Lo ngại UAV Trung Quốc châm ngòi chạy đua vũ trang
UAV Trung Quốc ngày càng phổ biến trên thế giới vì giá rẻ và dễ mua sắm , khiến nhiều nước chạy đua phát triển khí tài tương tự.
Sau gần 20 năm chiến đấu chống nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram , quân đội Nigeria đang nhận một số vũ khí mới bao gồm hai máy bay không người lái (UAV) vũ trang Wing Loong II của Trung Quốc. Thỏa thuận với quốc gia Tây Phi này là một trong ngày càng nhiều thương vụ UAV của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC).
Khách hàng của AVIC chủ yếu là các quốc gia Trung Đông và châu Phi. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sử dụng UAV Trung Quốc để hỗ trợ phe Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trong cuộc nội chiến ở Libya, còn Arab Saudi dùng chúng không kích các mục tiêu ở Yemen.
“UAV của AVIC đã được kiểm nghiệm trong thực chiến. Họ có thể rút ra các bài học kinh nghiệm và áp dụng vào quá trình sản xuất của mình”, Heather Penney, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell của Mỹ, cho biết.
UAV GJ-11 của Trung Quốc trong lễ duyệt binh tháng 10/2019. Ảnh: Reuters .
Mẫu UAV vũ trang Wing Loong II có thể đạt tốc độ tối đa 370 km/h với trần bay 9.900 m, mang theo nhiều loại bom và tên lửa khác nhau. AVIC giới thiệu Wing Loong II năm 2015, sản xuất 50 chiếc để xuất khẩu và một số lượng chưa xác định cho quân đội Trung Quốc.
AVIC đang phát triển các mẫu UAV tiên tiến hơn, như mẫu UAV không người lái tàng hình với thiết kế cánh bay (flying-wing) giống oanh tạc cơ chiến lược B-2 của Mỹ.
Video đang HOT
Các chương trình UAV cùng việc cung cấp tiêm kích, máy bay huấn luyện, vận tải cơ và trực thăng tấn công đưa AVIC vào nhóm tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), AVIC năm 2019 bán được số khí tài trị giá 22,5 tỷ USD, xếp thứ 6 thế giới, chỉ sau 5 công ty của Mỹ.
UAV của AVIC có hai lợi thế cạnh tranh lớn là rẻ hơn các khi tài tương đương của Mỹ, Israel hay các hãng khác, đồng thời Trung Quốc không quan tâm nhiều tới việc chúng được sử dụng ra sao , theo Ulrike Franke, chuyên gia chính sách của Hội đồng Ngoại giao châu Âu. “Trung Quốc sẵn sàng xuất khẩu UAV vũ trang gần như cho tất cả”, Franke nói.
AVIC không bình luận về nhận định này.
Báo cáo của SIPRI cho biết Trung Quốc trong thập kỷ qua bàn giao 220 UAV cho 16 quốc gia. Michael Horowitz, chuyên gia chính trị học tại Đại học Pennsylvania, cho biết điều này thúc đẩy các quốc gia khác tăng cường năng lực UAV.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Belarus đang phát triển công nghệ UAV, Nga đang nghiên cứu các mẫu mới với tầm bay xa hơn, còn Serbia và Pakistan muốn sử dụng sản phẩm của Trung Quốc để triển khai các chương trình riêng của mình. “UAV vũ trang trở nên phổ biến là điều không thể tránh khỏi do hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc”, Horowitz cảnh báo.
UAV Wing Loong II tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2019 ở Moskva, Nga. Ảnh: Sputnik .
Chính phủ Trung Quốc bác cáo buộc rằng nước này đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang và khẳng định các hợp đồng bán UAV chỉ nhằm mục đích “nâng cao khả năng phòng thủ của khách hàng”.
“Không giống như Mỹ, chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo hồi tháng 2. “Chúng tôi thận trọng và có trách nhiệm trong xuất khẩu vũ khí. Điều này khác những gì Mỹ làm”.
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu UAV đặt ra thách thức với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi cố gắng thoát khỏi “chính sách ngoại giao đơn độc” của cựu tổng thống Donald Trump.
Mùa thu năm ngoái, Trump liệt AVIC và các công ty con vào danh sách thực thể thuộc quân đội Trung Quốc, hạn chế quyền tiếp cận công nghệ Mỹ của hãng này. Trước đó, Trump nói rằng Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa, thỏa thuận được 30 nước ký năm 1987, hạn chế việc xuất khẩu UAV của Mỹ.
Bất chấp phản ứng của phe Dân chủ, Trump đồng ý bán 18 UAV vũ trang MQ-9 Reaper cho UAE. Chính quyền Trump hồi tháng 11/2020 phê duyệt thỏa thuận trị giá 600 triệu USD để cung cấp 4 UAV MQ-9 cho đảo Đài Loan, sau đó một tháng thông báo với quốc hội Mỹ về hợp đồng bán 4 chiếc MQ-9 khác cho Maroc. Dù Biden cho biết đang xem xét lại việc bán MQ-9 cho UAE, cả ba thương vụ này đều đang trên đà hoàn tất.
UAV vũ trang phản lực WJ-700 của Trung Quốc trong một lần thử nghiệm. Ảnh: PLA.
AVIC là trọng tâm trong nỗ lực phát triển ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc, cả về quân sự lẫn dân sự. Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã bán tiêm kích cho Ai Cập, Iraq, Arab Saudi và Serbia. Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) hồi tháng 11/2020 hoàn tất phát triển UAV trực thăng Golden Eagle nhằm “đáp ứng nhu cầu mua vũ khí”.
Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc, với 12% cổ phần do AVIC sở hữu, đang phát triển mẫu máy bay dân dụng cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320. AVIC liên doanh với khoảng 10 công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực kinh doanh dân sự tập trung vào thị trường Trung Quốc, bao gồm linh kiện máy bay và thiết bị điện tử hàng không.
Pawel Paszak, người đứng đầu chương trình Giám sát Trung Quốc tại Viện Warsaw của Ba Lan, cho biết kinh nghiệm ngày càng tăng của AVIC giúp chất lượng sản phẩm của hãng được cải thiện. Dù UAV của AVIC chưa sánh được với các sản phẩm tốt nhất từ Mỹ và Israel, chúng vẫn ngày một trở nên cạnh tranh hơn với lợi thế đáng kể là giá rẻ.
UAV cao cấp nhất của AVIC có giá 1-2 triệu USD mỗi chiếc, trong khi sản phẩm tương đương của Mỹ có giá lên tới 15 triệu USD. “Có thể UAV Trung Quốc không tốt bằng Mỹ, nhưng 15 UAV thay vì chỉ một chiếc và không kèm điều kiện là một đề nghị tốt”, Paszak nói.
Thông tin mới về vụ bắt cóc sinh viên tại Tây Bắc Nigeria
Ngày 12/3, chính quyền Nigeria xác nhận đã có khoảng 30 sinh viên mất tích sau khi các tay súng tấn công một trường cao đẳng tại bang Kaduna, Tây Bắc nước này.
Thông báo nêu rõ các tay súng đã tấn công trường Cao đẳng Cơ khí Lâm nghiệp Liên bang ở khu vực Mando của bang Kaduna vào tối 11/3 (theo giờ địa phương). Đến rạng sáng 12/3, quân đội Nigeria đã giải cứu được 180 người, nhưng vẫn còn 30 sinh viên bị mất tích. Lực lượng an ninh đang nỗ lực truy tìm và giải cứu các sinh viên.
Thời gian gần đây, các tay súng đã thực hiện nhiều vụ bắt cóc học sinh và sinh viên tại Nigeria để đổi lấy tiền chuộc. Đây là vụ tấn công thứ 4 kiểu này kể từ tháng 12/2020. Các nạn nhân thường được trả tự do sau một thời gian ngắn đàm phán, dù nhà chức trách phủ nhận việc trả tiền chuộc.
Quang cảnh một lớp học tại trường Trung học Khoa học Nữ sinh của Chính phủ (GGSS) sau vụ bắt cóc nữ sinh, tại làng Jangebe, Zamfara, Nigeria, ngày 26/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tháng 2 vừa qua, các tay súng cũng đã bắt cóc 279 nữ sinh tại một trường trung học ở làng Jangebe, bang Zamfara, miền Tây Bắc Nigeria. Đầu tháng này, toàn bộ nữ sinh trên đã được trả tự do và trở về nhà.
Các vụ bắt cóc tại những bang miền Trung và Tây Bắc Nigeria chỉ là một trong số nhiều thách thức mà các lực lượng an ninh tại quốc gia đông dân nhất châu Phi phải đối mặt, ngoài các tay súng thánh chiến ở Đông Bắc, các vụ xung đột sắc tộc và cướp biển tại miền Nam. Dù chính quyền Nigeria đã triển khai quân đội tới những khu vực này, song các vụ tấn công đẫm máu vẫn diễn ra.
Thông điệp của Trung Quốc khi tăng ngân sách quốc phòng giữa Covid-19 Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 6,8% dù kinh tế khó khăn vì Covid-19, dường như nhằm thúc đẩy công nghiệp nội địa kết hợp mục đích chính trị. Bộ Tài chính Trung Quốc hôm 5/3 công bố báo cáo cho biết ngân sách quốc phòng nước này dự kiến tăng 6,8%, lên mức 1,36 nghìn tỷ tệ (khoảng 210 tỷ USD)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ 'hội chị em' tinh tinh giúp đỡ nhau nuôi con

Lầu Năm Góc đưa ra con số về mức độ thiệt hại hạt nhân của Iran sau đợt không kích

Tín hiệu ngoại giao mới từ cuộc điện đàm hiếm hoi giữa Tổng thống Macron và ông Putin

Vệ tinh do thám của Israel chụp hàng chục triệu ảnh Iran trong chiến tranh

Phản ứng của các bên sau quyết định Mỹ ngừng viện trợ vũ khí cho Ukraine

Ông Trump chảy máu nhiều sau vụ ám sát hụt, trợ lý tưởng trúng nhiều phát đạn

Ukraine lên tiếng việc Mỹ dừng chuyển giao vũ khí

Phản ứng của tỷ phú Elon Musk khi Tổng thống Trump dọa trục xuất

Câu hỏi lớn với Ukraine khi dàn siêu tăng Abrams viện trợ sắp được giao

Bê tông đối đầu bom xuyên phá: Bài toán hóc búa trong chiến tranh hiện đại

Khám phá lý do cá voi sát thủ tặng cá cho con người

Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 3/7: Đông Nhi - Ông Cao Thắng ngắm hoàng hôn ở Singapore
Sao việt
16:25:15 03/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món ngon cho ngày mát trời
Ẩm thực
16:22:30 03/07/2025
U sợi thần kinh do đâu?
Sức khỏe
16:20:29 03/07/2025
Lisa (BLACKPINK) lên tiếng về bức ảnh chảy máu tai gây hoang mang khắp MXH
Sao châu á
16:13:53 03/07/2025
Cô gái Pháp tìm gia đình ở Phú Thọ: Người mẹ mong nhận con sau hơn 20 năm
Netizen
16:10:51 03/07/2025
Chu Thanh Huyền bí mật đưa con trai về quê Quang Hải, phản ứng của bố mẹ chàng cầu thủ mới thú vị
Sao thể thao
16:00:06 03/07/2025
Không thể nhận ra nàng thơ đẹp nhất phim Việt giờ vàng, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
15:15:56 03/07/2025
Phim Trung Quốc chiếu 10 năm đột nhiên leo top 1 rating cả nước: Cặp chính đẹp đôi đến tận cùng nhưng bị cả thiên hạ cấm yêu đương
Phim châu á
15:07:32 03/07/2025
Audi là hãng xe gây thất vọng nhất tại Mỹ
Ôtô
14:56:27 03/07/2025
Nam shipper bị hành hung tại Hải Phòng
Tin nổi bật
14:56:22 03/07/2025