“Lỗ hổng” trong sử dụng thiết bị dạy học Ngoại ngữ
Giáo viên lắp được trang thiết bị thì sắp… hết tiết học, nhiều trường có thiết bị dạy học Ngoại ngữ nhưng “đắp chiếu” trong kho không sử dụng đến.
Cùng với năng lực GV, thiết bị dạy học (TTDH) là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc thực hiện đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020. Thế nhưng việc mua sắm và sử dụng TBDH dạy học Ngoại ngữ đến nay vẫn đang có nhiều vấn đề bất cập đến khó ngờ. Điều này được đề cập tại Hội thảo “Tư vấn mua sắm và tập huấn sử dụng thiết bị dạy học Ngoại ngữ” do Ban đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Bộ GD-ĐT tổ chức tại TPHCM ngày 23/8.
Ông Phạm Ngọc Phương, Phó cục trưởng Cục cơ sở vật chất và thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GD-ĐT) cho biết, khi đi khảo sát một số nơi đã gặp tình huống giáo viên (GV) lắp xong được TBDH đã hết 30 phút, chỉ còn 15 phút để dạy học, nhiều TBDH nằm “đắp chiếu” trong kho như trường hợp tại một trường THPT ở Hà Tiên (Kiên Giang), hiệu trưởng mua TBDH về rồi khóa trong phòng, không cho sử dụng vì… sợ hỏng. Nhiều GV phàn nàn hiệu trưởng mua nhiều loại trang thiết bị họ không dùng được.
Phòng học Ngoại ngữ tại trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TPHCM).
Theo ông Phương, nguyên nhân là do người mua ít quan tâm đến ý kiến, tâm tư của người sử dụng. “Mục tiêu có, hàng hóa có, tiền có nên chúng ta cần xác định mình mua cái gì, mua làm sao, mua thế nào để sử dụng được. Đừng để sau năm 2020 trình độ Ngoại ngữ của con em lại… như chúng ta hồi trước”, ông Phương nhấn mạnh.
Ông Phương hóm hỉnh nói rằng, hai điều kiện Đề án Ngoại ngữ 2020 đặt ra là GV và phòng học cần bổ sung thêm điều kiện ý thức của lãnh đạo. Hiện nay, Bộ giao quyền tự chủ cho địa phương trong việc mua sắm TBDH dạy học Ngoại ngữ nên vai trò của giám đốc Sở GD-ĐT cực kỳ quan trọng.
Nói về tình trạng TBDH dạy học Ngoại ngữ “đắp chiếu”, một đại biểu trong Ban đề án phân tích: “Có tình trạng như vậy là do chúng ta chưa rà soát năng lực của GV, điều kiện thực tế trước khi mua trang thiết bị”.
Tính đến hết năm 2011, Hà Nội có 245/1.556 (16%) trường được đầu tư trang thiết bị phòng dạy học môn Ngoại ngữ. Kế hoạch năm 2012 sẽ đầu tư thêm 431 phòng ngoại ngữ, nâng tổng số trường có phòng học Ngoại ngữ lên 676.
Video đang HOT
Tuy vậy, ông Nguyễn Như Hòa, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD-ĐT Hà Nội bày tỏ, một trong những khó khăn hiện nay là một số cán bộ chuyên trách quản lý, sử dụng TBDH chưa qua đào tạo cơ bản nên còn yếu về chuyên môn, dẫn đến hiệu quả sử dụng TBDH bị hạn chế.
PGS.TS Trần Văn Ân (Trường ĐH Vinh) cho rằng, các nguồn vốn dự án đầu tư TBDH dạy học Ngoại ngữ thường phân bổ chậm ảnh hưởng đến thực hiện dự án tài chính. Ngoài ra, có tình trạng từ ngày đề xuất mua sắm đến khi thực hiện thời gian dài nên nhiều model thiết bị đã lạc hậu, giá cả lại biến động ảnh hưởng đến việc mua sắm.
Sở GD-ĐT cần quan tâm đến ý kiến của người sử dụng khi mua sắm TBDH.
Nhiều đại biểu ý kiến về việc trang thiết bị nằm kho có thể do bị hư hỏng, tạm thời chưa được sửa chữa do kinh phí sữa chữa còn hạn chế.
Bà Trần Thị Tuyết (Trường THPT Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội) đánh giá công năng sử dụng TBDH tại nhiều trường THPT còn thấp do GV chưa được tập huấn kỹ càng. Ngoài ra học sinh chưa có ý thức giữ gìn nên ảnh hưởng đến chất lượng giờ học và độ bền của TBDH. TBDH phải đem sữa chữa nên nguồn bổ sung chậm.
Ông Phạm Ngọc Phương góp ý, bên cạnh việc lãnh đạo phải chú ý đến đối tượng sử dụng khi mua TBDH thì cần đầu tư bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho GV và học sinh trong việc khai thác và sử dụng TBDH khi tổ chức giờ học trên lớp.
Sau thời khai giảng năm học mới 2012 – 2013, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành kiểm tra việc mua sắm và sử dụng TBDH Ngoại ngữ tại các địa phương.
Hoài Nam
Theo dân trí
Thủ khoa ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng đạt 34 điểm
Chiều 26/7, ĐH Đà Nẵng tiếp tục công bố điểm thi của thí sinh thi vào ĐH Ngoại ngữ, các khối còn lại của 2 trường ĐH kinh tế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng và Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum.
Các thí sinh thi vào ĐH Đà Nẵng năm nay.
Theo đó, thủ khoa ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng năm nay là TS Nguyễn Thị Minh Khang (trú tại Q. hải Châu, Đà Nẵng), thi khối D3, với 34 điểm (đã nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ). Điểm cụ thể từng môn Văn - Toán - Ngoại ngữ lần lượt là 7 - 8 - 9,5.
Có 3 TS cùng đạt tổng điểm cao nhất ở khối D1 với 32,5 điểm (đã nhân hệ số 2 môn Ngoại ngữ), gồm các TS Lê Vũ Hoàng Trang (trú tại Q. Sơn Trà Đà Nẵng, điểm cụ thể từ môn Văn - Toán - Anh lần lượt là 5 - 10 - 8.5 TS. Nguyễn Phạm Vân Anh (Q. Hải Châu, Đà Nẵng), điểm cụ thể từng môn: 7,25 - 8, 25 - 8,5 và TS Nguyễn Lê Ngọc Phú (Q. Hải Châu, Đà Nẵng), điểm cụ thể từng môn: 6 - 9,25 - 8,5.
TS Trần Thị Mỹ Duyên (trú tại TP. Hội An, Quảng Nam) đỗ thủ khoa khối D4 với tổng điểm (đã nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ) là 29 điểm, điểm cụ thể từng môn 6,25 - 6,25 - 7.
Thí sinh đạt tổng điểm cao nhất ở khối D6 là Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên (trú tại TP. Huế) với 30 điểm (đã nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ), điểm cụ thể từng môn Văn - Toán - Ngoại ngữ lần lượt 6,5 - 7,25 - 8.
Theo kết quả điểm thi của trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, có 2 TS cùng đỗ thủ khoa khối D1, với tổng điểm 3 môn thi đã làm tròn là 25,5 điểm, gồm: TS. Trần Văn Trọng Khoa (trú tại Q. Hải Châu, Đà Nẵng), điểm cụ thể từng mônVăn - Toán - Anh là 6,25 - 9 - 10 và TS. Đặng Thị Bảo Uyên (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng), điểm cụ thể từng môn 8,5 - 8,5 - 8,25.
TS Nguyễn Văn Thiện Tâm (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) đỗ thủ khoa khối D3 với tổng điểm 3 môn thi đạt 24,5 điểm. Điệm cụ thể từng môn Văn - Toán - Ngoại ngữ là 7 - 8 - 9,5. Cùng đỗ thủ khoa với 24,5 điểm ở khối này là TS Trần Thị Ngọc Thảo (Q. Hải Châu, Đà Nẵng), điểm cụ thể từng môn Văn - Toán - Ngoại ngữ là 6,5 - 8,25 - 9,5.
Theo kết quả điểm thi các khối B, D1, M của ĐH Sư phạm Đà Nẵng, TS Nguyễn Văn Phúc (trú tại Q. Hải Châu, Đà Nẵng) đỗ thủ khoa khối B với 23,5 điểm. Điểm cụ thể từng môn Sinh - Toán - Hóa lần lượt là 5,25 - 9 - 9,25.
TS Lê Thụy Xuân Dương (Q. Hải Châu, Đà Nẵng) đỗ thủ khoa khối D1 của trường này với 22 điểm. Điểm cụ thể từng môn Văn - Toán - Anh là 9 - 5 - 7,75.
Thí sinh đạt tổng điểm 3 môn thi cao nhất ở khối M là Hồ Đắc Hạnh Nhan (trú tại huyện Điện Bàn, Quảng Nam) với 21,5 điểm. Điểm cụ thể từng môn Văn - Toán - Năng khiếu là 6,25 - 6,25 - 8,75.
Theo kết quả điểm thi của thí sinh thi vào Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum, thí sinh đạt tổng điểm 3 môn thi cao nhất ở khối A là Nguyễn Hữu Tài (trú tại thị xã Kontum) thi đạt 16,5 điểm.
TS Nguyễn Trường Nghĩa (trú tại thị xã Kon Tum) đạt tổng điểm 3 môn thi cao nhất ở khối A1 là 14,5 điểm. TS Nguyễn Thị Thanh Hương (trú tại thị xã Kon Tum) đạt tổng điểm 3 môn thi ở khối D1 cao nhất với 16,5 điểm.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Hà Nội: Thi nói môn Ngoại ngữ tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Sở GD-ĐT Hà Nội vừa cho biết, trong kỳ thi tuyển học sinh vào lớp 10 hệ chuyên ngoại ngữ năm học 2012 - 2013, các môn Ngoại ngữ chuyên thực hiện hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh. Mỗi thí sinh thực hiện phần thi của mình trong 15 phút. Trong thời gian thực hiện phần thi của...