Lộ nguyên nhân MiG-29K chưa không kích khủng bố đã rơi xuống biển
Tổng hợp nhiều lỗi kĩ thuật trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và việc động cơ bị tắt bất ngờ là nguyên nhân khiến phi công Nga buộc phải nhảy dủ khỏi chiếc MiG-29K và để nó lao xuống biển trong tai nạn vào hôm 13.11 vừa qua
Vào hôm 13.11, một tiêm kích hạm MiG-29K của Nga đã bị rơi khi đang cố hạ cánh trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, đang được triển khai ngoài Địa Trung Hải để hỗ trợ chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria.
Thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Nga chỉ cho biết, việc rơi máy bay xảy ra do lỗi kĩ thuật, tuy nhiên, đến nay hãng tin Gazeta đã trích dẫn nguồn tin từ hải quân Nga đã đưa ra lời giải thích rõ ràng hơn về việc này.
Cụ thể, chiếc MiG-29K bị rơi nằm trong tốp 3 chiếc máy bay vừa hoàn thành nhiệm vụ do thám tại Aleppo và lần lượt hạ cánh xuống tàu sân bay Kuznetsov với thời gian cách nhau từ 3 – 4 phút mỗi chiếc.
Chiếc MiG-29K đầu tiên hạ cánh hoàn toàn bình thường. Đến chiếc thứ 2 thì càng bắt dây cáp của máy bay đã kéo đứt một trong những dây hãm đà máy bay trên đường băng, tuy nhiên, máy bay vẫn hạ cánh được do bắt được dây hãm đà dự phòng.
Vì sự cố này mà chiếc MiG-29K thứ 3 đang tiếp cận tàu sân bay được lệnh bay thêm một vòng nữa để đội kĩ thuật có thời gian thay cáp bắt máy bay mới. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, cả 2 động cơ của chiếc MiG-29K bỗng ngừng hoạt động và khiến máy bay rơi tự do. Phi công không còn cách nào cứu máy bay nên chỉ có thể bật ghế lái nhằm thoát thân. Nhiều khả năng động cơ MiG-29K ngừng hoạt động do hết nhiên liệu.
Đứt dây cáp hãm đà trên tàu sân bay và động cơ ngừng hoạt động là lí do khiến MiG-29K của Nga bị rơi
Video đang HOT
Tàu sân bay Kuznetsov có 4 sợi cáp hãm đà khi máy bay hạ cánh, trong đó sợi đầu tiên bố trí cách phần đuôi tàu khoảng 46m và các sợi khác cách nhau 12m. Khi hạ cánh, phi công phải tìm cách đưa càng móc cáp ở đuôi máy bay bắt được một trong 4 sợi, nếu không họ sẽ buộc phải cho máy bay tiếp tục cất cánh và lộn lại một vòng để thử lần nữa.
Ngay trước khi tàu Đô đốc Kuznetsov đến Địa Trung Hải, Tư lệnh Không quân của Hải quân Nga, Thiếu tướng Igor Kozhin đã thừa nhận rằng, các máy bay MiG-29K vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Trong đợt không kích được phát động từ tàu sân bay vào hôm 16.11 vừa qua, cũng chỉ có tiêm kích hạm Su-33 được xác nhận là đã tham chiến, trong khi MiG-29K được nhìn thấy bay tới căn cứ không quân Hmeimim ở Syria để trang bị vũ trang nhưng không rõ là nó có tiến hành ném bom hay không.
Đây là lần đầu tiên mẫu máy bay MiG-29K được đưa vào hoạt động trong hải quân Nga, mặc dù nó đã từng được thử nghiệm trên tàu Kuznetsov vào năm 2009.
MiG-29K từng không được Nga để ý tới, nhưng dự án này đã hồi sinh sau khi Ấn Độ tỏ ý muốn mua nó để phục vụ trên các tàu sân bay của mình. Hiện nay, phía Ấn Độ cũng đã sử dụng khoảng 16 chiếc MiG-29K trên tổng số 45 chiếc đặt hàng từ Nga.
Theo Danviet
Lộ mục đích thật sự việc Nga điều tàu sân bay độc nhất tới Syria
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga đang chuẩn bị cho nhiệm vụ tại bờ biển Syria, Địa Trung Hải. Mục đích của chuyến đi này đương nhiên là để hỗ trợ cho chiến dịch không kích khủng bố tại đây, tuy nhiên, còn có một mục đích khác ít được nhắc đến hơn đó là thử nghiệm vũ khí mới.
Tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ tham gia chiến dịch ở Syria từ tháng 10.2016 đến 1.2017. Theo tổng biên tập tờ Arsenal or Fatherland, Viktor Murakhovsky, việc triển khai tàu Đô đốc Kuznetsov đến Địa Trung Hải là một kế hoạch thử nghiệm vũ khí đã được lên kế hoạch từ lâu do Nga chưa bao giờ sử dụng nhóm tác chiến tàu sân bay trong điều kiện chiến đấu thực sự.
Lần này, tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ mang theo 15 trực thăng Su-33 và MiG-29K, cũng như 10 trực thăng Ka-52K, Ka-27 và Ka-31.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
"Tôi không nghĩ việc Nga huy động tàu sân bay đến Syria như một sự trả đũa cho những binh lính của họ thiệt mạng tại đây. Vai trò không kích các mục tiêu trên mặt đất sẽ được hạn chế. Sẽ không có chuyển biến gì đáng kể trên chiến trường kể từ sau khi tàu sân bay Nga đến Syria. Tuy nhiên, đây là cơ hội để họ thử nghiệm các vấn đề kĩ thuật và hoạt động của tàu cũng như máy bay hoạt động trên nó", ông Murakhovsky nhận định.
Hai loại vũ khí sẽ được thử nghiệm chính trong lần triển khai này sẽ là trực thăng tấn công Ka-52K Katran và máy bay chiến đấu MiG-29K.
Ka-52K là phiên bản sử dụng trên tàu chiến của trực thăng trên bộ Ka-52, từng sử dụng tại chiến trường Syria. Hình ảnh của Ka-52 xuất hiện lần đầu tiên vào hôm 3.4 khi quân đội chính phủ Syria giải phóng thành phố Al-Qaryatayn ở tỉnh Homs với sự hỗ trợ của không quân Nga.
Theo ông Murakhovsky, khả năng chiến đấu của Ka-52K không hề kém hơn phiên bản trên bộ. Sự khác biệt chính đến từ việc Ka-52K có cánh gập để thu nhỏ diện tích khi đậu trên tàu sân bay, ngoài ra nó cũng được củng cố càng hạ cánh, trong khi hệ thống định vị sẽ còn tốt hơn nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ bay trên biển trong điều kiện thời tiết xấu.
Trực thăng Ka-52K
Ka-52K ban đầu được phát triển để sử dụng trên tàu sân bay Mistral mua của Pháp, tuy nhiên, thỏa thuận này lại đổ bể và tàu Mistral được bán lại cho Ai Cập. Lần tham chiến này tại Syria có thể được sử dụng như một chiêu quảng cáo hữu hiệu cho Ka-52K nhằm đạt được các hợp đồng thương mại trong tương lai. Nhiều vũ khí Nga như tên lửa phòng không S-400 hay chiến đấu cơ Su-34 đã trở nên đắt hàng sau khi tham chiến tại Syria và công thức này có thể tiếp tục có tác dụng với Ka-52K.
Tiêm kích MiG-29K của Nga
Ngoài Ka-52K, đây cũng là lần đầu tiên mẫu máy bay MiG-29K được đưa vào hoạt động trong hải quân Nga, mặc dù nó đã từng được thử nghiệm trên tàu Đô đốc Kuznetsov vào năm 2009.
MiG-29K từng không được Nga để ý tới, nhưng dự án này đã hồi sinh sau khi Ấn Độ tỏ ý muốn mua nó để phục vụ trên các tàu sân bay của mình. Những chiếc MiG-29K được Nga tự sản xuất cho hải quân của mình cũng khác với phiên bản bán cho Ấn Độ, do nó đã loại bỏ các linh kiện nhập khẩu mà chỉ dùng những thiết bị tự sản xuất nội địa.
Với kế hoạch dùng MiG-29K để thay thế chiến đấu cơ Su-33 trên tàu Kuznetsov, việc để mẫu máy bay này thực chiến tại Syria là một cơ hội "ngàn năm có một" do sau khi kết thúc nhiệm vụ tại Syria, tàu Kuznetsov sẽ đi vào quá trình sửa chữa và nâng cấp kéo dài tới 2 năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, MiG-29K sẽ khó có một môi trường thực tế để thử nghiệm chiến đấu.
Theo Danviet
Nguyên nhân MiG-29K Nga vỡ tan khi hạ cánh ở tàu sân bay Chuỗi trục trặc liên hoàn và cuối cùng là hai động cơ ngừng hoạt động đã khiến cho tiêm kích MiG-29K Nga rơi xuống Địa Trung Hải hồi tuần trước. MiG-29K cất cánh trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Theo USNI News, đây là thông tin được báo Nga Gazeta.ru công bố ngày 21.11. Phi đội 3 tiêm kích MiG-29K đang trở...