“Lỡ mình trượt thì làm sao?”: Đừng lo bởi tỷ phú Bill Gates còn chẳng có bằng đại học!
Bởi đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Việc tham gia kỳ thi đại học cũng giống như bạn tham gia một cuộc chiến, tất nhiên kết quả là có kẻ thắng người thua, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở các nước phát triển cũng có rất nhiều người trượt đại học. Lý do rất đơn giản vì lượng người muốn học đại học lớn hơn rất nhiều so với lượng người mà các trường đại học có thể đào tạo. Có thể lấy một ví dụ thực tế như thế này:
Trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia luôn có 4 học sinh ưu tú đến từ các trường khác nhau trên toàn quốc. Thực tế họ đều là những học sinh suất sắc hàng đầu của ngôi trường nên mới được đi thi, nhưng vòng nguyệt quế lại chỉ có thể trao cho 1 người duy nhất, và đường nhiên đó là người xuất sắc nhất. Vậy thì không khó hiểu khi những người còn lại phải ra về và không được dự thi tiếp.
Thi đại học cũng như vậy, nếu bạn không xuất sắc hơn những “đối thủ” của mình thì bạn trượt. Vấn đề ở đây là, nếu bạn là kẻ chiến bại, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Ở nhà đắp chăn tự kỷ không dám gặp ai hay đi du lịch thật xa vài ngày cho thoải mái rồi bắt đầu hành trình mới?
Hàng năm, lượng thí sinh trượt còn nhiều hơn cả đậu. Cứ nhìn tỷ lệ chọi thì biết, chẳng phải một mình mình em trượt, đó là tình hình chung. Với lại, các em không sinh ra trên mặt đất này vì sĩ diện nhé!
Hàng xóm dè bỉu cũng mặc kệ, bởi ta không sống vì hàng xóm. Còn những đứa bạn thay vì động viên lại đi khinh thường người khác thì cũng chẳng đáng để chơi.
Thi rớt, có thể cha mẹ sẽ vô cùng thất vọng nhưng sự buồn bã của cha mẹ chỉ tạm thời mà thôi. Cha mẹ đã nuôi mình 18 năm trời, mớm ta ăn từng muỗng cơm, tập cho ta đi từng bước một. Tôi tin: chẳng vì chuyện này mà họ lại vứt bỏ con mình.
Video đang HOT
Trên đời này không chỉ có trường đại học đào tạo con người. Trường đời mới là ngôi trường lớn nhất, thực tế nhất, nhiều cơ hội nhất. Tôi chẳng cần phải nói, ai cũng biết là cả khối tỷ phú từng trượt đại học đến mấy lần. Tôi chỉ mất hết cơ hội nếu tôi chán nản ngồi im và tự giam mình. Tôi không thay đổi được quá khứ nên tôi sẽ hành động để thay đổi tương lai!
Mình tin vào câu nói: “Thành công đến muộn nhưng sẽ ngọt ngào gấp đôi”.
Thực ra mình không sợ thi rớt. Mình chỉ sợ “cái tôi” của chính mình, sợ niềm kiêu hãnh của bản thân. Càng thất vọng về chính mình, người ta sẽ càng khinh thường hơn nếu ta chỉ biết nằm khóc mà chẳng biết đứng dậy làm điều gì có ích.
Nếu trượt tôi sẽ đứng dậy tìm một con đường để đi. Cuộc đời này đâu phải chỉ có một con đường đại học? Ngay chính còn không yêu lấy bản thân mình thì ai sẽ yêu mình? Mình còn không có niềm hy vọng vào mình thì ai dám hy vọng vào mình nữa hả em?
Tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng: Trượt đại học nhưng tôi sẽ vẫn có thể nuôi sống bản thân và báo hiếu cha mẹ bằng cách của mình. Tôi sẽ không vì một lần vấp ngã mà bỏ cả con đường.
Nhiều bạn trẻ cho rằng đại học chính là cảnh cửa dẫn họ vào đời, dẫn họ tới thành công. Tuy nhiên cánh cửa ấy không đủ rộng để đón chào tất cả mọi người. Xin bạn nhớ rằng buồn chán hay tuyệt vọng không phải là cách để giải quyết vấn đề mà điều đó chỉ làm cho bạn trở nên thiếu sức sống, chán đời và dễ dàng mắc phải nhiều sai lầm sau đó. Thực tế đã có bạn quyết định kết thúc cuộc đời mình!
Giải quyết vấn đề như vậy không chỉ là “chết nhục” mà còn để lại nỗi đau cho biết bao người. Xin được trích dẫn một câu nói nổi tiếng của Bill Gates: “ Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên!“.
Khi trượt đại học, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ với bố mẹ, những người thân và bạn bè. Điều đó là rất tốt, có thể biến thành một động lực to lớn giúp bạn vươn lên, bắt đầu một hành trình mới, một con đường khác có thể khó khăn hơn nhưng không phải là không thể thành công.
Theo Trí Thức Trẻ
Thí sinh 52 tuổi thi đại học lần thứ 23
Sau 22 lần thất bại, người đàn ông 52 tuổi quyết tâm chinh phục kỳ thi đại học ở Trung Quốc với kỳ vọng đạt điểm cao.
Hôm nay, ông Liang Shi đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, tham gia kỳ thi cao khảo (gaokao) lần thứ 23 trong đời.
Thí sinh đặc biệt sinh năm 1967 này là con thứ tư trong gia đình có 5 anh em ở tỉnh Tứ Xuyên. Ông cho biết cha mẹ mình mong muốn các con vào đại học nhưng chưa ai thực hiện được.
Ông tham gia kỳ thi đại học đầu tiên năm 1983 với sự khuyến khích, hỗ trợ từ thầy cô và bố mẹ. Do ham chơi và lười học, ông thi trượt 3 năm liên tiếp. Sau đó, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Lương phải đi làm kiếm sống.
Ông Liang Shi đang ôn bài, chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: China Daily.
Để hoàn thành ước mơ và tâm nguyện của cha mẹ, từ năm 1987 đến 1991, người đàn ông này đều đi thi đại học nhưng không đỗ. Năm 2001, Trung Quốc bãi bỏ quy định về tuổi tác đối với người thi cao khảo. Từ đó, "sĩ tử đặc biệt" tiếp tục đăng ký thi năm 2002.
Năm 2016, ông đạt 453 điểm. Năm 2018, sĩ tử 52 tuổi đạt vừa đủ 469 điểm để đỗ đại học. Thế nhưng, ông không đi học vì cho rằng số điểm chưa như mong muốn.
Liang Shi chia sẻ ông cảm thấy áp lực khi mọi người thắc mắc về việc đi thi của mình. Đặc biệt, ông muốn học ở môi trường tốt chứ không đơn thuần chỉ lấy tấm bằng.
Từ năm 1987 đến 1991, ông Liang Shi đi thi đại học nhưng chưa đỗ. Ảnh: China.org.cn.
Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học năm nay, sĩ tử 52 tuổi cho biết ông đã luyện tập với nhiều bài thi thử. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông thấy mình chậm chạp hơn và không có nhiều thời gian ôn thi như sĩ tử khác.
Mục tiêu của ông là trúng tuyển Đại học Tứ Xuyên, và mức điểm phải đạt là 600. Nguyện vọng hai của sĩ tử này là Đại học Sư phạm Tứ Xuyên.
Theo Zing
Phụ huynh Trung Quốc đốt vàng mã, cúng đồ ở cổng trường trước kỳ thi đại học khốc liệt Vào đêm trước kỳ thi đại học ở Trung Quốc, người ta bắt gặp nhiều ông bố bà mẹ vì quá lo lắng cho con cái mình nên đã "lập đàn", cúng bái trời đất, tổ tiên với hi vọng các con sẽ vượt qua kỳ thi một cách thuận lợi nhất. Ngày 7/6 vừa qua là ngày nhiều nơi ở Trung Quốc...