Lộ “đường dây” đưa người Việt lên tàu buôn lậu nước ngoài
Người Việt được nhận làm thuê trên tàu nước ngoài để thực hiện hành vi giao nhận hàng hóa buôn lậu. Các đối tượng vi phạm sử dụng tàu cá đánh bắt xa bờ mua và vận chuyển dầu từ tàu nước ngoài bán cho các tàu đánh cá khác ngay trên biển nhằm kiếm lời.
“Chợ” dầu trên biển
Lúc 7h ngày 14/8, tại khu vực thuộc vùng biển Tây Nam, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển phát hiện và bắt quả tang tàu Diamond Satu 18 đang cặp mạn với tàu cá BV-99977-TS chuẩn bị sang bán dầu trái phép.
Tàu Diamond Satu 18 mang quốc tịch Mông Cổ, thuộc sở hữu của Công ty Black Blade (Panama), do Công ty Saudagar Malaya Resources (Malaysia) mà trực tiếp là ông Ooi Yew Hoat quản lý điều hành. Theo điều tra của Cảnh sát Biển, từ cuối tháng 7 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, tàu này đã bán trên 400.000 lít dầu DO cho các tàu Việt Nam, trong đó tàu BV-99977-TS đã 3 lần nhận dầu với số lượng 303.000 lít.
Trên tàu Diamond Satu 18 có 8 thuyền viên, đều là người Việt Nam, lên tàu bằng nhiều con đường khác nhau: 3/8 người xuất cảnh sang Malaysia bằng đường hàng không từ tháng 4, tháng 5/2015, đến cảng Johor gặp và được Ooi Yew Hoat tổ chức đưa lên tàu; 5/8 người còn lại được các môi giới khác nhau giới thiệu và đưa ra biển bằng tàu cá từ Tiền Giang để lên tàu Diamond Satu 18 làm việc. Ông Ooi Yew Hoat và các thuyền viên đang làm việc trên tàu không cung cấp được giấy tờ hợp pháp đối với người Việt Nam đang lao động trên tàu nước ngoài và giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Tàu BV-99977-TS là tàu cá của ông Phạm Văn Thái ở Gò Công Đông, Tiền Giang, mua lại từ tháng 7/2015 nhưng chưa làm thủ tục đăng kiểm, đăng ký lại. Sau khi mua, ông Thái không sử dụng tàu cá trên đánh cá mà dùng vào mục đích nhận dầu từ tàu nước ngoài để cung cấp cho đoàn tàu đánh cá của gia đình và người thân.
Đến khi bị phát hiện, bắt giữ, tàu BV-99977-TS đã 3 lần nhận dầu từ tàu nước ngoài với số lượng trên 300.000 lít. Ông Phạm Văn Thái cũng đã 3 lần trả tiền cho các đối tượng bên ngoài với số lượng 3 tỷ đồng qua những đối tượng trung gian ngay tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vụ việc sau đó không được khởi tố hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đánh giá chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu. Các đối tượng chỉ bị xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hơn 316 triệu đồng và bị tịch thu 119.121 lít dầu DO.
Cảnh báo thủ đoạn mới
Video đang HOT
Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, có nhiều vấn đề rút ra sau vụ việc này, trong đó đáng chú ý là phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng vi phạm. Cụ thể, các đối tượng không lưu lại hóa đơn, giấy tờ liên quan đến việc giao nhận dầu; mọi thỏa thuận, giao dịch đều được thực hiện qua điện thoại vệ tinh; đặc biệt, các đối tượng dùng người Việt làm thuê trên tàu nước ngoài thực hiện hành vi giao nhận hàng hóa để thuận tiện giao dịch, trao đổi, đồng thời tránh được những phức tạp về pháp lý, lãnh sự trong trường hợp bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ.
Sử dụng tàu cá đánh bắt xa bờ mua và vận chuyển dầu từ tàu nước ngoài bán cho các tàu đánh cá khác ngay trên biển nhằm kiếm lời (giá dầu mua trên biển thấp hơn từ 4.000 – 5.000 đồng/lít so với giá dầu mua hợp pháp ở bờ). Hoạt động này gây thất thu một lượng không nhỏ tiền thuế, phí vào ngân sách nhà nước.
“Các vụ việc cho thấy có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong và ngoài nước, hình thành “đường dây” đưa người Việt Nam lên tàu buôn lậu nước ngoài hoạt động ở trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau” – Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát Biển cảnh báo.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, vụ việc cũng làm phát lộ nhiều “lỗ hổng”, từ việc quản lý người Việt Nam ra nước ngoài làm việc đến việc áp dụng pháp luật mỗi địa phương một kiểu. Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, với hành vi tương tự, có địa phương xác định là tội phạm (Kiên Giang, Vĩnh Long), có địa phương lại kết luận chưa có dấu hiệu tội phạm (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Vì vậy, cơ quan này kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có văn bản hướng dẫn Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất xử lý đối với hành vi mua, bán dầu trên biển trên phạm vi cả nước.
Hoạt động mua dầu từ tàu nước ngoài để cung cấp lại cho các tàu khác cần được xử lý nghiêm theo hướng khởi tố, điều tra xử lý về tội buôn lậu để mở rộng đấu tranh với các đối tượng khác trong cung đường dây; đồng thời đề nghị Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát chặt chẽ thuyền viên trên các tàu cá đi đánh bắt xa bờ đúng với danh sách đăng ký nhằm ngăn chặn tình trạng thuyền viên trốn đi làm thuê cho tàu nước ngoài.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cần có giải pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam ra nước ngoài lao động trái phép, tham gia những hoạt động vi phạm pháp luật.
Theo Tùng Sơn
Pháp luật Việt Nam
Cảnh sát Việt Nam bắt 8 tên cướp tàu dầu Malaysia ra sao?
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã tạm giữ tám người nghi là nhóm cướp biển chạy thoát từ tàu chở dầu Orkim Harmony của Malaysia khi tàu này đi qua vịnh Thái Lan.
Chiều 19-6, đại tá Doãn Bảo Quyết - chính ủy Vùng cảnh sát biển 4 - xác nhận thông tin trên.
Cảnh sát biển Việt Nam làm việc với người bị tình nghi là cướp biển trên tàu Malaysia - Ảnh: Minh Châu
Ông Quyết cho biết hiện cảnh sát biển Việt Nam đang áp giải tám nghi can cướp biển bị bắt trong vùng biển gần đảo Thổ Chu về cảng của Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 tại Phú Quốc để điều tra, xử lý.
Thông tin từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết trước đó từ ngày 11-6, tàu Orkim Harmony mang quốc tịch Malaysia khi đang chở theo 6.000 tấn xăng thì mất tín hiệu liên lạc và được cho là đã gặp cướp biển trên hành trình di chuyển.
18g ngày 18-6, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển tiếp tục nhận được thông tin từ phía Malaysia về tọa độ tàu Orkim Harmony cách đảo Thổ Chu 23 hải lý về phía tây nam (thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam).
Phía Malaysia cũng cho biết đã điều một tàu hải quân, một tàu cảnh sát biển ra phía khu vực trên và đàm phán qua radio với cướp biển trên tàu Orkim Harmony. Bộ tư lệnh Cảnh sát biển lập tức điều thêm tàu CSB 2004 phối hợp cùng tàu CSB 2002 (đã đi trước đó) ra khu vực trên tiếp tục truy tìm.
Phía Malaysia sử dụng thêm máy bay tìm kiếm. Không quân Úc cũng đã sử dụng máy bay tham gia phối hợp với Malaysia.
Đến 8g ngày 19-6, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục nhận được tin các nghi phạm đã rời tàu Orkim Harmony bằng xuồng cứu sinh của tàu. Chúng cũng đã sử dụng sơn đen sơn phủ số và ký hiệu xuồng cứu sinh để dễ bề trốn thoát.
9g30 ngày 19-6, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển nhận được thông tin từ đồn biên phòng Thổ Chu cho biết có một xuồng chở tám người nước ngoài khai bị nạn trên biển vào đảo Thổ Chu.
Nhận định đây chính là xuồng của bọn cướp có vũ trang bỏ chạy từ tàu Orkim Harmony, cảnh sát biển đã đưa lực lượng nghiệp vụ và phiên dịch từ tàu CSB 2002, CSB 2004 lên đảo Thổ Chu phối hợp với đồn biên phòng Thổ Chu đấu tranh lấy lời khai ban đầu từ các đối tượng nghi là cướp có vũ trang.
Thông tin ban đầu cho biết sau khi lên tàu Orkim Harmony, nhóm cướp đã khống chế thuyền viên, bắn bị thương một thủy thủ và đánh bị thương 11 thủy thủ. Trước khi rời tàu, bọn chúng đã lấy đi tiền bạc và tài sản cá nhân.
Hôm qua, đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, tổng tư lệnh hải quân Malaysia, cho biết ba máy bay đã được điều động truy lùng dấu vết nhóm cướp biển đã cướp tàu Orkim Harmony.
Báo The Star cho biết ngoài ba máy bay P3 Orion, C130 và Beechcraft, hải quân Malaysia cũng điều ba tàu và hai trực thăng tham gia chiến dịch truy lùng.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, nhận định: "Tàu Orkim Harmony sau khi bị cướp đã được sơn lại, thay số IMO, tắt AIS nên khó xác định, nhận dạng, trong khi đó mục tiêu luôn cơ động trên phạm vi rộng nên việc tìm kiếm gặp khó khăn. Nhưng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao, triển khai lực lượng kịp thời, tổ chức lùng sục, truy tìm liên tục, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Malaysia và các tổ chức quốc tế chống cướp biển, cướp có vũ trang. Chính hoạt động lùng sục tìm kiếm của các lực lượng đã tạo áp lực buộc bọn cướp bỏ trốn khỏi tàu bị cướp".
Theo báo chí Malaysia, tất cả 22 thành viên thủy thủ đoàn bao gồm 16 người Malaysia, 5 người Indonesia và 1 người Myanmar đều an toàn. Chỉ có một đầu bếp người Indonesia bị thương nhẹ do bị bắn vào đùi. Đô đốc Abdul Aziz Jaafar khẳng định hải quân sẽ cho điều tra vụ việc.
Theo AFP, hải quân Malaysia cho biết bọn cướp đã tìm cách tẩu thoát bằng cách yêu cầu các tàu hải quân neo đậu cách tàu Orkim Harmony ít nhất 5 hải lý, nếu không thủy thủ đoàn sẽ không được đảm bảo an toàn.
Nhóm cướp cũng cảnh báo thuyền trưởng không được thông báo cho chính quyền biết về việc chúng tẩu thoát. Vì thế đến tận năm giờ sau khi chúng rời tàu, tin tức mới được truyền đi.
Đông Nam Á chiếm 70% số vụ cướp biển toàn cầu
Tàu Orkim Harmony là vụ mới nhất của tình trạng cướp biển ngày càng tăng ở Đông Nam Á trong hai năm qua, trong đó bọn cướp thường nhắm vào các tàu hàng nhỏ chở xăng dầu.
Theo một số liệu hồi tháng 4, tại các vùng biển ở Đông Nam Á đã xảy ra 38 vụ cướp tàu từ tháng 1 đến tháng 3-2015, chiếm 70% trong tổng số 54 vụ trên toàn cầu.
Theo Tuổi Trẻ
Cảnh sát biển VN thu tang vật gì từ nhóm cướp biển? Nhiều tiền mặt cùng với hơn 50 điện thoại di động hiệu Iphone 6 và Samsung, cùng rất nhiều dây chuyền vàng, nữ trang đắt tiền khác... Đây là tang vật Cảnh sát biển Việt Nam thu giữ từ 8 nghi phạm được cho là đã thực hiện vụ cướp tàu chở xăng Orkim Harmony của Malaysia đã bị bắt giữ sau hơn...