Lộ diện phiên bản đầu tiên của đồng tiền BRICS?
Các phiên bản đầu tiên của đồng tiền chung của hiệp hội BRICS bắt đầu xuất hiện – công ty phát thanh và truyền hình nhà nước Iran công bố hôm 6/9.
Hình ảnh được cho là tờ tiền của BRICS mới lộ diện.
“Đại sứ Nga tại Nam Phi đã đưa ra tờ 100 BRICS trong buổi lễ tại Đại sứ quán UAE ở Pretoria”, đại diện công ty viết trên mạng xã hội.
Bức ảnh tờ tiền kèm theo thông điệp trên cho thấy quốc kỳ của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cũng như biểu tượng của các quốc gia, được mô tả trong một vòng tròn ở trung tâm.
Video đang HOT
Điều đáng chú ý là sau khi đưa ra đồng tiền trên, đại sứ Nga đã bàn giao nó cho đại sứ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi từ ngày 22-24/8.
Trong sự kiện trên, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết, từ 1/1/2024, 6 quốc gia nữa, gồm Ả Rập Saudi, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE sẽ trở thành thành viên chính thức của hiệp hội.
Đồng thời, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva ủng hộ việc tạo ra một loại tiền tệ thanh toán duy nhất của BRICS.
Ông gọi “chủ nghĩa thực dân xanh” là không thể chấp nhận được đối với các nước phát triển.
Trong cuộc trò chuyện với Izvestia, phó giáo sư Maxim Chirkov từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Khoa Kinh tế Đại học Hữu nghị Nhân dân Nga, lưu ý rằng việc các nước BRICS phát hành tiền tệ của riêng họ sẽ rất có lợi, vì những cơ hội phát triển mới sẽ mở ra với họ.
BRICS là một hiệp hội được thành lập tháng 6/2006 và hiện gồm 5 quốc gia: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là thành viên chính thức.
Ngân hàng của BRICS nhắm đến hỗ trợ các quốc gia châu Phi
Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) thành lập có thể hỗ trợ tài chính cho các dự án tại châu Phi để xử lý những thách thức cấp bách nhất của "Lục địa Đen".
Trụ sở của Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Chủ tịch ngân hàng NDB Dilma Rousseff đã nhấn mạnh thông báo trên vào hôm 24/8. Cựu Tổng thống Brazil Rousseff trong bài phát biểu tại Johannesburg (Nam Phi) còn khẳng định rằng các thành viên BRICS là "đối tác tốt" của châu Phi.
Bà Rousseff đồng thời cho biết thêm NDB sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số ở châu Phi cũng như các dự án giáo dục. Bà nói: "NDB có tiềm năng trở thành đơn vị dẫn đầu các dự án giải quyết những thách thức cấp bách nhất của các quốc gia châu Phi".
Cựu Tổng thống Brazil này cũng nhấn mạnhg tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của châu Phi đã tăng lên 8,8% FDI toàn cầu vào năm 2021 từ mức chỉ 4,9% vào năm 2010 nhưng nó "có thể và phải tăng hơn nữa".
Ngoài ra, theo bà Rousseff, một trong những thách thức cần vượt qua là "mở rộng các cơ chế thanh toán, đặc biệt là nội tệ và các công cụ tài chính khác có thể được tạo ra, để xây dựng một hệ thống tài chính mới, đa phương và toàn diện hơn".
Bà Rousseff cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của các dự án cơ sở hạ tầng chung giữa một số quốc gia, đồng thời lưu ý rằng châu Phi có tiềm năng thủy điện chưa được khai thác lớn nhất thế giới.
Được thành lập vào năm 2015 với tư cách là dự án tài chính hàng đầu của BRICS, tham vọng của NDB phục vụ các nền kinh tế mới nổi và tài chính phi đô la hóa đã bị hạn chế bởi thực tế kinh tế và xung đột Nga-Ukraine. Năm 2022, ngân hàng NDB giải ngân khoản vay khoảng 1 tỷ USD.
NDB được thành lập với 10 tỷ USD vốn góp từ mỗi quốc gia BRICS. Bangladesh, UAE và Ai Cập đã tham gia từ năm 2021, nâng số thành viên của NDB lên 8 quốc gia. Uruguay đang trong quá trình gia nhập, trong khi Algeria, Honduras, Zimbabwe và Saudi Arabia đã bày tỏ quan tâm.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã quyết định mời 6 quốc gia gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) gia nhập khối này. Quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra trong 3 ngày 22-24/8 ở thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Tổng thống Nam Phi bị tố cáo 'sốc' về việc trả tiền 'mua sự im lặng' của các tên trộm Ngày 6-6, Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền cho biết Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ phải xuất hiện trước Ủy ban Liêm chính của đảng để trả lời các câu hỏi về vụ bê bối liên quan đến một vụ trộm ở một bất động sản của ông. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa - Ảnh: AFP Tuyên...