Lo bác sĩ ‘tráng men’ ra trường: Không nhân nhượng, nới lỏng

Theo dõi VGT trên

Y đa khoaDược học là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, không thể áp dụng kiểu “cần cù bù thông minh”…

Năm 2019, khóa sinh viên đầu tiên của ngành Y đa khoa, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bắt đầu đi thực hành tại các bệnh viện như: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện 198… Tiếc là, phản hồi về nhóm sinh viên này không khả quan, thậm chí dư luận còn lo ngại về một lứa bác sĩ ‘tráng men’ ra trường.

Nhà giáo ưu tú, BSCKII Nguyễn Văn Sái, nguyên Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đại học Y Thái Bình đề nghị phải xem xét lại, không thể nhân nhượng, nới lỏng với một lĩnh vực liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người.

Lo bác sĩ 'tráng men' ra trường: Không nhân nhượng, nới lỏng - Hình 1

Ngành y đào tạo phải gắn với thực hành. Ảnh: Cao đẳng y dược

PV:- Là người trong ngành, ông nghĩ thế nào khi nghe những phản ánh như vậy? Thực tế, hiện tượng trên có hiếm không, thưa ông?

NGƯT BSCKII Nguyễn Văn Sái: Trước hết phải hiểu, ngành y là lĩnh vực đặc thù, chất lượng đào tạo, chất lượng bác sĩ phải được kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào tới đầu ra vì liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Cũng chính vì tính đặc thù nên đao tao Y đa khoa co nhưng điểm khac biêt rât lơn so vơi đao tao nhiêu nganh nghê khac. Bác sĩ lâm sàng là người vừa dạy lý thuyết trên giảng đường, vừa cầm tay chỉ việc khi học tập tại bệnh viện. Vì thế, sinh viên Y đa khoa thường có thơi gian thưc hanh bênh viên dài hơn thời gian học lý thuyết.

Bởi lẽ, khi đi thực hành, được tiếp xúc với người bệnh, được nhìn thấy bác sĩ khám bệnh, cấp cứu, phẫu thuật, các em mới cảm nhận, thấu hiếu, mới gắn bó được với người bệnh. Từ đó, các em có thể phát triển bản thân mình thành một bác sĩ có chuyên môn cao và giàu lòng bác ái. Một sinh viên ngành y có thể xuất sắc về lý thuyết nhưng thiếu kỹ năng thực hành cũng không thể trở thành bác sĩ giỏi, có tay nghề, có y đức để phục vụ nhân dân được.

Vì lý do này, nhiều sinh viên Y đa khoa học năm thứ hai đã được nhà trường tổ chức cho đi thực hành tại các bệnh viện, thực chất là để sinh viên quan sát, để vừa học vừa làm, để được tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn.

Môi trương thưc hanh bênh viên la yêu tô quyêt đinh chât lương chuyên môn va y đưc cua cac bác sĩ tương lai. Nếu chỉ có giảng đường và phòng thí nghiệm mà không có bệnh viện thì chỉ đào tạo ra người quan sát y khoa, chứ không thể đào tạo được thầy thuốc.

Tuy nhiên, ngay từ khi thành lập, bản thân các trường đào tạo ngành y cũng phải bảo đảm đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí cơ bản ban đầu. Đó là chất lượng tuyển chọn đầu vào, là phải bảo đảm về cơ sơ ha tâng, phong thi nghiêm, phải có bệnh viện thực hành cho sinh viên thực hành trước khi đi thực tập thực tế tại các bệnh viện.

Như vậy, có thể chấp nhận sinh viên Y đa khoa thời gian đầu đi thực tập, kỹ năng thực tế còn ở trình độ “i-tờ”, vẫn cần được các bác sĩ “cầm tay chỉ việc”, nhưng cũng không thể “quăng” vào bệnh viện những sinh viên Y3, Y4 mà kiến thức cơ bản không chắc, không biết đọc phim với những bệnh thông thường, không có một chút kỹ năng, thực hành nào được.

PV:- Vậy theo ông, việc các bác sĩ bệnh viện phàn nàn, phản ánh về kiến thức, thái độ của sinh viên Y3, Y4 Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là xuất phát từ đâu? Nên lý giải cặn kẽ thực trạng trên thế nào, thưa ông?

NGƯT BSCKII Nguyễn Văn Sái: Việc các bác sĩ phản ánh, phàn nàn về trình độ, thái độ của các sinh viên ngành Y đa khoa, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có lẽ cần nhìn nhận lại từ lịch sử mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học năm 2015 gây nhiều tranh cãi của trường này.

Ngay từ đầu đã có nhiều lo ngại về một trường dân lập đào tạo kỹ thuật, kinh tế nhưng lại xin mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học.
Những lo ngại trên là có cơ sở vì ngành Y đa khoa và Dược học rất khó và phức tạp, nên phải có điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất tốt, giảng viên có chất lượng, sinh viên đầu vào giỏi thì mới đào tạo ra những bác sĩ giỏi được.

Thực tế, trong thông báo điểm xét tuyển chung nguyện vọng 1 của ngành Y đa khoa và Dược học trường này năm 2016, chỉ là 18 điểm, thấp hơn nhiều so với nhiều trường đào tạo Y đa khoa chính quy khác. Tức là ngay từ điểm xuất phát đã thấp hơn yêu cầu thực tế.

Sinh viên ngành Y Dược đòi hỏi có thành thích học tập tốt, với khối lượng và cường độ công việc khá cao. Nếu lấy điểm đầu vào thấp, sinh viên nhiều khả năng không đạt được năng lực cần thiết của bác sĩ và dược sĩ.

Hơn nữa, Y đa khoa và Dược học là lĩnh vực đặc thù, hoàn toàn khác, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, nên không thể áp dụng kiểu “cần cù bù thông minh” vào việc giảng dạy y dược được.

Tiếp theo, việc cấp phép cho một trường dân lập, lại là trường kỹ thuật, mà mở khoa Y sẽ rất khó có một đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên ngành có năng lực kinh nghiệm thật sự, luôn gắn bó với trường. Kể cả trường hợp đi mượn, đi thuê hoặc nhờ cán bộ của trường khác đến dạy thì cũng rất khó có thể bảo đảm được chất lượng đào tạo.

Tôi không phủ nhận kiến thức chuyên môn của những chuyên gia, bác sĩ đã nghỉ hưu, đó đều là những người có kiến thức, trình độ, có thâm niên giảng dạy lý thuyết rất tốt. Tuy nhiên, với những người tuổi đã cao, đã nghỉ hưu thì chắc chắn khả năng cập nhật thực tế, khả năng thực hành sẽ có nhiều hạn chế. Một chuyên gia 70 – 80 tuổi chỉ có thể giảng lý thuyết tốt, chứ làm sao xử lý các tình huống thực tế như chẩn đoán hay phẫu thuật tốt được.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng không đầy đủ, thiếu bệnh viện cho sinh viên thực hành, sinh viên chỉ học lý thuyết mà không được tiếp xúc thực tế thì không biết gì là dễ hiểu. Với những hạn chế như vậy rất khó bảo đảm được chất lượng đầu ra cho sinh viên.

Tôi đồng tình với quan điểm là phải mở mang dân trí, nhưng không phải chạy theo lý thuyết, chạy theo bằng cấp. Nhất là với ngành y, lý thuyết phải gắn chặt với thực hành. Với những trường dân lập, không đủ điều kiện giảng dạy, không nên cho đào tạo ngành y.

Phải siết chặt quản lý mới hi vọng có được những bác sĩ chất lượng.

Video đang HOT

Từ chỗ đào tạo chưa bảo đảm, lại thiếu cơ sở thực hành, trong quá trình đưa sinh viên đi thực hành lại không có giáo viên đi cùng, thì sinh viên lơ ngơ, bác sĩ phàn nàn là đương nhiên rồi.

Với một trường đào tạo chuyên ngành, có đủ giảng viên cơ hữu, trong những năm đầu đưa sinh viên đi thực hành phải có giáo viên đi cùng hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh từ việc tiếp xúc với bệnh nhân, cách thăm hỏi bệnh nhân như thế nào… Gọi theo chuyên ngành y khoa là “thái độ tiếp xúc với bệnh nhân”.

Rõ ràng, không bệnh nhân nào chấp nhận thái độ của một y bác sĩ mà thấy bệnh nhân vào viện không hỏi, không chào, không nói, đã tự ý kéo áo bệnh nhân lên, kéo quần bệnh nhân xuống, sờ nắn khắp người. Đó là thái độ không thể chấp nhận được.

Tiếp đến là phải hướng dẫn cho sinh viên cách thăm khám cho bệnh nhân, phải kết hợp từ lý thuyết vào thực tế. Từ việc hỏi han về triệu chứng, tiền sử của bệnh nhân cho tới cách thăm khám, chẩn đoán lâm sàng.

Một ví dụ đơn giản với bệnh nhân đau ruột thừa, người bác sĩ cần hỏi bệnh nhân đau thế nào, đau ở đâu, đau từ bao giờ… Nếu những triệu trứng lâm sàng không được chẩn đoán kỹ có thể sẽ dẫn tới những phán đoán sai và hậu quả thì khó có thể lường hết được.

Nếu nhìn lại toàn bộ vụ việc thì không khó để hiểu vì sao sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị các bác sĩ phàn nàn, than phiền về kiến thức và thái độ.

PV:- Theo ông, với những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người, thì có thể nhân nhượng và nới lỏng quy định, buông lỏng cửa kiểm soát chất lượng được không? Việc này có giải thích cho những tai nạn, những sự cố y khoa liên tiếp xảy ra trong thời gian qua như: bác sĩ mổ nhầm, bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân… hay những ứng xử hách dịch, thiếu lễ độ của y, bác sĩ trong thực tế, thưa ông?

NGƯT BSCKII Nguyễn Văn Sái: Tôi phải nhấn mạnh rằng “chữa người bệnh không phải chữa con bệnh”, vì thế việc thăm khám, chẩn đoán lâm sàng không thể dựa hoàn toàn vào máy móc.

Nhưng thời gian gần đây, có thể nhận thấy việc khám lâm sàng của một số y, bác sĩ khá sơ sài, thăm hỏi qua loa rồi sau đó ra hàng loạt những chỉ định như chụp chiếu, siêu âm, chứ không khám bệnh như trước đây. Vẫn thừa nhận, có sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh là rất tốt, tuy nhiên sự nhạy cảm của người thầy thuốc phần lớn vẫn dựa vào bàn tay, đôi mắt và trí não của người làm nghề.

Thời gian qua, chúng ta phải chứng kiến không ít những sự cố y khoa, những tai nạn trong quá trình phẫu thuật như mổ nhầm chân, cắt nhầm niệu đạo, bác sĩ bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân… Tất cả là do chẩn đoán lâm sàng sai, là do trình độ yếu kém, do thiếu kỹ năng thực hành.

Nguyên nhân có phần từ việc nới lỏng công tác đào tạo, thiếu cửa kiểm soát chất lượng, đào tạo lý thuyết không gắn liền với thực tiễn. Trong quá trình đào tạo thì xem nhẹ việc đào tạo y học cơ sở, khiến cho việc thăm khám, chẩn đoán cũng sơ sài, qua loa, bác sĩ ỉ lại vào máy móc công nghệ chứ không dựa trên sự nhạy cảm nghề nghiệp.

Chính vì lý do này mà cả nước từng xôn xao câu chuyện các thầy thuốc chẩn đoán hàng loạt học sinh ở Bắc Ninh có tỉ lệ cao bị sán lợn, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Đồng ý, trong bối cảnh công nghệ phát triển, cách mạng 4.0 trong y tế là tất yếu, nhưng không bao giờ được nghĩ cứ công nghệ cao thì “rảnh tay” và coi nhẹ giáo dục cơ sở, giáo dục đạo đức y tế.

Các xét nghiệm hiện đại thường có độ nhạy cao hơn xét nghiệm thủ công, nhưng chưa chắc đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh đã cao, do tính phản ứng chéo giữa các kháng nguyên. Hơn nữa, từ chẩn đoán không kỹ cũng dẫn tới những chỉ định xét nghiệm không cần thiết, việc này vô tình khiến người dân đổ xô đi xét nghiệm vừa tốn tiền, vừa không hữu ích.

Do đó, việc ứng dụng công nghệ khoa học là đúng, nhưng không thể lạm dụng kỹ thuật cao để “rảnh tay” hoặc vì những mục đích tài chính khác mà lừa dối người bệnh, kiếm tiền của người bệnh, khiến người bệnh bức xúc, phản ứng.

Nên nhớ, khi khoa học công nghệ y học càng phát triển, càng cần tăng cường giáo dục đạo đức y tế. Những sai sót, tai nạn trong y khoa thực tế đều bắt nguồn từ sự thiếu cẩn trọng, thiếu thực tế, thiếu nền tảng đạo đức cơ bản mà ra.

Chưa kể, nếu sinh viên đi thực tập ở những bệnh viện có chất lượng không tốt, ít bệnh nhân thì kết quả ra trường lại càng kém.

PV:- Từ góc độ khác, nhiều ý kiến cho rằng phải siết lại công tác cấp phép, đào tạo. Bởi từ sự nới lỏng, dễ dãi trong cấp phép nên mới có tình trạng nhiều trường ngoài công lập đồng loạt làm đề án và xin phép mở thêm ngành nghề. Ông có đồng tình với quan điểm trên không? Nếu những hạn chế trên chưa được giải quyết thì hệ lụy sẽ thế nào?

NGƯT BSCKII Nguyễn Văn Sái: Không sai, đây chính là lo ngại của tôi và là lo ngại chung của toàn xã hội. Tôi không nói rằng việc cấp phép trong đào tạo ngành y của chúng ta quá dễ dãi, nhưng đúng là phạm vi cấp phép cho hoạt động đào tạo của ngành y có hơi rộng và điều này đã dẫn tới những hạn chế nhất định.

Trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra quy định chung về điều kiện mở ngành trình độ đại học là tối thiểu 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ đúng ngành đăng ký, đảm nhiệm giảng dạy 70% chương trình đào tạo. Tuy nhiên, nếu áp dụng vào ngành y, tiêu chuẩn này quá thấp.

Chính vì thế, có nhiều trường dân lập, công lập xin làm đề án, xin mở thêm ngành nghề.

Mới đây, Bộ GD&ĐT có ra Thông tư 22 quy định rõ về việc mở và siết chặt tình trạng xin mở để được đào tạo đối với trình độ Đại học – Cao đẳng Y Dược. Theo đó, có quy định về số lượng giảng viên cơ hữu, số tiến sĩ tối thiểu tại mỗi cơ sở giảng dạy… Việc này cũng cần thiết.

Tuy nhiên, với ngành y, Bộ GD&ĐT phải xem lại đội ngũ giáo viên cơ hữu thực sự làm việc tại cơ sở đào tạo. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung cac học phần được phân công giảng dạy và phải làm việc đều tại cơ sở giảng dạy.

Số lượng giảng viên cơ hữu cũng phải đủ để bảo đảm chất lượng giảng dạy cho sinh viên.

Một thầy mà đưa tới 30-40 sinh viên vào trong buồng bệnh thì giảng bài thế nào, sinh viên học tập làm sao được?

Vì thế, vấn đề cấp phép đào tạo phải siết lại, phải đi theo chất lượng, không nên chạy theo số lượng. Không nên cấp phép dễ dãi, cấp phép mở thêm ngành đào tạo và để các trường tuyển sinh một cách ồ ạt như vậy. Phải siết chặt quản lý thì mới hi vọng có được những bác sĩ ra trường đạt chất lượng cao được.

Bên cạnh đó, đầu ra cũng phải kiểm soát và đảm bảo chất lượng, chứ không chỉ có bằng cấp là nghiễm nhiên có thể đi làm việc.

Trong quá trình đào tạo, ý thức và kỹ năng thực hành được đánh giá rất cao. Với những sinh viên lười học, ý thức kém, điểm thi lâm sàng không đạt, nhất định phải cho trượt, buộc phải học lại.

Vì khi ra trường, những sinh viên ngành y thường có tính độc lập rất cao và tự tìm kiếm được việc làm, do đó nếu sinh viên tốt nghiệp về làm tại các bệnh viện lớn, có điều kiện được tiếp xúc với bệnh nhân, bác sĩ, với thầy cô, bạn bè, thì còn có cơ hội thực hành, học hỏi. Tuy nhiên, với những sinh viên về các tuyến huyện hoặc làm bệnh viện tư thì hầu hết là phải độc lập, tự lập về chuyên môn, nếu không kiểm soát dược chất lượng đầu ra rõ ràng sẽ là mối nguy cho cả xã hội.

Đối với điều kiện cơ sở vật chất để được mở trình độ đại học y dược cũng phải bảo đảm đầy đủ, bao gồm từ các cơ sở thí nghiệm, tới các bệnh viện thực hành.

Tóm lại, đào tạo các ngành liên quan đến sức khỏe cần phải chuẩn bị kỹ điều kiện do liên quan đến tính mạng con người và nhất là hậu quả về sau.

PV:- Vậy, để chấm dứt được hiện tượng bác sĩ “tráng men” ra trường thì cần phải làm thế nào? Về phía ngành giáo dục cần phải thay đổi và tham khảo thêm kinh nghiệm của nước nào trên thế giới để điều chỉnh cách quản lý của mình? Xin ông phân tích kỹ.

NGƯT BSCKII Nguyễn Văn Sái: Theo tôi để chấm dứt được hiện tượng bác sĩ “tráng men” ra trường thì trước hết phải thay đổi từ tầm vĩ mô.

Về công tác quản lý, phải siết lại đầu vào, kiểm soát chặt chẽ chất lượng đào tạo, không nên chạy theo số lượng và phải tuân thủ chặt chẽ quy định về số lượng thầy giáo trên đầu sinh viên mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.

Tiếp theo, tôi vẫn nhấn mạnh vai trò thực hành của sinh viên ngành y, đào tạo phải gắn liền với bệnh viện thì đội ngũ y bác sĩ ra trường mới có chất lượng cao.

Riêng về đào tạo, hiện đang có xu hướng đi theo mô hình đào tạo liên thông, gắn với thực hành. Lấy ví dụ với bệnh ruột thừa, việc đào tạo sẽ đi theo luôn cả quá trình từ chẩn đoán lâm sàng tới giải phẫu hình học, giải phẫu bệnh học cho tới lên phác đồ điều trị. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian đào tạo, tránh tình trạng đào tạo chồng chéo, ngắt quãng, mỗi người giảng một tí.

Đào tạo liên thông theo vấn đề như vậy cũng giúp đánh giá được chất lượng sinh viên trong suốt quá trình đào tạo được tốt hơn, chặt chẽ hơn.

PV: Xin cảm ơn ông!

Lan Vũ

Theo baodatviet

Lo ngại khi bác sĩ "tráng men" ra trường

Năm 2019, lứa sinh viên đầu tiên của ngành Y đa khoa (ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) bắt đầu đi thực hành tại các bệnh viện.

Điều đáng tiếc là một nhóm sinh viên đã bị y tá, bác sĩ phản ánh là "không biết gì". Điều này một lần nữa xới lại cuộc tranh luận từ cách đây 4 năm, khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y - ngành đặc thù liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người.

Lo lắng về thế hệ bác sĩ... không biết gì

Khối Y đa khoa của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký kết để sinh viên đến thực hành ở Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Xanh - Pôn, Bệnh viện 198. Đối với ngành Răng Hàm Mặt thì trường ký kết với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Cuba, Bệnh viện Đống Đa.

Lo ngại khi bác sĩ tráng men ra trường - Hình 1


PGS TS Phạm Dương Châu giới thiệu phòng thực hành dành cho sinh viên khối ngành sức khoẻ, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: LV.

Một bác sĩ (xin giấu tên của Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết: Sinh viên Y đa khoa của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đi lâm sàng nhưng Xquang không biết đọc, điện tim cũng không. Khi bác sĩ hỏi về kiến thức lâm sàng thì sinh viên trả lời không biết.

"Bệnh nhân vào viện làm ECG, tôi hỏi đây là trục gì, có vấn đề gì đặc biệt không thì không một sinh viên nào trả lời được. Khi đọc Xquang, tràn dịch từ góc sườn hoành rõ ràng nhưng sinh viên cũng không biết. Đã là Y4 (năm học thứ tư) rồi mà đi lâm sàng là con số 0 tròn trĩnh, cận lâm sàng cũng không hiểu. Chẳng biết với tiến độ này thì khi ra trường các bạn sinh viên trường này sẽ làm gì", vị bác sĩ lo lắng.

Bác sĩ này còn đánh giá các sinh viên về mặt ý thức: "Các bạn tự do mặc áo blouse đi ăn sáng (không đúng quy định - PV), tụ tập ở căng - tin từ 8 giờ - 10 giờ sáng bàn tán hoặc bấm điện thoại. Chỉ khi các khoa gọi, các bạn mới hớt hải chạy vào. Trong khi, chỗ dành cho những sinh viên đi lâm sàng là ở bệnh phòng, hỏi bệnh nhân, quan sát và học hỏi các tình huống xử lý tại bệnh viện".

Tình trạng này cũng được một bác sĩ (xin giấu tên) ở Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội xác định: "Thời gian trực buổi sáng là 7 giờ nhưng 8 giờ 30 phút các em mới đến. Khi trực, có vài em chỉ ngồi gõ điện thoại và cười vang. Chưa kể, có em hút thuốc khói thuốc nghi ngút bay mùi đầy hành lang".

"Các em không biết thì phải quan sát. Tiến độ làm việc của các bác sĩ rất nhanh, thường là không có thời gian giải thích cặn kẽ. Quan sát, lắng nghe, ghi chép, sẽ bổ ích với các em", một bác sĩ khác tại bệnh viện này chia sẻ.

Khi được hỏi về thực trạng này, PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nêu quan điểm: "Những phản ánh trên chưa nói lên được điều gì. Điều tôi quan tâm là điểm thi lâm sàng của các em có đạt hay không. Sau 3 tháng đi thực hành, sinh viên sẽ thi hết môn lâm sàng, thi bình bệnh án, thi chẩn đoán bệnh, thi giải quyết bệnh... Không đủ điểm lâm sàng sẽ không lấy được bằng".

"Tôi xin nhấn mạnh, người dạy trong trường là những GS, PGS từng công tác tại các vị trí chủ chốt tại các bệnh viện lớn và là giảng viên nhiều năm của ĐH Y Hà Nội, như GS. TS Nguyễn Thị Dụ, một chuyên gia nổi tiếng về Nội khoa, PGS. TS Đoàn Hữu Nghị, nguyên Giám đốc Bệnh viện E phụ trách ngoại khoa, cùng nhiều tên tuổi khác. Làm sao những người này cho các em đỗ được nếu không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng", PGS. TS Phạm Dương Châu nói.

PGS. TS Phạm Dương Châu trải lòng về việc học y khoa nhiều năm trước: "Sinh viên đi lâm sàng buổi sáng ở Bệnh viện Việt Đức, sang Bệnh viện Bạch Mai, chiều về Bệnh viện Xanh Pôn. Vất vả là thế nhưng sau 6 năm học, trình độ mới chỉ "i-tờ". Trong 100 sinh viên đi lâm sàng thì giỏi được 1 hoặc 2 người. Đừng hỏi rằng các em có biết đọc phim, có biết đọc điện tâm đồ hay không. Thậm chí, có học trò của tôi tốt nghiệp mười mấy năm còn đọc phim sai".

"Nếu sinh viên chưa biết, các bác sĩ tại bệnh viện các em thực tập nên gọi các em ra chỉ bảo", PGS. TS Phạm Dương Châu chia sẻ.

Tuy nhiên, lãnh đạo một trường đại học đào tạo có tiếng về ngành y (xin giấu tên) lại khẳng định: Sinh viên Y3, Y4 đã nắm được các kiến thức cơ bản, biết đọc phim với những bệnh thông thường. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nên có bệnh viện thực hành trước thì mới mở ngành đào tạo. Nhưng họ lại làm ngược lại, đây là việc làm thiếu trách nhiệm. Chưa kể, nếu sinh viên đi thực tập ở những bệnh viện có chất lượng không tốt thì kết quả lại càng kém.

Phải có "cửa kiểm soát" chất lượng

Ngay từ khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học năm 2015, đã có các ý kiến lo ngại về chất lượng đào tạo. Trước tiên là mức điểm đầu vào của ngành y đa khoa trường này dao động từ 18 - 23 điểm, chênh lệch đến 5 - 10 điểm đối với các trường đào tạo Y khoa khác.

"Chỉ cần đào tạo 1 sinh viên y khoa, bác sĩ liên quan đến sức khoẻ con người thì không thể nhân nhượng và nới lỏng được" GS TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ

GS. TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nêu quan điểm: Những trường đào tạo về y khoa lâu năm có hệ thống bệnh viện trường, là nơi rất tốt cho các em thực hành. Đây là những bệnh viện lớn có đầy đủ các mặt bệnh, có các thầy giáo có kiến thức lâm sàng đầy kinh nghiệm.

"Rất cần có một kỳ thi quốc gia sát hạch, đòi hỏi tất cả bác sĩ ra trường thực hành lâm sàng đều phải đạt trình độ lý thuyết, am hiểu kỹ năng, có trình độ lâm sàng nhất định mới được "động" vào người bệnh. Hiện nay, Việt Nam còn đang quá dễ dãi so với nhiều nước. Đơn cử như Hoa Kỳ, những bác sĩ của bang này chưa chắc đã được điều trị cho bệnh nhân ở bang khác nếu như chưa có chứng chỉ hành nghề của bang đó", GS TS Nguyễn Quang Tuấn nói.

Đồng tình với ý kiến này, thầy thuốc nhân dân, GS. TS Nguyễn Anh Trí cho rằng: Thực hành trong y khoa là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, hoạt động trực với bác sĩ là rất quan trọng. Nếu sinh viên được thực tập, thực hành ở cơ sở có điều kiện không đủ, đặc biệt là không có thầy giỏi thì khó đảm bảo.

"Khi nghe trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đào tạo bác sĩ đa khoa với các cơ sở thực tập tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Đống Đa..., tôi lo lắng vô cùng. Kinh nghiệm cho thấy, những sinh viên chăm thực hành, được phụ làm việc với thầy thì giỏi rất nhanh còn những sinh viên ít "động" vào bệnh nhân thì chất lượng kém. Mong Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có kế hoạch để siết chặt công tác đào tạo bác sĩ đa khoa vì việc này rất quan trọng", GS. TS Nguyễn Anh Trí nói.

GS. TS Nguyễn Anh Trí đề nghị Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT phải xem lại đội ngũ giáo viên cơ hữu thực sự làm việc tại cơ sở đào tạo. Trên thế giới, nhiều nước vẫn đào tạo bác sĩ đa khoa ở các cơ sở tư nhân nhưng những cơ sở đó thường đáp ứng các điều kiện: Có bệnh viện riêng, bệnh viện đó phải rất lớn, có tên tuổi, được ghi danh, có nhiều giáo sư giỏi giảng dạy, có nhiều bệnh nhân, nhiều điều kiện để thực hành... Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thiếu những điều kiện này.

Nhìn ở khía cạnh khác, GS. TS Nguyễn Anh Trí cũng cho rằng, bệnh viện tiếp nhận sinh viên thực tập phải có ý kiến với trường.

Qua khảo sát, Bộ GD&ĐT khẳng định, việc tuyển sinh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đáp ứng theo quy định. Còn ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, một trong những đề xuất sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh là người muốn hành nghề khám chữa bệnh phải trải qua kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ hành nghề, nhằm nâng cao kỹ năng thực hành y khoa cho người hành nghề gắn với đổi mới đào tạo, trong đó có đào tạo bác sĩ chuyên khoa sâu. Luật khám chữa bệnh sửa đổi sẽ đề xuất thi quốc gia đối với người tốt nghiệp các trường học, yêu cầu phải trải qua kỳ thi quốc gia mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là biện pháp bắt buộc để kiểm soát chất lượng hành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo.

Tuy nhiên, trong khi chờ hợp thức hoá kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ thì thế hệ bác sĩ từ những trường mới mở y đa khoa đã ra trường. Thực tế này rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các bộ, ngành, đặc biệt sự ý thức từ chính nơi đào tạo thì mới có được lứa bác sĩ đáp ứng được yêu cầu của việc khám chữa bệnh cho người dân.

GS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội: Kỳ thi sát hạch của bệnh viện

Với bệnh viện thì rất đơn giản để lọc năng lực bác sĩ. Chúng tôi không quan tâm nhiều lắm đến bằng cấp, ai muốn làm việc tại bệnh viện thì phải trải qua kỳ thi tuyển sát hạch tại bệnh viện. Tất cả các em sẽ được lọc qua bộ lọc câu hỏi của bệnh viện và những bác sĩ được nhận vào làm việc ký hợp đồng là giám đốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn, thái độ, kỹ năng của họ... Do vậy, họ phải đưa ra những tiêu chuẩn nhất định để các sinh viên mới được chấp nhận vào làm việc. Còn nếu bệnh viện nào "nới lỏng" quy trình lựa tuyển đầu vào thì chính bệnh viện đó cũng phải chịu hậu quả, nhất là trong giai đoạn các bệnh viện đang hướng tới tự chủ về thu chi. Trước thực trạng mở rộng đào tạo y khoa, rất cần thiết phải đẩy nhanh việc tổ chức kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ quốc gia cần lộ trình và sự quyết tâm, đầu tư không chỉ tâm huyết mà cả tài chính.

PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ: Tiến tới 2025 - 2030, nhà trường có bệnh viện thực hành

Chúng tôi đang tiếp tục xây dựng phòng khám đa khoa, Bệnh viện Đa khoa của ĐH kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ban Giám hiệu đồng ý phương án là từ năm 2025 - 2030 phải có. Phòng khám Đa khoa của trường trong 2 năm nữa thực hiện xong. Chúng tôi cũng hướng tới đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế là chuyên khoa I, chuyên khoa II hay theo Bộ GD&ĐT là thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng yêu cầu là phải có một khoá bác sĩ ra trường thì mới được mở. Sắp tới, trường cũng mở một trung tâm đào tạo liên tục để đào tạo chính bác sĩ, sinh viên của trường theo hình thức thực hành nhiều hơn.

Theo Vân Nguyên/Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hônCuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hôn
21:22:47 21/01/2025
Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Tuyên tử hình kẻ phóng hỏa, đốt nhà người tình khiến 2 người tử vongTuyên tử hình kẻ phóng hỏa, đốt nhà người tình khiến 2 người tử vong
21:07:15 21/01/2025
3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 23 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 2
21:27:46 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị tuyên phạt 6 năm tù

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị tuyên phạt 6 năm tù

Pháp luật

06:59:56 22/01/2025
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lê Tiến Phương 6 năm tù. Các bị cáo còn lại tùy theo mức độ phạm tội mà bị đề nghị từ 20 tháng tù cho hưởng án treo đến 5 năm tù giam.
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Sức khỏe

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Hậu trường phim

05:59:45 22/01/2025
Nhờ vai Lăng Diệu Diệu, Ngu Thư Hân thu hút thêm được rất nhiều fan mới. Không ít người cho biết họ vốn không thích cô nàng, nhưng sau đó đã phải quay xe sau khi xem Vĩnh dạ tinh hà .
(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Nhạc việt

05:56:54 22/01/2025
Sau những màn kết hợp ăn ý trong Anh trai vượt ngàn chông gai , (S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven chính thức lập nên nhóm nhạc nam Sx7 và úp mở sản phẩm âm nhạc mới.
Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Tv show

05:56:15 22/01/2025
Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 sẽ tiếp tục có sự xuất hiện của các nghệ sĩ kỳ cựu đã gắn bó với chương trình này hơn 2 thập kỷ qua