Lo ngại hiệu trưởng như ‘vua một cõi’
“Khi xóa bỏ công chức, viên chức, hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất. Hiệu trưởng chẳng khác nào ‘vua một cõi’ nắm mọi quyền hành trong tay”, một giáo viên cho hay.
Vừa qua, ngày 12/5, tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề của đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định với cán bộ quản lý sở GD&ĐT và cán bộ quản lý ngành giáo dục TP Quy Nhơn trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ Bộ sẽ triển khai thí điểm không để giáo viên là công chức, viên chức, thay vào đó sẽ theo chế độ hợp đồng “có vào – có ra”, có chế độ đãi ngộ lớn.
Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này chưa làm ngay được mà phải có lộ trình.
Bỏ công chức, viên chức với giáo viên: Lo ngại hiệu trưởng như “vua một cõi”.
Thông tin này khiến rất nhiều giáo viên lo lắng, nhất là giáo viên trong hệ thống các trường công lập. Bởi lẽ, việc thay công chức, viên chức bằng các hợp đồng “có vào – có ra” nếu không có các chế tài minh bạch thì hiệu trưởng sẽ thành “vị vua một cõi”, tha hồ tuyển dụng.
Thời gian vừa qua nhiều giáo viên hợp đồng đã bị cho nghỉ việc không rõ nguyên nhân.
Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện cùng một giáo viên tiểu học tại TP.HCM.
Giáo viên này cho hay: “Khi xóa bỏ công chức, viên chức thì hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất trong nhà trường. Mọi vấn đề từ lớn đến nhỏ sẽ do hiệu trưởng quyết định.
Đương nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc ‘quyền lực’ sẽ tập trung vào tay hiệu trưởng. Hiệu trưởng chẳng khác nào ‘vua một cõi’ nắm mọi quyền hành trong tay.
Hiện nay, người đứng đầu nhà trường vừa là bí thư vừa là hiệu trưởng nên mọi quyết định đều phải thông qua hiệu trưởng, tình trạng này đã khiến quyền hành của hiệu trưởng rất to.
Nếu ai là giáo viên chắc hẳn quá rõ tình trạng: Trong các buổi họp, tình trạng trên nói dưới gật, trên chỉ đạo dưới đồng loạt thực hiện bất kể đúng sai xảy ra khá nhiều. Những người dám lên tiếng, thường xuyên đóng góp ý kiến, mạnh dạn đấu tranh trở thành “hiện tượng lạ”, cá biệt bị tập thể “tẩy chay”, xa lánh.
Nếu giáo viên mạnh dạn góp ý sẽ bị “quan tâm săn sóc” một cách đặc biệt theo kiểu “đì” cho “lên bờ xuống ruộng”. Nhiều phen như thế, người thầy tự rút kinh nghiệm, cam chịu chọn giải pháp im lặng cho yên thân. Nhiều trường hợp trở thành một “ốc đảo” khép kín về thông tin lẫn tư duy phản biện.
Một bộ phận khác không chịu cúi đầu trước cái sai thì “bị hành” cho đến mức tê liệt và phải chọn một trong hai con đường ở lại thì nghe lời hoặc chuyển trường”.
Video đang HOT
Giáo viên này cũng chia sẻ thêm: “Ngoài ra, hiệu trưởng là người sẽ xếp loại công chức cuối năm, việc phê vào hồ sơ công chức của giáo viên cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của giáo viên.
Chính vì thế, chẳng có giáo viên nào lại dám chống lệnh hiệu trưởng để chuốc lấy những bất lợi về mình. Do đó, giáo viên thường muốn bình yên để lo cho gia đình, đấu tranh thì được gì để mang họa vào thân. Điều đó, đương nhiên khiến trường học trở thành một ‘quốc gia thu nhỏ’ có những chế tài riêng, kìm hãm sự phát triển của giáo dục.
Đó là chưa kể nếu trao quyền cho hiệu trưởng thì những giáo viên thường xuyên góp ý, có những đóng góp trái chiều đều có nguy cơ bị cắt hợp đồng bất cứ lúc nào vì những lý do mà bản thân giáo viên cũng không lường trước được.
Tình trạng độc đoán, chuyên quyền đã và đang được các hiệu trưởng áp dụng một cách triệt để trong nhà trường vì bản thân hiệu trưởng cũng muốn bảo vệ ‘chiếc ghế; của họ nên mọi ý kiến trái chiều đều được xem là nguyên nhân để ‘lật đổ’.
Thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc và lấy ý kiến của rộng rãi dư luận trước khi áp dụng thí điểm. Bởi vì những báo cáo đẹp từ ban giám hiệu đều chưa thực sự đúng như những gì đang diễn ra tại cơ sở”.
Trái ngược với ý kiến trên, một vị hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) cho hay: “Đúng là vấn đề thí điểm bỏ công chức, viên chức thay vào đó là chế độ hợp đồng ‘có vào – có ra’ cần tính toán một cách kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên trong quá trình công tác.
Hơn thế nữa, trước khi đưa vào thí điểm chúng ta cũng cần đưa ra những quy định chặt chẽ và minh bạch về cơ quan giám sát chế độ hợp đồng ra – vào ra sao, cho giáo viên quyền giám sát thậm chí tố cáo nếu cấp trên làm sai để đảm bảo công bằng.
Còn vấn đề nhiều người cho rằng chuyển sang chế độ hợp đồng hiệu trưởng chúng tôi sẽ lạm quyền nảy sinh tiêu cực thì chưa hẳn.
Khi chúng ta đã xây dựng quy định rõ ràng, có người giám sát thì hiệu trưởng nào lách được luật? Có quy định rồi, mọi thứ cứ theo quy định mà làm. Nếu hiệu trưởng lạm quyền hay lách luật thì giáo viên có quyền tố cáo cơ mà?”.
Theo Zing
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2017: Khó đạt điểm cao
Theo nhận định của một số giáo viên, đề thi tham khảo THPT quốc gia 2017 tương đối dễ so với các năm trước. Tuy nhiên, áp lực thời gian làm bài khiến thí sinh khó đạt điểm cao.
Chiều 14/5, Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo THPT quốc gia 2017 với 5 bài thi là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Toán: Nên có những câu thật dễ
Theo thầy Lại Tiến Minh - giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội - đề thi có nhiều câu hay, phân hóa tốt, các câu được sắp xếp từ dễ đến khó giúp học sinh không bị mất tinh thần khi làm bài.
Nhìn chung, với đề thi tham khảo lần này, học sinh trung bình có thể làm được 15-20 câu đầu tiên. Các câu phân loại học sinh khá giỏi tập trung ở khoảng cuối, từ câu 44-50. Học sinh khá giỏi nếu biết căn chỉnh thời gian có thể làm hết đề thi trong 90 phút.
Giảng viên Lại Tiến Minh. Ảnh: NVCC.
So với hai đề thi minh họa trước đó của Bộ GD&ĐT, đề thi lần này có sự phân loại học sinh tốt hơn, đồng thời hạn chế việc sử dụng máy tính của học sinh.
Thầy Tiến Minh đề xuất do đề thi có hai mục đích là xét tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học nên cần có nhiều hơn những câu thật dễ (khoảng 15-20 câu) để thuận lợi cho việc xét tốt nghiệp. Điều này cũng giúp giáo viên có định hướng tốt hơn trong việc ôn thi giai đoạn nước rút.
Theo giảng viên này, học sinh cũng gặp khó khăn khi phần lớn quen với cách làm Toán theo hình thức tự luận. Nhiều em chưa có kỹ năng tính toán nhanh. Tuy nhiên, hình thức thi trắc nghiệm giúp thí sinh tránh nguy cơ bị điểm liệt.
Hóa học: Giảm số lượng câu khó
Hoàng Đình Quang - á khoa ĐH Ngoại thương, giáo viên dạy Hóa học online, nhận định: Đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó với thời gian làm bài hợp lý, không có nhiều câu đánh đố học sinh. Đề bám sát chương trình trong SGK.
Với đề thi này, học sinh có năng lực trung bình sẽ đạt 5 điểm, nắm chắc kiến thức đạt 8 điểm và năng lực xuất sắc đạt trên 9 điểm.
Theo Quang, đề thi đạt được kỳ vọng khi không quá nặng nề về mặt tính toán như trong 2 đề minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố trước đó. Đề thi tham khảo vừa sức hơn, khai thác tốt mức độ hiểu kiến thức của học sinh.
Với môn Hóa học, mức độ câu khó giảm xuống nhưng đồng thời sức ép khi làm bài thi cũng tăng lên. Vì vậy, đề yêu cầu học sinh phải hiểu sâu vấn đề mới làm được chính xác, nếu làm ẩu sẽ dẫn đến kết quả thấp.
Vật lý: 'Bẫy' ở câu dễ
Theo thầy Chu Văn Biên, giảng viên ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa, đề thi Vật lý đạt được mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, giúp học sinh tiết kiệm thời gian làm bài và lượng được sức mình. Tuy nhiên, học sinh nên chú ý bởi một số câu dễ được cài "bẫy" một cách khéo léo (ví dụ câu 11, 18 và 34...). Vì vậy, các em phải học kỹ SGK và làm nhiều bài thi thử mới có thể tránh được.
Thầy Biên cho rằng các câu phân loại trong đề thi khá quen thuộc nên học sinh nắm chắc kiến thức có thể đạt điểm tối đa. Đề thi phù hợp thời lượng 50 phút cho 40 câu.
Ngữ văn: Thất vọng vì câu nghị luận văn học
Theo TS Phạm Hữu Cường, đề thi tham khảo môn Ngữ văn chủ yếu nằm trong SGK, phần ngữ liệu đọc hiểu và câu viết đoạn văn nghị luận văn học nằm ngoài chương trình học.
Nhìn chung, đề đảm bảo được yêu cầu xét tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học. Tuy nhiên, mức độ phân hóa của đề thi chưa cao. Các câu hỏi nghiêng về các vấn đề truyền thống, hầu như không đề cập vấn đề mang tính thời sự.
Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, so với các đề trước, đề thi tham khảo không còn đề cập việc nhận biết phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận... mà yêu cầu nhận biết cách trình bày ý trong đoạn văn.
TS Phạm Hữu Cường. Ảnh: NVCC.
Câu 1, câu 2 của phần Đọc hiểu khá đơn giản. Câu 3 và câu 4 ít nhiều đòi hỏi học sinh phải có suy nghĩ riêng nên có khả năng phân hóa trình độ thí sinh.
Phần Làm văn và câu viết đoạn văn nghị luận xã hội khá hay, có thể coi là câu hay nhất trong đề, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ thực sự. Câu hỏi này cũng có ý nghĩa thiết thực với tuổi trẻ, vì nhiều bạn trẻ hiện nay không tìm thấy niềm đam mê thực sự của chính mình.
Câu nghị luận văn học gây thất vọng nhất trong đề này. Hai ý kiến cần bình luận trong đề khá đơn giản, chưa khái quát được nét đặc sắc của nhân vật. Cách dùng từ "đầy khao khát" để nói về Tràng chưa thực cụ thể và chính xác.
Theo TS Phạm Hữu Cường, để làm tốt đề thi THPT quốc gia trong thời gian tới, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 12, làm tốt các kiểu bài đọc hiểu và viết đoạn nghị luận xã hội, cũng như 4 kiểu bài nghị luận văn học: Phân tích/cảm nhận văn học, chứng minh văn học, bình luận văn học và so sánh văn học.
Tiếng Anh: Thất vọng vì... dễ
Cô Vũ Mai Phương, giáo viên dạy tiếng Anh online, cho rằng đề thi tham khảo THPT quốc gia không quá khó với học sinh. Các câu hỏi dàn trải theo các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Để đạt được 5 điểm học sinh chỉ cần học chắc trong SGK.
Nội dung vận dụng cao nằm ở dạng bài đọc hiểu, số câu hỏi vận dụng, vận dụng cao khoảng 15 câu, chiếm 30% câu hỏi trong đề. Vì thế, đề thi đảm bảo yếu tố phân loại học sinh để tuyển sinh đại học.
Là giáo viên chuyên luyện đề thi khối D, cô Mai Phương cho rằng đề thi tham khảo môn tiếng Anh với mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học dễ hơn so với các kỳ thi tách biệt trước đó. Xã hội ngày càng yêu cầu cao hơn với môn ngoại ngữ, nên đề thi dễ lại làm cô Mai Phương khá thất vọng.
Theo Zing
TP.HCM thiếu hàng nghìn giáo viên mầm non Năm ngoái, TP.HCM có gần 200 giáo viên nghỉ việc. Thực trạng này khiến vấn đề thiếu giáo viên mầm non trở nên căng thẳng hơn. Thời gian làm việc kéo dài, học sinh đông từ 40 đến 50 em, trong khi lương lại thấp khiến nhiều giáo viên mầm non nản lòng và không mặn mà với nghề. Trường mầm non phường...