[Live] Cập nhật liên tục kết quả kinh doanh quý 3
Tổng hợp nhanh lợi nhuận quý 3 và 9 tháng
Một số doanh nghiệp mới công bố báo cáo:
PVS: Lãi ròng quý 3 đạt 66 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí – PTSC (Mã CK: PVS) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 4.648 tỷ đồng – tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế quý 3 lại giảm 56% xuống còn 84,11 tỷ đồng.
LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 66 tỷ đồng, giảm 72%.
Viconship (VSC): Cổ phiếu miệt mài lao dốc, quý 3 lợi nhuận ròng tiếp tục giảm 10%
CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship, VSC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu 458 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ, giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp giảm về 117 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, Viconship thu về hơn 78 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó cổ đông công ty mẹ lãi 65 tỷ, giảm gần 10% so với thực hiện cùng kỳ năm 2018.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 1.355 tỷ đồng, tăng gần 9% song lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể, từ mức 261 tỷ về 184 tỷ đồng.
So với kế hoạch 1.500 tỷ doanh thu và 306 tỷ lợi nhuận trước thuế, 9 tháng đầu năm Công ty lần lượt thực hiện được hơn 90% và 75% chỉ tiêu.
Techcombank: LNTT quý 3 đạt 3.200 tỷ, tăng 24%
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – TCB) vừa công bố BCTC Hợp nhất quý 3/2019.
9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 8.860 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, LNTT quý 3 đạt 3.198 tỷ, tăng 24%.
Mảng phi tín dụng chỉ còn đóng góp 30% cho tổng thu nhập hoạt động
Trong quý 3, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 3.622 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến, có lãi 446 tỷ trong khi cùng kỳ bị lỗ 39 tỷ. Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 111 tỷ tương đương mức đạt được cùng kỳ. Trong khi đó, các mảng kinh doanh khác kém khả quan hơn: hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối lần lượt có lãi 738 tỷ, 18 tỷ, giảm tương ứng 21% và 63% so với cùng kỳ.
Trong khi tổng thu nhập hoạt động của quý 3 tăng 15,5% lên 5.358 tỷ; chi phí hoạt động của Techcombank còn tăng mạnh hơn (36,5%) lên 1.794 tỷ khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn tăng 7,3% đạt 3.564 tỷ đồng.
Tương tự như 2 quý trước đó, trong quý 3, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng tiếp tục được cắt giảm so với cùng kỳ (giảm 51% xuống 366 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 14.441 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Mức tăng khá khiêm tốn này đến từ 2 nguyên nhân chính. Một là cùng kỳ năm ngoái ngân hàng ghi nhận khoản thu nhập đột biến từ việc chuyển nhượng Techcom Finance, khoản thu nhập này được phản ánh trong mục thu nhập góp vốn mua cổ phần. Hai là lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đang có dấu hiệu tăng chậm lại (chỉ tăng 1,2% đạt 2.138 tỷ trong 9 tháng), ngoài ra hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng kém khả quan hơn.
Trong khi đó, thu nhập lãi thuần vẫn tăng trưởng ổn định, tăng 23,7% đạt hơn 10.100 tỷ, có tỷ lệ đóng góp cho tổng thu nhập hoạt động là 70%. Theo đó, thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng của ngân hàng chỉ còn đóng góp được 30% cho tổng thu nhập hoạt động.
“Mạnh tay” chi lương cho nhân viên, chi phí hoạt động của Techcombank tăng mạnh
Trong khi tổng thu nhập 9 tháng chỉ tăng nhẹ, chi phí hoạt động của Techcombank tăng tới 33% trong 9 tháng lên 4.976 tỷ. Lý do là ngân hàng tăng lương và các chi phí liên quan, thu nhập bình quân của nhân viên Techcombank đã tăng lên tới 33 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều so với mức 27 triệu/tháng cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng bị sụt giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ, chỉ đạt 9.465 tỷ. Tuy nhiên, nhờ gánh nặng dự phòng được giảm, chi phí dự phòng giảm 66% xuống còn 605 tỷ, ngân hàng vẫn có LNTT tăng trưởng dương, đạt 8.860 tỷ đồng.
Lãi ròng quý 3 của Đạm Cà Mau giảm 95% so với cùng kỳ
Hiệu quả kinh doanh của Sabeco tiếp tục cải thiện dưới tay người Thái, lãi ròng 9 tháng tăng 23%
Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, SAB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu tăng hơn 14% lên 9.804 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng tăng đến 29% lên 2.399 tỷ đồng. Về hoạt động tài chính, doanh thu tăng đáng kể từ mức 174 tỷ lên 251 tỷ đồng, trong khi chi phí được tiết giảm (bao gồm chi phí lãi vay). Kết quả, Sabeco ghi nhận lãi ròng quý 3/2019 ở mức 1.459 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 1.035 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Sabeco ghi nhận doanh thu 28.322 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng 4.279 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,5% và 23% so với 9 tháng đầu năm 2018. Theo giải trình phía Sabeco, doanh thu trong kỳ tăng do tăng sản lượng và giá bán. Cùng với doanh thu tài chính tăng, tiết kiệm chi phí thúc đẩy lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ.
So với kế hoạch 38.871 tỷ doanh thu và 4.717 tỷ LNST, 3 quý đầu năm Sabeco đã lần lượt thực hiện được 73% chỉ tiêu doanh thu và gần 91% chỉ tiêu lợi nhuận.
Hòa Phát (HPG): LNST quý 3 giảm 25% xuống 1.800 tỷ
Quý III/2019, Tập đoàn Hòa Phát đạt 15.350 tỷ đồng doanh thu và 1.794 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 25% cùng kỳ năm trước). Trong bối cảnh thị trường bất động sản chậm lại và giá quặng sắt vẫn ở mức cao trên 90 USD/tấn, kết quả này của HPG khả quan hơn so với ước tính của giới đầu tư.
Lũy kế 9 tháng, HPG đã hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu và 84% lợi nhuận sau thuế năm 2019 với 5.655 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lợi nhuận quý 3 của Đạm Phú Mỹ giảm 61% xuống 60 tỷ đồng
Coteccons tiếp tục lao dốc, lợi nhuận 9 tháng giảm 60% về 478 tỷ đồng
Coteccons (CTD) vừa công bố tình hình kinh doanh quý 3/2019 với đà giảm sút tiếp diễn. Chi tiết, doanh thu trong kỳ Công ty đạt 6.225 tỷ đồng, giảm hơn 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tương ứng thu về 254 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với mức 574,5 tỷ hồi quý 3/2018. Biên lợi nhuận gộp ghi nhận còn 4%, trong khi con số quý 3/2018 đạt hơn 7%.
Doanh thu tài chính cũng giảm, lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tương ứng giảm. Kết quả, lợi nhuận sau thuế CTD chỉ còn 165 tỷ đồng, giảm hơn 65%, tiếp diễn đà giảm những quý gần đây. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, CTD ghi nhận 16.262 tỷ doanh thu, lợi nhuận sau thuế thu về 478 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 60% so với 9 tháng đầu năm 2018.
So với kế hoạch 27.000 tỷ doanh thu và 1.300 tỷ LNTT, 9 tháng Công ty thực hiện được 60% và 46% chỉ tiêu năm.
Yeah1 (YEG) sau sự cố nhỏ trên YouTube: Qúy thứ 2 liên tiếp lỗ trên 100 tỷ đồng
Tập đoàn Yeah1 (YEG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần đạt 274 tỷ đồng, giảm hơn 23% so với cùng kỳ. Công ty lỗ gộp hơn 1,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 63 tỷ đồng. Chi phí tăng, đặc biệt chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 3 lần lên 100 tỷ, kết quả Yeah1 báo lỗ ròng 128 tỷ đồng.
Giải trình kết quả quý 3, phía Yeah1 cho biết, nguyên nhân chủ yếu do 9 tháng đầu năm nay, Tập đoàn đã tiến hành trích lập dự phòng một số khoản liên quan đến chuyển nhượng vốn đầu tư tại ScaleLab LLC, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phần còn lại đến từ việc tăng chi phí hoạt động do mở rộng kinh doanh như chuyển đổi trụ sở chính, tuyển dụng thêm nhân sự và hoạt động kinh doanh một số mảng bị ảnh hưởng sau sự cố YouTube.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận 1.014 tỷ doanh thu, lỗ ròng hơn 230 tỷ đồng.
Vĩnh Hoàn: Lãi ròng quý 3 giảm 58% xuống 254 tỷ đồng
CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) khép lại quý 3/2019 với doanh thu 1.885 tỷ đồng, giảm hơn 25% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 370 tỷ đồng, chỉ còn bằng phân nửa mức lãi gộp 755 tỷ thu về quý 3/2018. Về hoạt động tài chính, doanh thu cũng giảm đáng kể trong khi chi phí lãi vay gia tăng. Kết quả, Vĩnh Hoàn chỉ đạt 283 tỷ LNTT, giảm hơn 60% và gần 254 tỷ LNST, giảm hơn 58% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 5.699 tỷ đồng và LNST 981 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ. Đặt kế hoạch 10.047 tỷ doanh thu và 1.225 tỷ LNST, 9 tháng Vĩnh Hoàn lần lượt thực hiện được hơn 56% và 80% chỉ tiêu.
Lợi nhuận của Vinasun “ổn định” sau thời gian lao dốc
Các công ty chứng khoán hoàn tất công bố báo cáo
Tóm tắt lợi nhuận quý 3 và 9 tháng đầu năm của một số công ty chứng khoán lớn: Nhóm CTCK lớn như SSI, Bản Việt, MBS nhìn chung vẫn khó khăn, lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.
Trong khi đó, nhiều CTCK quy mô vừa đã có tín hiệu khởi sắc hơn.
Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu thuần đạt 2.617 tỷ đồng, giảm 2% so với doanh thu 2.670 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 66% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 481 tỷ đồng, hoàn thành 64% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 427,4 tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ.
Tính đến hết quý 3/2019 ngoài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng tổng hơn 41 tỷ đồng, thì Dược Hậu Giang còn khoản tiền gửi có kỳ hạn 1.363,5 tỷ đồng, giảm 96 tỷ đồng so với đầu năm.
Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR): LNST quý 3 giảm 1/2 xuống còn 589 tỷ đồng
Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3 với doanh thu giảm nhẹ về 23.012,5 tỷ đồng, giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 741 tỷ đồng, giảm hơn 57% so với quý 3/2018. Biên lợi nhuận gộp điều chỉnh giảm phân nửa, từ mức 6,4% về chỉ còn 3,2%.
Lợi nhuận sau thuế quý 3 của Công ty theo đó giảm mạnh hơn phân nửa về 589 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, BSR đạt 73.926 tỷ doanh thu và 1.251 tỷ lợi nhuận sau thuế.
FTM lỗ thêm 12 tỷ đồng trong quý 3
Fortex (FTM) công bố lỗ hơn 12 tỉ đồng trong quí 3, nâng tổng lỗ lũy kế từ đầu năm lên 43 tỷ đồng.
Trong quý 3, FTM ghi nhận doanh thu cao kỉ lục kể từ khi lên sàn với 360,4 tỉ đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kì năm 2018. Tuy nhiên, giá vốn cũng tăng mạnh lên 361,5 tỉ đồng khiến công ty chịu lỗ gộp 1,2 tỉ đồng.
KIDO Group (KDC): LNTT 9 tháng tăng gấp đôi lên 226 tỷ đồng
Tập đoàn KIDO (KDC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 và 9 tháng đầu năm, trong đó ngành hàng lạnh tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng chung của doanh nghiệp.
KIDO Group (KDC): LNTT 9 tháng tăng gấp đôi lên 226 tỷ đồng
KIDO Foods (KDF): Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 180 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ
Dầu thực vật Tường An (TAC) đạt 81 tỷ lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng, tăng trưởng 47%
Chi tiết, doanh thu thuần quý 3 Công ty đạt 1.854 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu là do doanh thu ngành dầu giảm. Ghi nhận, giá dầu thế giới giảm trong thời gian qua làm gia tăng cạnh tranh trong phân khúc dầu phổ thông và dầu xá.
Tuy nhiên, nhờ nhóm sản phẩm có lợi nhuận cao tăng trưởng, kết quả lợi nhuận gộp KDC thu về tăng 18%, biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện lên 23,5% (so với mức 19,1% cùng kỳ năm 2018).
Trong đó, doanh thu kem tăng 25% đồng thời kiểm soát tốt các khoản chi phí đã giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ 53,7% lên 59%. Mặc dù giảm sút, biên lợi nhuận mảng dầu cũng cải thiện nhờ thu thuần tại phân khúc cao cấp tăng 13%.
Kết quả, quý 3 năm nay LNTT Công ty đạt 73 tỷ đồng, LNST vào mức 53 tỷ – tăng 33% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt 5.080 tỷ doanh thu, LNTT đạt 226 tỷ – gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi sau thuế thu về gần 167 tỷ đồng, tăng 90%.
Cổ phiếu tăng mạnh trong quý 3, Đạt Phương (DPG) bất ngờ báo lỗ
Dabaco: LNST 9 tháng đạt 47 tỷ đồng, giảm 81%
PV GAS: LNTT quý 3 giảm 9% xuống 3.688 tỷ đồng, nắm giữ 28.500 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, GAS đạt 58.030 tỷ doanh thu, tăng nhẹ so với mức 56.600 tỷ cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế luỹ kế đạt 11.317 tỷ đồng. tương đương cùng kỳ.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, Công ty ghi nhận tổng tài sản 62.557,5 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn dạt 42.492 tỷ và tài sản dài hạn 20.065 tỷ đồng. Ghi nhận, GAS có khoản tiền khá dồi dào với hơn 5.933 tỷ tiền mặt và tương đương tiền mặt, đi cùng hơn 22.599 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Nợ phải trả Công ty xấp xỉ 15.299 tỷ đồng, nợ vay (ngắn và dài hạn) hơn 3.000 tỷ đồng, có giảm so với đầu kỳ. Vốn chủ sở hữu GAS hiện vào mức 47.259 tỷ đồng, trong đó bao gồm 18.946 tỷ quỹ đầu tư phát triển và 6.985,5 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Loạt CTCK lớn SSI, VNDirect, HSC công bố kết quả kinh doanh
Công ty mẹ SSI đạt 316 tỷ đồng LNTT trong quý 3, nắm giữ hơn 13.600 tỷ đồng tiền gửi
VNDIRECT (VND) lãi quý 3 tăng trưởng 6%, hoàn thành 48#phantram kế hoạch đề ra trong năm 2019
Chứng khoán HSC: LNTT quý 3 giảm 15#phantram xuống 141 tỷ đồng
CTCP Chứng khoán SSI đã công bố Báo cáo Tài chính riêng Qúy 3.2019, ghi nhận doanh thu quý 3.2019 đạt 844,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 316 tỷ đồng. Các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu là dịch vụ chứng khoán, hoạt động kinh doanh nguồn vốn và hoạt động đầu tư.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu hoạt động 418 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt 88,3 tỷ đồng, giảm 24%; Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 105,2 tỷ đồng, tăng 9%. Tính tới cuối quý 3, dư nợ cho vay margin của VND đạt 2.950 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ so với đầu năm.
FPT Retail (FRT): LNTT 9 tháng đạt 292 tỷ, Doanh thu online tăng trưởng 59%
CTCP bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, FRT) vừa công bố tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với doanh thu đạt 12.427 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, doanh thu mảng bán hàng trực tuyến (online) tăng hơn 59% lên mức 2.974 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24% tổng doanh thu FRT.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư nửa đầu năm 2019, ban lãnh đạo Công ty cho biết kỳ vọng sẽ đẩy doanh thu online tăng hơn 40% đến cuối năm, từ mức 1.649 tỷ lên 4.000 tỷ đồng, đóng góp đến 41% tổng doanh thu. Một trong những động thái hỗ trợ tham vọng trên là dự án hợp tác với Fado thử nghiệm bán hàng xuyên quốc gia.
Trở lại với tình hình kinh doanh, riêng quý 3/ 2019, FPT Shop triển khai bán laptop theo chương trình “Back To School” đã thúc đẩy doanh số laptop tăng 75% so với quý liền trước và tăng 6% so với quý 3/2018.
Cùng với đó, số lượng phụ kiện và SIM số bán ra đạt được con số khả quan với 3,9 triệu phụ kiện – tăng 29% và 680.000 SIM – tăng 82%.
Mặt khác, do trích lập dự phòng nợ xấu cho 2 chương trình F-Friends và Subsidy, lợi nhuận trước thuế 9 tháng chỉ còn tăng nhẹ 3% lên mức 292 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2019, tổng số lượng cửa hàng FPT Shop là 584 và số lượng nhà thuốc Long Châu là 50. Đồng thời, FPT Retail đã hoàn tất việc ký hợp đồng nhà thêm với 20 địa điểm để mở nhà thuốc Long Châu.
Ban lãnh đạo Công ty kỳ vọng kế hoạch có 70 nhà thuốc Long Châu sẽ hoàn tất trong năm nay.
FPT: Lãi ròng quý 3 tăng trưởng 32% so với cùng kỳ
Trong quý 3 năm 2019, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT đạt 7.104 tỷ đồng và 1.368 tỷ đồng, tăng 17,7% và 30,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu và LNTT tăng trưởng 20,5% và 28,1% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 19.597 tỷ đồng và 3.507 tỷ đồng, tương đương 104,0% và 110,5% kế hoạch lũy kế.
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 2.940 tỷ đồng và 2.378 tỷ đồng, tăng 27,7% và 30,1% so cùng kỳ năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.513 đồng, tăng 29,5%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 17,9% (9 tháng đầu năm 2018 đạt 16,8%).
Nhiều công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh trái ngược
Thị trường trái phiếu sôi động, TCBS lãi trước thuế 864 tỷ đồng sau 9 tháng
Lũy kế 9 tháng, TCBS tiếp tục ghi nhận kết quả tăng trưởng mạnh, với doanh thu hơn 1.113 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 864 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 21% so với cùng kỳ năm 2018. Biên lợi nhuận trước thuế đạt 78%, tăng từ 73% của cùng kỳ 2018 – hiện là mức cao nhất trong các công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam.
Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng trưởng 46% so với quý 3/2018. Doanh thu nghiệp vụ Sản phẩm đầu tư cá nhân (gồm trái phiếu iBond, các quỹ đầu tư iFund và cổ phiếu iStock) duy trì mức tăng trưởng trong 9 tháng đều đặn, đạt 564 tỷ, chiếm 51% tổng doanh thu.
Quý 3/2019, TCBS tiếp tục giữ vững thị phần số 1 về môi giới trái phiếu doanh nghiệp tại HOSE với 82,03%. Lũy kế từ đầu năm đến hết quý 3/2019, TCBS đã phân phối ra thị trường hơn 17.353 tỷ sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp iBond, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2018, thu hút hơn 25.330 khách hàng trên toàn quốc tham gia đầu tư tính từ thời điểm sản phẩm ra mắt thị trường năm 2014.
KDF, D2D, DRC báo lãi đột biến, tăng trưởng 3-4 chữ số
KIDO Foods (KDF): Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 180 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ
D2D lãi quý 3 gấp gần 25 lần cùng kỳ năm trước, nắm giữ hơn 1.500 tỷ đồng tiền mặt
Cao su Đà Nẵng (DRC) báo lãi trước thuế 212 tỷ đồng trong 9 tháng, vượt 35% kế hoạch năm
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản qua thời đỉnh cao
Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) báo lợi nhuận quý 3 chỉ bằng 1/5 cùng kỳ
Nam Việt (ANV) tiếp tục lãi lớn trong quý 3 nhờ xuất khẩu
Mảng môi giới tăng mạnh, Đất Xanh lãi hợp nhất sau thuế 350 tỷ trong quý 3
Mảng môi giới tăng mạnh, Đất Xanh lãi hợp nhất sau thuế 350 tỷ trong quý 3
Lũy kế 9 tháng, Đất Xanh lãi sau thuế 1.354 tỷ đồng, tăng 33%; trong đó phần lợi nhuận của công ty mẹ là 907 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 2.593 đồng.
Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản Đất Xanh đạt xấp xỉ 18.000 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn lên tới 5.925 tỷ đồng, tăng gần 2.400 tỷ so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc tăng các khoản ký quỹ, ký cược cho các hợp đồng tiếp thị, phân phối BĐS; Góp vốn các hợp đồng hợp tác kinh doanh và tạm ứng đầu tư.
Khắc phục xong sự cố ERP, PNJ báo lãi tăng 17% trong quý 3/2019
CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cống bố báo cáo KQKD hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 3.934 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Khắc phục xong sự cố ERP, PNJ báo lãi tăng 17% trong quý 3/2019
Lãi gộp trong kỳ của PNJ đạt 753 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp 19,14%, cải thiện đôi chút so với mức 19% cùng kỳ năm trước.
Chi phí tài chính quý 3/2019 của PNJ tăng 78% so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng lãi vay. Chi phí bán hàng cũng tăng 27% lên 340,8 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22% lên 113,7 tỷ đồng. Theo PNJ, các chi phí phát sinh trong kỳ tăng chủ yếu do chiến lược phát triển hệ thống bán lẻ ngành vàng, đồng hồ.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, PNJ ghi nhận 208 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này được coi là tích cực trong bối cảnh sự cố ERP của PNJ cũng chỉ mới được khắc phục.
Lũy kế 9 tháng, PNJ đạt doanh thu thuần 11.679 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế 806 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 3.619 đồng. Biên lãi gộp trong 9 tháng của PNJ lên tới xấp xỉ 21%.
Theo Trí thức trẻ
BIDV sau 9 tháng: Lãi giảm, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã :BID) vừa công bố kết quả kinh doanh kém sắc trong quý III/2019, tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng...
Nguồn: Baodautu.vn
Đối với các Ngân hàng, vấn đề xử lý nợ xấu luôn được chú trọng quan tâm và BIDV cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính III/2019, tại thời điểm 30/09, dư nợ cho vay của BIDV là 1,073 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8% so với quý II/2019.
Tuy nhiên đi cùng với đó, nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) cũng liên tục tăng qua từng thời điểm. Tính đến 30/09, tổng nợ xấu (không bao gồm VAMC) là hơn 22.600 tỷ đồng, tăng 4,7% so với quý II/2019. Cũng trong quý III/2019, khoản nợ trái phiếu tại VAMC của BIDV giảm hơn 63% so với quý II/2019.
Tỷ lệ nợ xấu trong cả hai trường hợp bao gồm nợ đã bán cho VAMC và không bao gồm nợ đã bán cho VAMC đều tăng tính từ quý I/2018 đến quý III/2019.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) ở mức 2,09%, tăng so với mức 1,98% tại thời điểm kết thúc quý II/2019.
Tình hình nợ xấu của BIDV (Tỷ đồng,%). Nguồn: NCĐT tổng hợp
Trong báo cáo vào cuối tháng 08/2019 của mình, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đề cập tới vấn đề xử lý nợ xấu của BIDV. Theo đó, VCSC cho rằng việc xử lý nợ xấu và cải thiện rủi ro tín dụng của BIDV đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Tổng rủi ro tín dụng bao gồm các khoản vay cần chú ý, nợ xấu và lượng nợ được xử lý cộng dồn chiếm tổng cộng 5,1% khoản vay gộp trong 6 tháng đầu năm 2019, cao hơn gần gấp đôi so với số liệu trung bình trong danh mục các ngân hàng mà VCSC theo dõi là 2,9%. Mức so sánh này không bao gồm dư nợ trái phiếu VAMC của BIDV. VCSC còn đánh giá thêm, thậm chí kể cả sau khi thanh toán toàn bộ số dư VAMC, chi phí dự phòng của BIDV sẽ vẫn tiếp tục gia tăng để xử lý các khoản nợ xấu còn lại nội bảng. Ngoài dự phòng, các nỗ lực để cải thiện quản lý rủi ro là cần thiết nhằm hạn chế các khoản vay có vấn đề mới hình thành.
Và kết quả kinh doanh quý III/2019 mới được BIDV công bố cũng ghi nhận khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đáng kể, tăng hơn 32% so với quý II/2019, bào mòn lợi nhuận của Ngân hàng trong quý III/2019.
Kết quả kinh doanh của BIDV quý III/2019 (Tỷ đồng). Nguồn: NCĐT tổng hợp
Theo đó, kết quả kinh doanh quý III/2019 của BIDV không mấy khả quan trong quý III/2019. Hoạt động có sự tăng trưởng tốt nhất trong quý III/2019 đến từng mảng dịch vụ với mức tăng hơn 28%. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh trong quý III /2019 cải thiện mạnh so với cùng kỳ 2018, ghi nhận 175 tỷ đồng tiền lãi, tích cực hơn rất nhiều so với khoản lỗ cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ở diễn biến ngược lại thì hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại ghi nhận khoản lỗ 2,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2018, hoạt động này đem về khoản lãi hơn 241 tỷ đồng.
Tổng kết quý III/2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của BIDV tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV cũng tăng mạnh trong quý III/2019. Kết thúc quý III/2019, BIDV ghi nhận sự nhích nhẹ về lãi sau thuế, chỉ đạt hơn 3,5% tăng trưởng so với quý III/2018.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, sau trích lập dự phòng, lãi sau thuế của BIDV đạt hơn 5.600 tỷ đồng, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm trước.
Vũ Hoài
Theo Nhipcaudautu.vn
Đầu tư 577 ghi nhận lợi nhuận đột biến quý III/2019 Công ty CP Đầu tư 577 vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019 với kết quả lợi nhuận sau thuế tăng đột biến 300% so với cùng kỳ năm 2018, đạt gần 119 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 145,4 tỷ đồng, không tăng trưởng nhiều so với cùng kỳ...