‘Lỗ hổng’ khiến châu Âu là tâm dịch trở lại
Ngày 24/11, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo diễn biến dịch COVID-19 tại các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ xấu đi nếu những quốc gia này không nhanh chóng triển khai biện pháp ứng phó với số ca mắc mới gia tăng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Budapest, Hungary ngày 27/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, ECDC cho biết dựa trên biểu đồ mô phỏng của cơ quan này, hệ thống y tế tại các nước EU và Khu vực kinh tế châu Âu (EEA -gồm 27 nước EU cùng với Na Uy, Liechtenstein và Iceland) sẽ đối mặt với sức ép rất lớn trong tháng 12/2021-1/2022 nếu không có biện pháp y tế và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên toàn dân.
Ước tính, chưa tới 70% dân số tại EU và EEA đã tiêm đủ liều, trong khi tỷ lệ tiêm giữa các nước chưa đồng đều, tạo lỗ hổng về miễn dịch khiến virus SARS-CoV-2 lan mạnh. Ví dụ, tỷ lệ tiêm đủ liều tại Bulgaria là 24,2%, chênh lệch đáng kể so với mức 86,7% của Bồ Đào Nha. Giám đốc ECDC Andrea Ammon nhấn mạnh các biện pháp mà các quốc gia châu Âu cần nhanh chóng triển khai ngay gồm thu hẹp khoảng cách về tiêm chủng, tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành và tái áp đặt các biện pháp kiểm soát. Bà Ammon còn nhấn mạnh đến việc ưu tiên tiêm mũi tăng cường cho người trên 40 tuổi.
ECDC đưa ra cảnh báo trên chỉ một ngày sau khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu cảnh báo các nước “Lục địa già” và khu vực Trung Á có thể ghi nhận thêm 700.000 ca tử vong do COVID-19 vào tháng 3 tới. Theo thống kê của AFP, với hơn 2,5 triệu ca mắc mới và gần 30.000 ca tử vong trên thế giới trong tuần trước, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh.
Số ca mắc mới và tử vong tập trung nhiều tại những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất khu vực, ở Trung và Đông Âu. Việc châu Âu trở lại thành điểm nóng của dịch bệnh đã buộc một số quốc gia tái áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch, thậm chí Đức, Áo và Italy đã ban hành các quy định hạn chế đối với những đối tượng chưa tiêm chủng.
Video đang HOT
Hướng đi đúng cho cuộc chiến chống dịch ở châu Âu
Sau kỳ nghỉ Hè thoải mái nhờ nới lỏng giãn cách, châu Âu bước vào ngày đầu tiên của tháng 9 với những nỗi lo về nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại khi học sinh trở lại trường, người lớn quay lại công sở.
Chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở Krasnodar, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30/8 đã cảnh báo từ nay đến tháng 12/2021, tình trạng gia tăng lây nhiễm cũng như công tác tiêm chủng đình trệ có thể sẽ khiến 236.000 người tại châu Âu tử vong do COVID-19. Giám đốc WHO tại châu Âu Hans Kluge cho biết con số dự báo trên được đưa ra dựa trên số ca tử vong do COVID-19 thực tế tại châu Âu trong 1 tuần qua (tăng 11%). Trong khi số ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt ngưỡng 4,5 triệu người kể từ khi đại dịch bùng phát tháng 12/2019, riêng ở châu Âu con số này là khoảng 1,3 triệu ca. WHO nhận định biến thể Delta, việc nới lỏng quá mức các biện pháp kiểm soát và gia tăng đi lại trong mùa Hè cùng tiến độ tiêm vaccine đang chững lại là những nguyên nhân chính.
Từ một tháng nay, số ca mắc mới COVID-19 và trường hợp tử vong do dịch COVID-19 tăng mạnh ở châu Âu. Số liệu ngày 31/8 trên worldometers.info cho thấy, chỉ trong vòng 1 tuần "Lục địa già" đã có thêm 884.700 ca mắc mới, tuy giảm 2% so với 1 tuần trước đó, nhưng số ca tử vong lại tăng 8% khi có thêm 10.200 người không qua khỏi. Giới chuyên gia lo ngại thời tiết lạnh hơn vào mùa Thu sẽ tạo điều kiện để virus SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn, trong khi các hoạt động chào đón học sinh và sinh viên trở lại trường, cũng như người lao động trở lại công sở sau kỳ nghỉ Hè có thể khiến số ca mắc mới tăng đột biến.
Trước đó, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã dự đoán số ca mắc COVID-19 sẽ tăng gấp 5 lần, và tới cuối tháng 8, biến thể Delta có thể chiếm tới 90% ca mắc mới COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU). Điều đáng lo ngại là số ca nhiễm biến thể Delta có nguy cơ nhập viện nhiều gấp đôi so với những người bị nhiễm biến thể Alpha, theo một nghiên cứu của Anh được công bố ngày 28/8.
Anh, Nga, Pháp, Đức và Tây Ban Nha hiện vẫn là những quốc gia châu Âu có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Đặc biệt ở Đức, chỉ trong một tuần qua, số trường hợp mắc COVID-19 đã lên đến hơn 65.400 người, tăng 31% so với tuần trước, và tỷ lệ tử vong cũng tăng 54% với 174 ca. Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức cho biết đa số bệnh nhân là những người trẻ tuổi (từ 10-49 tuổi) và những người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ các mũi vaccine phòng bệnh.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Milton Keynes, Anh. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tuần qua, Anh ghi nhận trung bình 100 ca tử vong/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 3. Các nhà khoa học cảnh báo tỷ lệ tử vong do COVID-19 sẽ tiếp tục tăng khi hàng triệu học sinh và sinh viên trên khắp nước Anh tựu trường. Số ca mắc mới cũng bắt đầu tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào giữa tháng 7. Số ca mắc trung bình trong 7 ngày qua tăng 13% so với tuần trước, ngày 31/8 ghi nhận trên 32.000 ca. Số ca nhập viện tăng từ hơn 600 ca vào ngày 31/7 lên gần 1.000 ca ngày 31/8. Các nhà khoa học cũng cảnh báo khả năng gia tăng số ca mắc COVID-19 cùng với các virus cúm khác vào mùa Thu và mùa Đông năm nay có thể buộc Anh phải áp dụng trở lại các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang.
Tại Nga, hiện số trường hợp mắc mới mỗi ngày trung bình hơn 17.000 ca, trong khi số ca tử vong vẫn trên 700 ca. Ngày 26/8 nước này ghi nhận 820 tử vong vì virus SARS-CoV-2, số ca tử vong cao chưa từng có tại Nga trong bối cảnh gia tăng số ca mắc COVID-19 do biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh, trong khi tốc độ tiêm chủng ở nước này đang chững lại. Tính đến nay, tổng số ca tử vong ở Nga cao nhất châu Âu. Nhiều quốc gia Trung và Đông Âu như Hungary, Serbia, Slovenia, Romania, Albania... cũng chứng kiến số ca mắc mới trở lại trong thời gian qua.
Giám đốc WHO tại châu Âu Hans Kluge cho biết có 33 trong tổng số 53 nước châu Âu thành viên của WHO ghi nhận số ca nhiễm mới tăng trên 10% trong 2 tuần qua, phần lớn là những nước nghèo hơn. Ông nhấn mạnh tốc độ lây nhiễm tại châu Âu hiện nay rất đáng lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng trong các nhóm người ưu tiên tại một số quốc gia ở mức thấp. Trong 6 tuần qua, tốc độ tiêm chủng tại châu Âu đã giảm 14% do tình trạng thiếu vaccine và một số loại vaccine chưa được cấp phép tại nhiều nước, trong khi một bộ phận người dân không chịu tiêm. Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đã khiến hệ thống y tế của một số quốc gia châu Âu bắt đầu quá tải, dẫn đến số ca tử vong tăng.
Trước thực trạng trên, đa số các chính trị gia và các chuyên gia y tế châu Âu cho rằng giải pháp hiệu quả hơn cả để phòng chống dịch vẫn là đẩy mạnh tiêm chủng. Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 31/8 đã khẳng định nước Pháp đang đi đúng hướng "vì chúng ta biết hướng đi của mình, đó là tiêm chủng".
Ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm chủng, EU đã đặt ra mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 70% công dân trưởng thành của khối vào cuối mùa Hè. Theo thông báo ngày 31/8 của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, mục tiêu này đã hoàn thành. Bà cho rằng đây là một thắng lợi lớn của EU sau thời gian đầu đầy khó khăn do thiếu nguồn cung. Sau 8 tháng, một số quốc gia châu Âu thậm chí được đánh giá là tiêm chủng nhiều nhất thế giới như Malta, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bỉ, Italy, Đức, Pháp với tỷ lệ từ 65% đến 90% tổng số người dân được tiêm đầy đủ hai mũi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người trẻ tuổi ở London, Anh. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tuy nhiên, vẫn có tình trạng phân bổ vaccine không đồng đều tại châu Âu. Bà Ursula von der Leyen cho biết "người châu Âu cần được tiêm chủng nhiều hơn nữa", nhất là ở những nước nghèo trong khu vực. Bà cũng không quên nhắc nhở : "Chúng ta cũng cần hỗ trợ tiêm chủng ở các quốc gia còn lại trên thế giới cùng với các đối tác của chúng ta". Liên minh châu Âu vẫn tự hào là nhà sản xuất và xuất khẩu vaccine lớn nhất thế giới và tham gia tích cực vào chương trình Covax.
Theo nhận xét của Ủy viên Y tế châu Âu Stella Kyriakides, EU có thể tự hào đã đạt được chiến lược vaccine đề ra, với sự tham gia của các quốc gia thành viên và người dân. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm "khoảng cách đáng lo ngại" về tỷ lệ tiêm chủng trong EU.
Trên thực tế, ở Latvia, cứ hai người trưởng thành thì chưa đến một người được tiêm chủng, và thậm chí tỷ lệ này còn ít hơn 1/3 ở Romania và Bulgaria. Chỉ 6% người dân ở các quốc gia châu Âu có thu nhập thấp và trung bình thấp được tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt ở một số nước, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho nhân viên y tế chỉ đạt 10%. Một số quốc gia cũng phải đối phó với tình trạng tỷ lệ bao phủ vaccine vẫn còn quá thấp ở người cao tuổi.
Giám đốc WHO tại châu Âu Hans Kluge chỉ rõ tình trạng đình trệ trong tiếp nhận và tiêm chủng vaccine tại khu vực châu Âu đang gây lo ngại, đồng thời kêu gọi các nước tăng cường sản xuất, chia sẻ và cải thiện khả năng tiếp cận vaccine, đặc biệt đối với những quốc gia kém phát triển hơn trong khu vực. Quan chức WHO một lần nữa khẳng định vai trò của tiêm chủng trong ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta tại châu Âu, đồng thời nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy người dân tiêm vaccine là điều cốt yếu đối với "lục địa Già" trong cuộc chiến chống dịch.
WHO theo dõi biến thể mới có khả năng kháng vắc xin Ngày 31-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 - được đặt tên là Mu - lần đầu tiên phát hiện tại Colombia vào tháng 1 năm nay. WHO cho biết biến thể Mu (lần đầu tiên phát hiện ở Colombia) chứa đột biến có khả năng kháng vắc xin COVID-19...