Livestream vu khống, xúc phạm, làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù
Hành động cá nhân tiến hành livestream vu khống, xúc phạm, làm nhục người khác trên mạng xã hội như Facebook, Youtube… bên cạnh bị xử phạt hành chính còn bị phạt tù.
Các mạng xã hội như Facebook, Youtube, thu hút rất đông đảo thành viên tham gia ở trong nước hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai muốn làm gì thì làm trên các mạng xã hội này, đặc biệt là những hành vi vu khống, xúc phạm hay làm nhục người khác đều có các quy địng pháp luật xử lý cụ thể, bên cạnh việc xử phạt hành chính, những cá nhân có hành vi này vi phạm nghiêm trọng còn có thể bị phạt tù.
Livestream xúc phạm người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù
Cụ thể, theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, vông nghệ thông tin và giao dịch điện tử tại điểm a điều 101quy định rõ, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của các nhân.
Theo quy định tại điều 155 bộ luật hình sự 2015 cũng quy định rõ, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Bên cạnh đó, nếu phạm tội 2 lần trở lên hoặc đối với 2 lần trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, luật An ninh mạng năm 2019, cũng đưa ra quy định tại điều 16 về việc xử lý các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Video đang HOT
Một số ý kiến thắc mắc vi phạm trên mạng xã hội nếu cá nhân xoá nội dung đó đi rồi sẽ xử lý thế nào, việc này rất đơn giản, chỉ cần lập vi bằng lại là cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội.
Theo đó, qua công tác quản lý nhà nước về thông tin trên mạng, Bộ TT&TT nhận thấy, thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật.
Phần nhiều trong số đó là các nội dung xúc phạm danh sự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục, tung tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép,… Những hành động này đã gây ra sự búc xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội
Theo Bộ TT&TT những hành động này đã gây ra bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Vì thế Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở TT&TT, công an tỉnh, thành phố tang cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao.
Có một điều nguy hiểm hiện nay là có một số cá nhân khi livestream đã thu hút rất nhiều người theo dõi trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube. Chẳng hạn như các kênh livestream CEO Nguyễn Phương Hằng vào tối 25/5 đã lập kỷ lục về lượng người xem cùng lúc tại Việt Nam khi lên tới 500.000 người xem cùng lúc. Chỉ tính trong 1 buổi tối đã có 5,2 triệu lượt người xem kênh livestream này và nội dung được trình bày là hoàn toàn tự phát.
Nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời của cơ quan chức năng sẽ là vô cùng nguy hiểm khi nó gây rất nhiều chú ý và tác động rất lớn đến cộng đồng trong những ngày qua.
Facebook chặn đăng ảnh giày có máu người
Một người dùng cho biết không thể chia sẻ hình ảnh giày chứa máu người lên trang cá nhân. Facebook cho rằng thông tin này có phần sai sự thật.
Ngày 31/3, một tài khoản có tên Bình Sói chia sẻ hình ảnh đôi giày chứa máu người lên trang Facebook cá nhân. Tuy nhiên, bài viết này nhanh chóng bị Facebook chặn.
Facebook cho rằng bài viết có phần sai sự thật. Theo thông báo gửi đến chủ tài khoản, Associated Press (AP) là đơn vị đứng ra xác minh dữ kiện trên.
Một người dùng không thể đăng hình ảnh giày chứa máu người lên Facebook.
"Các bên xác minh dữ kiện đã kiểm tra chính thông tin có phần sai sự thật này trong bài viết khác. Hai bài viết có thể khác nhau một chút. Các bên xác minh dữ kiện độc lập cho rằng thông tin này có một số chi tiết không đúng sự thật. Facebook đã cộng tác với các bên xác minh dữ kiện độc lập để ngăn chặn việc phát tán thông tin sai sự thật", nội dung thông báo của Facebook.
Đính kèm thông báo là liên kết dẫn đến bài viết của AP với nội dung Nike không liên quan đến việc phát hành của đôi giày này.
Theo chủ nhân tài khoản, cô cho rằng hình ảnh của mình hoàn toàn không có gì sai sự thật. "Tôi biết mẫu giày này đang gây tranh cãi nhưng bài đăng của tôi không đưa ra kết luận hay thông tin gì về việc đôi giày trên là của Nike", chủ tài khoản cho biết.
"Trong trường hợp này, có thể tài khoản trên đã bị người dùng khác report (báo cáo). Ngoài ra, cũng có thể đơn vị cộng tác với Facebook đã xác minh sai thông tin. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể kháng nghị để tiếp tục đăng tải bài viết của mình", ông Dương Trọng Nghĩa - Giám đốc một công ty chuyên về Digital Marketing tại Việt Nam nhận định.
Trong khi đó, nhiều tài khoản khác cũng đăng tải hình ảnh trên lại không gặp bất cứ sự kiểm duyệt nào. "Tôi có cảm giác quyền tự do của mình đang bị kiểm soát một cách vô lý và không công bằng", người này nói thêm.
Trước đó, nửa cuối năm 2020, Facebook đã ban hành hàng loạt điều khoản mới. Một trong những nội dung quan trọng nhất là Facebook giữ quyền xóa bỏ các nội dung mà mạng xã hội này cho là cần thiết.
"Chúng tôi cũng có thể xóa hoặc chặn quyền truy cập tới nội dung, dịch vụ hoặc thông tin của bạn nếu chúng tôi xác định điều đó giúp Facebook tránh được các rắc rối liên quan đến pháp luật", Facebook thông báo về điều khoản sử dụng mới.
Điều khoản này đã bị nhiều người dùng phản đối. Trên Twitter, người dùng có tên Jordan Wildon chỉ rõ điều khoản này "không xóa bỏ thông tin sai sự thật, trái pháp luật hoặc nguy hiểm, mà chỉ giúp Facebook tránh bị phạt vì đã hiển thị những thông tin đó".
"Đây là cách Facebook tự cho phép mình kiểm duyệt thông tin", nhà hoạt động xã hội Ananya Ramani nhận xét.
Mặc dù Facebook không giải thích vì sao lại có sự thay đổi này, Business Insider cho rằng đây là phản ứng của Facebook trước sự đe dọa từ một sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 28/5, sau khi bị Twitter dán nhãn kiểm chứng thông tin lên bài đăng của mình, ông Trump đã ký sắc lệnh cho phép phạt các nền tảng mạng xã hội.
Đây được cho là quyết định loại bỏ Điều luật 230 vốn bảo vệ các công ty Internet của Mỹ, trong đó có các mạng xã hội như Facebook, Twitter... khỏi trách nhiệm pháp lý về mặt nội dung được đăng tải bởi người dùng.
Lẽ ra Facebook có thể chặn hơn 10 tỷ lượt xem tin giả bầu cử Mỹ 2020 Facebook bị tố hành động quá muộn để ngăn cản tin giả bầu cử Mỹ 2020 lan truyền, đẩy nước Mỹ vào con đường đen tối từ bầu cử tới bạo loạn. Tổ chức vận động Avaaz cho rằng nếu Facebook không đợi tới tháng 10/2020 mới bắt đầu thay đổi thuật toán ngăn nội dung giả mạo và độc hại, công ty...