Lộ diện loài “rồng quái vật” chưa từng thấy trên thế giới
Quái vật được tìm thấy tại một mỏ phốt phát ở Morocco là một loài mới thuộc nhóm bò sát bí ẩn gọi là “thương long”.
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổ.i của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.
Nhóm khoa học dẫn đầu bởi Đại học Bath (Anh) đã xác định nó thuộc chi Carinodens của nhóm bò sát nổi tiếng Mosasaur, tức “thương long”.
Quái vật thương long
Được đặt theo tên cổ của “thanh long”, nhóm sinh vật cổ đại này có thân hình và cách bơi lội khá giống những con rồng biển thần thoại, nhưng có lẽ là phiên bản đáng sợ hơn nhiều.
“Vào cuối kỷ Phấn Trắng, các loài thương long đã tiến hóa với hình thái răng cực kỳ đa dạng” – nhà cổ sinh vật học Nicholas Longrich, trưởng nhóm khoa học, cho biết.
Đó là những chiếc răng hình nón lớn để bắt và xé con mồi, răng tù để ngiền xương, răng giống như dao và lưỡi kiếm để đâ.m và cắt con mồi lớn, răng giống như lưỡi cưa để cắt, răng hình củ hành để cắn nát động vật có vỏ cứng…
Con quái vật được phát hiện ở Morocco đã bổ sung cho bộ sưu tập quái dị này bằng một số răng hình chữ nhật và hình thang, được sử dụng như “máy ngiền”.
Video đang HOT
Vì vậy, mặc dù sở hữu thân hình chỉ dài khoảng 2-3 m – nhỏ hơn đa số các loài thương long khác, vốn có thể dài cả chục mét – loài mới này vẫn là một kẻ săn mồi đáng gờm nơi đại dương cổ đại.
Nó sống vào 67 triệu năm trước, tức cuối kỷ Phấn Trắng, là thời kỳ hoàng kim của các loài bò sát khổng lồ, bao gồm khủng long trên mặt đất, dực long thống trị bầu trời và các loài “rồng” như thương long, ngư long khuấy đảo biển khơi.
Rất tiếc – hoặc rất may mắn cho chúng ta – kỷ nguyên quái vật này đã kết thúc đột ngột chỉ 1 triệu năm sau đó bởi thảm họa thiên thạch Chicxulub.
Loài mới được đặt tên là Carinodens acrodon. So với “anh chị em” cùng chi, bộ răng của nó có những chi tiết đặc trưng, bao gồm một số răng có đỉnh răng hình tam giác và đáy răng rộng.
Nhưng cũng giống như các Carinodens, chúng có hàm răng dài và thon.
Đây cũng là mẫu vật Carinodens có bộ răng tốt nhất từng được tìm thấy trên thế giới, gồm cả hàm trên và hàm dưới được bảo quản tốt, hứa hẹn cung cấp thêm nhiều hiểu biết.
Bởi lẽ bộ răng của các sinh vật cổ đại có thể tiết lộ bữa ăn của chúng và cả môi trường xung quanh chúng, thông qua những thứ đọng lại nơi men răng và cách mà răng bị mài mòn.
Hai loài cùng chi khác là Carinodens belgicus và Carinodens minalmamar đã được tìm thấy ở nhiều quốc gia, cho thấy dòng họ này có thể phân bố khá rộng rãi và đa dạng vào cuối kỷ nguyên quái vật trên địa cầu.
Khảo sát vừa được công bố trên tạp chí khoa học Diversity.
"Xuyên không" 13 tỉ năm đến Trái Đất, quái vật vũ trụ ngất lịm
Kính viễn vọng không gian James Webb vừa phát hiện một quái vật vũ trụ mà các nhà khoa học mô tả là "phi thường".
Dữ liệu từ kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb vừa tiết lộ một lỗ đen quái vật - biệt danh mà các nhà khoa học đặt cho lỗ đen siêu khối - to lớn chưa từng thấy trong vùng vũ trụ 13 tỉ năm về trước.
Con quái vật này đang trong trạng thái "ngất lịm" khi được người Trái Đất quan sát, sau một bữa ăn cuồng nộ.
Ảnh minh họa về một lỗ đen quái vật đang ăn quá nhiều trong vũ trụ sơ khai
Ánh sáng tạo nên hình ảnh lỗ đen quái vật mà James ghi nhận đã mất hàng tỉ năm để đến được Trái Đất, giữ lại nguyên vẹn khoảnh khắc của 13 tỉ năm trước, tức chỉ 800 triệu năm sau sự kiện Vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.
Theo Live Science, lỗ đen này được gọi là phi thường vì kích thước khổng lồ của nó.
Với khối lượng gấp khoảng 400 triệu lần so với khối lượng của Mặt Trời, đây là lỗ đen lớn nhất mà James Webb tìm thấy trong vũ trụ sơ khai.
Để so sánh, lỗ đen quái vật Sagittarius A* ở trung tâm thiên hà to lớn của chúng ta có khối lượng khoảng 4 triệu lần Mặt Trời.
Theo bài phân tích trên tạp chí khoa học Nature, sự xuất hiện của con quái vật cổ đại này càng làm phức tạp thêm bí ẩn về cách các lỗ đen tăng trưởng trong vũ trụ sơ khai.
Bởi lẽ trong nhiều thập kỷ, giới thiên văn từng tin rằng lỗ đen lớn lên quá trình nhờ nuốt vật chất và sáp nhập trong hàng tỉ năm. Vì vậy trong vũ trụ chỉ mới 800 triệu tuổ.i, thời gian để một lỗ đen đạt được kích thước như cái vừa phát hiện gần như hoàn toàn vô lý.
Không chỉ quá to lớn, sự chênh lệnh về khối lượng giữa lỗ đen này và thiên hà của nó hết sức kỳ quặc.
Nhiều lỗ đen trung tâm thiên hà có khối lượng bằng 0,1% khối lượng thiên hà mẹ, nhưng cái này lại có khối lượng tận 40% so với thiên hà mẹ.
Như vậy, lẽ ra nó phải "ăn uống" rất cuồng nộ để phát triển. Nhưng trong khoảnh khắc được nghi nhận, lỗ đen này dường như chỉ nhâm nhi một chút, khoảng 1% giới hạn bồi tụ tối đa.
Trưởng nhóm khoa học Ignas Juodžbalis từ Viện Vũ trụ học Kavli (Anh) cho biết các kết quả khiến họ tin rằng lỗ đen này đã "ngất lịm" sau một bữa ăn quá lớn.
Lẽ ra trong trạng thái đó, lỗ đen sẽ khó bị phát hiện. Nhưng con quái vật này quá to lớn nên vẫn để lộ tung tích. Và hơn hết, nó cho thấy vũ trụ sơ khai phức tạp hơn chúng ta từng nghĩ và có thể vượt qua các giới hạn mà ngành vật lý thiên văn đã đề ra.
"Vũ trụ sơ khai đã tạo ra một số quái vật thực sự, ngay cả trong những thiên hà tương đối nhỏ" - TS Juodžbalis bình luận.
Trái Đất cư ngụ ở một trong những nơi dị thường nhất vũ trụ? Dữ liệu từ 3 cuộc khảo sát vũ trụ quy mô lớn xác nhận con quái vật Milky Way mà Trái Đất thuộc về rất khác biệt so với đồng loại của nó. Thiên hà Milky Way, tức Ngân Hà, thế giới mà Trái Đất và tất cả những thứ khác trong hệ Mặt trời thuộc về, vốn được nhìn nhận như một...