LinkedIn rút khỏi Trung Quốc
LinkedIn, mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới, dự kiến ngừng hoạt động ở Trung Quốc do yêu cầu kiểm duyệt ngày càng cao từ nước này.
Trong thông báo hôm 14/10, LinkedIn cho biết việc đóng cửa sẽ được thực hiện vào cuối năm, sau hơn bảy năm tồn tại. Hiện LinkedIn – mạng xã hội việc làm thuộc sở hữu của Microsoft, là nền tảng hiếm hoi có xuất xứ Mỹ còn hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Công ty này thừa nhận đang đối mặt với “môi trường hoạt động ngày càng thách thức với các yêu cầu tuân thủ ngày càng cao hơn” từ phía Trung Quốc. “Dù chúng tôi đã thành công trong việc giúp các thành viên Trung Quốc tìm được việc làm và cơ hội kinh tế, nhưng chúng tôi không có được sự thành công như vậy trong khía cạnh chia sẻ và cập nhật thông tin”, thông báo viết.
Để tồn tại, phiên bản “bản địa hóa” của LinkedIn có bộ quy tắc riêng, được thiết lập theo các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực Internet.
Video đang HOT
LinkedIn là mạng xã hội tiếp theo phải đóng cửa tại Trung Quốc.
Theo SCMP , trong những năm gần đây, LinkedIn bản Trung Quốc liên tục bị chỉ trích vì việc kiểm duyệt các bài đăng nhạy cảm về chính trị. Tháng trước, trang này chặn người dùng truy cập tài khoản của nhiều nhà báo, học giả từ Mỹ. Điều này khiến LinkedIn bị các nhà lập pháp tại Mỹ phản đối.
Mạng xã hội này cũng khẳng định họ ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng vẫn chấp nhận các điều kiện để có thể hoạt động và tạo ra giá trị cho người dùng tại Trung Quốc của mình. Trong thông báo, LinkedIn cho biết sẽ tạo ra một ứng dụng độc lập có tên InJobs để thay thế. Ứng dụng này tập trung vào kết nối việc làm, không cung cấp tính năng chia sẻ bài viết và bảng tin như hiện tại.
Một số dịch vụ Internet khác của Mỹ như Google đã rút khỏi Trung Quốc từ 2010, trong khi Facebook bị chặn từ năm 2009. Các mạng xã hội phổ biến thế giới như Pinterest, YouTube đều bị cấm tại nước này. Google từng lên kế hoạch phát triển một công cụ tìm kiếm để hoạt động tại Trung Quôc, nhưng bị hủy bỏ sau khi bị rò rỉ. Trung Quốc cũng thực hiện chiến dịch ngăn chặn các dịch vụ VPN có tính năng vượt qua “Great Firewall” của nước này.
Trung Quốc cấm chuyển dữ liệu viễn thông, công nghiệp 'cốt lõi' ra khỏi nước
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây soạn thảo quy định mới nhằm ngăn chặn dữ liệu công nghiệp và viễn thông quan trọng bị chuyển ra bên ngoài.
Theo South China Morning Post , dự thảo quy định mới được MIIT công bố trên trang web chính thức hôm 30.9 và đang trưng cầu ý kiến phản hồi của công chúng cho đến cuối tháng 10.2021. Đây là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa luật Bảo mật dữ liệu (DSL) thành các hướng dẫn có thể hành động và có thể tác động đáng kể đến cách các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dựa vào quy định của dự thảo, tất cả doanh nghiệp xử lý dữ liệu công nghiệp và viễn thông ở Trung Quốc được yêu cầu phải phân loại thông tin thành "thông thường", "quan trọng" và "cốt lõi", đồng thời báo cáo danh mục dữ liệu cho các chi nhánh địa phương của MIIT. Chia sẻ dữ liệu được phân loại là "quan trọng" với một bên nước ngoài cần phải trải qua quy trình xem xét và phê duyệt đặc biệt, còn tất cả dữ liệu công nghiệp và viễn thông "cốt lõi" đều bị cấm chuyển ra khỏi Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào.
Trụ sở Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) ở Bắc Kinh
Dữ liệu công nghiệp đề cập đến thông tin được thu thập và sản xuất trong các lĩnh vực bao gồm nguyên liệu thô, máy móc, hàng tiêu dùng, sản xuất điện tử, phần mềm và công nghệ thông tin. Dữ liệu viễn thông bao gồm thông tin được thu thập và tạo ra từ thị trường mạng truyền thông rộng lớn. Có một điều đáng lưu ý, đó là theo dự thảo quy định thì định nghĩa về dữ liệu "quan trọng" và dữ liệu "cốt lõi" là chủ quan từ phía Trung Quốc.
MIIT là cơ quan quản lý đầu tiên của Trung Quốc ban hành các quy tắc chi tiết theo thẩm quyền của mình, phù hợp với DSL có hiệu lực vào đầu tháng 9.2021. Luật này quy định dữ liệu phải được phân loại dựa trên tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của đất nước. Được thành lập vào năm 2008 bởi Quốc vụ viện Trung Quốc, MIIT đảm nhận chức năng của một số bộ và văn phòng trước đó, chịu trách nhiệm quản lý các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển của đại lục.
Theo quy định mới được MIIT đề xuất, dữ liệu sẽ được xác định là "quan trọng" nếu thông tin đó có khả năng đe dọa "chính trị, đất đai, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, không gian mạng, hệ sinh thái, tài nguyên và an ninh hạt nhân" của Trung Quốc, hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia ở nước ngoài, cũng như việc bảo mật dữ liệu quốc gia trong không gian, vùng cực, biển sâu và trí tuệ nhân tạo. Thông tin sẽ được coi là dữ liệu "cốt lõi" nếu tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với những khu vực tương tự.
Một loạt sự kiện xảy ra trong thời gian qua đã khiến cho đây là thời điểm lý tưởng để Bắc Kinh thực hiện hành động bảo mật dữ liệu, trong đó bản địa hóa dữ liệu chiếm phần quan trọng. Các mục tiêu chính sách mới phản ánh nhu cầu về việc phải bảo mật chặt chẽ hơn ở quốc gia vốn có truyền thống đi sau trong tiêu chuẩn an ninh internet. Ngoài ra, chúng còn cho thấy mong muốn của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát nhiều hơn đối với lĩnh vực internet đã từng tự do một thời.
Hội nghị Internet Thế giới tại Trung Quốc mở ra triển vọng gì? Tesla, Intel và Qualcomm là các công ty Mỹ có tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh ở đại lục. Hội nghị Internet Thế giới khai mạc tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 26.9 Theo Bloomberg, Hội nghị Internet Thế giới hôm 26.9 được khai mạc bởi lời hứa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng nước...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng của phu nhân hào môn Vbiz sau khi bị móc sạch tiền vô cùng tinh vi giữa lúc du lịch châu Âu
Sao việt
14:25:33 04/04/2025
Malaysia bất ngờ thông báo dừng tìm kiếm máy bay mất tích MH370
Thế giới
14:25:20 04/04/2025
Hoàng Quyên trở lại, sáng tác âm nhạc ở tuổi 30
Nhạc việt
14:15:58 04/04/2025
Ca sĩ Lý Quốc Tường qua đời đột ngột vì ung thư phổi
Sao châu á
14:13:06 04/04/2025
6 tháng thu hồi gần 9.800 tỉ từ các vụ tham nhũng và kinh tế
Pháp luật
14:12:14 04/04/2025
Clip: Sau nhiều giờ tìm kiếm, thót tim thấy cháu bé lớp 2 ngủ ngon trên... cành cây xoài!
Netizen
13:55:14 04/04/2025
Văn Thanh tuổi 29, tay đeo đồng hồ nửa tỷ, sở hữu xế hộp đắt đỏ nhìn bất động sản còn choáng hơn
Sao thể thao
13:41:15 04/04/2025
Căn bếp 4 tỷ khiến cư dân mạng "choáng váng" thốt lên: Nhìn là biết gia chủ siêu Vip!
Sáng tạo
13:39:30 04/04/2025
5 con giáp "oanh tạc" bảng xếp hạng may mắn ngày 4/4
Trắc nghiệm
13:36:12 04/04/2025
Yoo Ah In tái xuất sau scandal chất cấm: Công chúng quá dễ dãi?
Hậu trường phim
13:31:49 04/04/2025