Linh hoạt ứng dụng các hình thức dạy STEM trong trường học
Trường học có thể dạy STEM thông qua việc dạy các môn khoa học theo bài học STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật linh hoạt tùy điều kiện cụ thể.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai thực hiện có hiệu quả giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn hướng dẫn một số nội dung thực hiện giáo dục STEM và tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục STEM trong trường trung học.
Mục đích của thực hiện giáo dục Khoa học, Công nghệ trong giáo dục trung học nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường trung học; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường;
Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.
Trường học tuỳ điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù từng môn học để linh hoạt ứng dụng các hình thức dạy STEM trong trường học.
Theo đó, tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM như sau:
Thứ nhất, các trường dạy học các môn khoa học theo bài học STEM. Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong các trường. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.
Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các môn học.
Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận, vận dụng kiến thức thông qua thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế…
Thứ hai, các trường tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM. Hoạt động này được tổ chức thông qua hình thức các câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế. Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá.
Nội dung mỗi buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. Ưu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận động như thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa.
Video đang HOT
Tăng cường sự hợp tác giữa trường trung học với các các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thứ ba, các trường có thể tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật được thực hiện dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn.
Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức Ngày hội STEM hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị để đánh giá, biểu dương sự nỗ lực của giáo viên và học sinh trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề tài nghiên cứu gửi tham gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật.
Hình thức tổ chức dạy học cần lôi cuốn học sinh vào hoạt động kiến tạo, tăng cường hoạt động nhóm, tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
Hình thức tổ chức bài học STEM có thể linh hoạt, kết hợp các hoạt động trong và ngoài lớp học nhưng cần đảm bảo mục tiêu dạy học của phần nội dung kiến thức trong chương trình. Tăng cường tổ chức hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh nhưng phải chỉ rõ nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh trong nhóm.
Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống xã hội, khoa học, công nghệ và học sinh đuợc yêu cầu tìm các giải pháp đế giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học. Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc một số môn học trong chương trình; bảo đảm giải quyết được vấn đề đặt ra một cách tương đối trọn vẹn.
Bài học STEM đuợc xây dựng dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật với tiến trình bao gồm 8 bước: xác định vấn đề; nghiên cứu kiến thức nền; đề xuất các giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mô hình (nguyên mẫu); thử nghiệm và đánh giá; chia sẻ thảo luận; điều chỉnh thiết kế.
Về thiết kế tiến trình dạy học, theo Bộ GD&ĐT tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật, nhưng các bước trong quy trình có thể không cần thực hiện một cách tuần tự mà thực hiện song song, tương hỗ lẫn nhau.
Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền có thể được tổ chức thực hiện đồng thời với việc đề xuất giải pháp; hoạt động chế tạo mẫu có thể được thực hiện đồng thời với việc thử nghiệm và đánh giá. Trong đó, bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia.
Mỗi bài học STEM có thể được tổ chức theo 5 hoạt động dưới đây. Trong đó, hoạt động 4 và 5 được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt ở trong và ngoài lớp học theo nội dung và phạm vi kiến thức của từng bài học.
Mỗi hoạt động phải được mô tả rõ mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh và cách thức tổ chức hoạt động.
Nội dung hoạt động có thể được biên soạn thành các mục chứa đựng các thông tin như là nguyên liệu, kèm theo các lệnh hoặc yêu cầu hoạt động để học sinh tìm hiểu, gia công trí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động; cách thức tổ chức hoạt động thể hiện phương pháp dạy học, mô tả cách thức tổ chức từng mục của nội dung hoạt động để học sinh đạt được mục đích tương ứng.
"Một chương trình, nhiều bộ sách" là chủ trương đúng
Từ năm học 2020 - 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu đưa bộ sách giáo khoa mới vào chương trình giảng dạy trên cả nước đối với lớp 1.
Đây cũng là lần đầu tiên trong nghề nhiều giáo viên được tự chọn sách giáo khoa để giảng dạy thay vì "đến hẹn lại lên" với bộ sách dùng chung cho cả nước. Hà Nội Ngày nay đã ghi lại ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu, phụ huynh học sinh xoay quanh vấn đề này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kiều - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam: ây là cách làm mới theo xu thế tiến bộ
Chủ trương "Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa" đang được thực hiện ở nước ta hướng đến mục đích không chỉ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, mà quan trọng hơn là trên nền tảng kiến thức và kỹ năng đó hình thành các phẩm chất và phát triển năng lực thực hiện vốn đã được bàn bạc, chọn lựa một cách kỹ lưỡng, phù hợp với học sinh Việt Nam.
Đây là một xu thế tiến bộ bởi học sinh đi học không chỉ để hiểu và tích lũy kiến thức, mà hơn thế nữa còn áp dụng những kiến thức đó vào học tập và đặc biệt là trong cuộc sống.
Với quan điểm đó, chương trình phổ thông mới ở nước ta lần này có những thay đổi quan trọng về mục tiêu, kết cấu nội dung, về định hướng đổi mới phương pháp dạy học, về đánh giá kết quả học tập. Việc xây dựng các bộ sách giáo khoa (SGK) mới phải trên tinh thần quán triệt định hướng và mục tiêu của chương trình (chương trình tổng thể cũng như chương trình môn học, hoạt động trải nghiệm), khung nội dung và đặc biệt là các yêu cầu cần phù hợp, tránh quá tải. SGK sẽ được đánh giá theo một hệ thống tiêu chí và chỉ báo nghiêm ngặt của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trên cơ sở kế thừa ưu điểm của SGK hiện hành, có học tập kinh nghiệm biên soạn SGK của các nước trên thế giới, những bộ SGK mới đã được biên soạn (bộ SGK lớp 1) với tư cách là tài liệu tự học cho học sinh, không đơn giản là trình bày kiến thức học sinh cần lĩnh hội mà còn tạo cơ hội thuận lợi cho việc dạy học, hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cũng như cho việc đánh giá kịp thời, tin cậy đối với kết quả học tập. Thông qua SGK, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hiện một cách hứng thú quá trình khám phá, lĩnh hội kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và trong quá trình đó phát triển các năng lực thích hợp.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, cần có sự chuyển động tích cực về ý thức đổi mới; phải có những hiểu biết cần thiết để đổi mới cách dạy, cách học, trước hết là ở đội ngũ giáo viên. Đây là một quá trình đòi hỏi vượt qua nhiều thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất là sức ỳ, thói quen được hình thành từ lối dạy học cũ.
Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của giáo viên, của cán bộ quản lý giáo dục, mà còn cần sự phối hợp tích cực của các giới ngành, các phương tiện truyền thông. Hy vọng quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh - chủ biên môn Hoạt động trải nghiệm của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực: Bộ sách giáo khoa mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục
"Một chương trình, nhiều bộ sách" là chủ trương đúng đắn, kết hợp với việc đổi mới SGK theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, có thể tạo cú hích mạnh mẽ cho giáo dục phổ thông Việt Nam. Từ triết lý chung, các nhóm tác giả triển khai mỗi bộ sách theo cách tiếp cận và phương pháp riêng, tạo được sự đa dạng thú vị trong sự thống nhất. Sẽ có nhiều điểm mới trong mỗi bộ sách, xóa đi những lối mòn trong cách viết SGK nhiều năm nay, tạo độ "mở" cần thiết cho phép giáo viên được là những người "đồng thiết kế" bài học, hoạt động giáo dục cùng người biên soạn.
Tuy nhiên, cái mới không dễ ngay lập tức được đón nhận, nhất là khi nhiều thói quen rập khuôn khiến một số giáo viên trở nên thụ động khi tiếp nhận và sử dụng SGK. Giờ là lúc các thầy cô phải thay đổi mình, giành lấy quyền chủ động cùng sự hỗ trợ của SGK mới.
Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực nhấn mạnh cách tiếp cận vấn đề từ góc độ năng lực - năng lực của học sinh và cả năng lực của giáo viên. SGK phải hướng đến việc hình thành kỹ năng, phương pháp làm việc, học tập và trau dồi kỹ năng sư phạm của giáo viên, đồng thời cho phép giáo viên được lựa chọn các phương án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, với nội dung giáo dục của địa phương. Giáo viên thậm chí có thể sử dụng SGK như những gợi ý tham khảo để tự đề xuất phương án của mình.
Để hỗ trợ họ, khi tham gia biên soạn sách, chúng tôi rất chú trọng việc viết sách giáo viên. Các tác giả hướng tới việc không chỉ đưa ra các bài học, hoạt động giáo dục cụ thể cùng các bài giảng mẫu, mà còn trình bày kỹ các nguyên lý và quan điểm thiết kế từng dạng bài học, từng hình thức hoạt động, phương pháp đánh giá hoạt động của học sinh.
Nói cách khác, sách giáo viên giúp các tác giả SGK và các thầy, cô giáo tìm được tiếng nói chung để trên cơ sở đó, các thầy cô có thể mạnh dạn bổ sung, thay thế, làm mới, mở rộng... các nội dung bài học hoặc các hoạt động dựa trên đề xuất của nhóm tác giả.
Với sự góp ý, phản biện của xã hội, người sử dụng sách, tôi tin bộ sách sẽ đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chị Hoàng Lan Hương (phố Hoàng Như Tiếp, quận Long Biên, Hà Nội): ặt trọn kỳ vọng vào trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ giáo viên
Là phụ huynh có con năm nay vào lớp 1, tôi khá băn khoăn khi biết năm học này bộ SGK mới sẽ được đưa vào sử dụng. Về hình thức thì bộ SGK mới có chất lượng tốt, hình thức trình bày đẹp, màu sắc hài hòa, hình ảnh sinh động tạo cảm hứng học tập. Về nội dung, các bộ sách đều có nội dung phong phú, đa dạng, nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn, áp dụng được vào cuộc sống của các em.
Tuy nhiên, tôi thấy khoảng thời gian để giáo viên chuẩn bị cho tất cả các việc, từ việc tập huấn đến chuẩn bị phương pháp dạy theo sách mới, trang thiết bị giảng dạy... là quá ngắn. Thêm vào đó, giá một bộ SGK mới khá cao. Sự phát triển năng lực của học sinh phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn của giáo viên, vì thế, phụ huynh chúng tôi đặt trọn kỳ vọng vào trách nhiệm, tâm huyết của các thầy, cô giáo, nhất là của hội đồng chọn SGK của nhà trường.
Mong các thầy, cô thực sự chuyên tâm, đầu tư công sức, thời gian, trí tuệ và nghiệp vụ chuyên môn cho việc chọn sách; không làm việc qua loa, đại khái. Việc chọn SGK phải thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhất là nhận thức của học sinh nhà trường.
Bộ GD-ĐT hướng dẫn 3 hình thức giáo dục STEM ở bậc trung học Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn một số nội dung thực hiện giáo dục STEM và tổ chức, quản lý hoạt động này trong trường trung học. Mục đích của Bộ GD-ĐT là nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM; thống nhất nội...