Thủ tướng quán triệt tới toàn ngành giáo dục từ năm học trước. Vì thế, ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần phải coi là nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ là chuyện hội thảo, tổ chức xong rồi để đó…
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh.
Qua đó, từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh.
Cô và trò Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) cùng đọc sách trong giờ giải lao.
Với sự đầu tư của tỉnh, các địa phương, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Theo đó, tỷ lệ các trường học có thư viện cũng tăng lên. Các thư viện cũng được các nhà trường đầu tư trang thiết bị đảm bảo điều kiện phòng đọc, cập nhật, bổ sung các loại sách, báo, truyện, sách tham khảo thường xuyên. Song căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, các trường cũng chủ động hình thành không gian đọc hấp dẫn với đa dạng loại hình thư viện như: Thư viện vườn trường, thư viện lớp, thư viện xanh, tủ sách di động, tủ sách dùng chung... nhằm thu hút học sinh tham gia.
Là một ngôi trường vùng cao ở huyện Bình Liêu, song các cô giáo ở Trường Mầm non Húc Động đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm hình thành cho học sinh thói quen đọc sách thông qua những giờ đọc sách bổ ích hằng ngày.
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động, chia sẻ: Nhà trường đã chủ động sắp xếp, bố trí riêng một phòng thư viện rộng rãi để hằng tuần, mỗi lớp học đều dành từ 2-3 buổi sang phòng thư viện cho học sinh đọc sách, tham gia các hoạt động thi kể chuyện, đọc thơ... Ở lứa tuổi mầm non, các con chưa biết chữ cái nên chủ yếu sách tại thư viện là sách tranh, ảnh hoặc có rất ít chữ nhằm mục đích chính là giới thiệu, giúp các con làm quen với sách và các cô giáo sẽ giữ vai trò hướng dẫn cũng như đọc sách. Qua mỗi giờ đọc sách tại thư viện các con đều rất hào hứng, say mê. Từ đây, góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích, tạo hứng thú với việc đọc sách cho các con ngay từ nhỏ.
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động đọc sách với học sinh tại thư viện của trường.
Còn ở Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long), nhà trường lựa chọn xây dựng thư viện thân thiện đặt tại sân trường, tạo một không gian mở, thuận tiện cho học sinh đọc sách vào giờ ra chơi. Các đầu sách được phân loại, sắp xếp khoa học theo nội dung, chủ đề tiện cho việc tìm đọc của học sinh.
Em Đào Gia Khánh, học sinh Trường THCS Bãi Cháy, cho biết: Chúng em thường tranh thủ vào giờ ra chơi đến thư viện tìm sách và ngồi đọc. Nếu lựa chọn được cuốn sách yêu thích có thể đăng ký mượn cô thủ thư về đọc và trả lại đúng hẹn. Đặc biệt, ngoài số sách nhà trường trang bị chúng em cũng thường xuyên đóng góp thêm sách cho thư viện để có thể trao đổi, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích mà mình đã đọc cho các bạn cùng đọc.
Bên cạnh những mặt tích cực, thực tế hoạt động thư viện ở hệ thống trường học trong tỉnh vẫn còn những hạn chế cần được đổi mới. Theo đó, tỷ lệ thư viện trường hoạt động hiệu quả chưa cao, thiếu đồng đều. Ở một số trường học, thư viện chỉ như nơi chứa sách, các hoạt động đọc chưa phong phú nên chưa thu hút học sinh. Một nguyên nhân khác là thư viện trường thường được bố trí ở các tầng cao, không thuận tiện để học sinh lui tới vào mỗi giờ ra chơi trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, nguồn sách ở các thư viện trường học ít được bổ sung cập nhật, phần lớn là sách giáo khoa, sách tham khảo nên học sinh chưa thực sự hứng thú tìm đến thư viện.
Mô hình thư viện thân thiện tạo hứng thú, thu hút học sinh đọc sách nhiều hơn tại Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long).
Thiết nghĩ để nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, trước hết chính thầy cô giáo cần làm gương, truyền cảm hứng, định hướng lựa chọn sách, hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả để từng bước hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.
Đồng thời, các trường học nên chủ động bố trí, xếp lịch để các lớp có thể luân phiên cho học sinh đọc sách tại thư viện trong khung giờ cố định hằng tuần coi đó như một tiết học ngoại khóa; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa dạy các phương pháp đọc đúng, đọc nhanh, biết chắt lọc thông tin và khám phá thế giới qua trừng trang sách; tổ chức các chương trình thuyết minh về cuốn sách hay khuyến khích học sinh đọc sách và biết chia sẻ những kiến thức bổ ích từ sách với nhau; dùng sách làm quà tặng, phần thưởng ghi nhận cố gắng, phấn đấu của học sinh trong học tập, rèn luyện...
Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức tiếp nhận thông tin, kiến thức mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Vì vậy, xây dựng văn hóa đọc sách hiệu quả trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Qua đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, mà còn giúp cho học sinh tích lũy tri thức, hình thành nhân cách.
Bắt đối tượng tàng trữ ma túy Chiều 7/10, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế - Ma túy phối hợp với Công an phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên (Hà Nam) bắt quả tang Vũ Thiên Nhật (SN 1986), trú ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang cất giữ trái phép ma túy và số lượng lớn thuốc lá không rõ nguồn gốc tại phòng...