Linh hoạt, sáng tạo trong từng tiết dạy học sinh lớp 1
Sau 4 tháng triển khai chương trình SGK lớp 1, thầy cô giáo trường PT Tuyên Quang (Đại học Tân Trào) đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong từng tiết học cho từng môn học.
Học sinh tự do sáng tạo không gây căng thẳng, áp lực.
Thông qua các buổi hội thảo, trao đổi, thảo luận giữa các tổ chuyên môn về tính chủ động thiết kế nội dung bài học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng bài học và với đối tượng học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin chia sẻ ý kiến của mình trước lớp, phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo như (trò chơi, khởi động vào tiết học vui nhộn, thưởng cờ điểm tốt, thưởng đồ dùng học tập) trong các giờ học.
Nhờ đó, học sinh tích cực rèn luyện các kỹ năng đọc – viết – nghe – nói, kĩ năng tính toán, năng lực sáng tạo,… của học sinh giúp cho giờ học vui vẻ, nhẹ nhàng, lôi cuốn.
Video đang HOT
Để tiếp tục nâng cao chất lượng bài giảng, bản thân mỗi giáo viên luôn cố gắng học hỏi, vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong các giờ học đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho học sinh. Việc thực hiện hiệu quả Chương trình Sách giáo khoa lớp 1 cũng góp phần bổ sung vào lý thuyết cho giảng viên trường Đại học Tân Trào trong quá trình giảng dạy cho sinh viên sư phạm tại trường.
TS. Lê Thiếu Tráng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Tuyên Quang chia sẻ: Trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết học, mỗi chủ đề, các giáo viên dạy khối 1 của trường đã có nhiều vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh và phụ huynh. Nhà trường sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm và kết quả đạt được cho học kì 2 và trong những năm học tiếp theo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Theo ThS. Phạm Thị Huyền, Tổ trưởng tổ tiểu học trường Phổ thông Tuyên Quang nhận xét: Trường Phổ thông Tuyên Quang có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo. Đội ngũ giáo viên của trường được tham gia các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn đầy đủ nên khi bắt tay vào giảng dạy Chương trình Sách giáo khoa mới, giáo viên khối 1 của tổ tiếp cận nhanh, vận dụng linh hoạt nhiều đổi mới trong việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, sáng tạo, không gây căng thẳng, áp lực cho học sinh. Giáo viên mạnh dạn, tự tin, chủ động trong các bài dạy và thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Để nâng cao chất lượng bài giảng, bản thân mỗi giáo viên luôn cố gắng học hỏi, vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong các giờ học nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho học sinh. Là một trường Phổ thông trực thuộc trường Đại học Tân Trào, việc thực hiện hiệu quả Chương trình Sách giáo khoa mới, góp phần bổ sung vào lý thuyết và thực tiễn trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và học tập của sinh viên sư phạm tại trường Đại học Tân Trào.
Câu chuyện giáo dục: Đừng 'nấu cơm', 'dọn sẵn' mỗi mùa thi!
'Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất người học' là thông điệp ý nghĩa từ hội thảo đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững tổ chức tại Đà Nẵng cuối năm 2020.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (ảnh minh họa) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Đây cũng là định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông mà chúng ta đang theo đuổi. Nhưng thẳng thắn nhìn vào quá trình thực dạy và thực học hiện nay ở nhiều trường phổ thông mới thấy chúng ta còn một hành trình dài đầy gian nan phía trước để thực hiện điều này.
Một thực tế tồn tại trong giáo dục bao lâu nay là cách dạy và thi nặng về lý thuyết, chú trọng kiến thức và "gạo" bài theo kiểu học thuộc lòng. Học theo mẫu, làm theo mẫu là một trong những phương pháp dẫu cũ mòn nhưng vẫn được ưu ái sử dụng bởi thầy sợ trò "trật đường ray", "sai lối mòn"...
Trước mỗi kỳ thi, học sinh cứ ê a học từng trang giấy A4 chi chít chữ đề cương ôn tập các môn học. Hàng chục câu hỏi với những vấn đề trọng tâm được soạn sẵn chi li từng đáp án buộc trò phải học, phải nhớ nếu muốn đạt điểm cao.
Khá nhiều thầy cô thường biện minh rằng để trò tự soạn sẽ thiếu sót nên soạn giúp trò từng gạch đầu dòng. Việc của học trò chỉ là học, học và học. "Nấu cơm", "dọn sẵn" là câu chuyện khá phổ biến mỗi mùa thi ở nhà trường phổ thông hiện nay.
Thay vì buộc trò phải tư duy, suy nghĩ, tổng kết và hệ thống hóa kiến thức cuối kỳ, thầy đã "ra tay" giúp trò. Thay vì hướng dẫn để trò liên hệ và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, thầy đã chu toàn mọi thứ.
Phát huy năng lực và phẩm chất của người học - giấc mơ ấy hẳn còn xa vời nếu đề thi các môn vẫn cứ chăm chăm vào việc kiểm tra kiến thức và khả năng ghi nhớ của học sinh. Bao giờ những trang A4 đề cương ôn tập chi chít chữ còn tồn tại thì khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học cùng vô số phẩm chất, năng lực sẽ còn bị thui chột.
Xin đừng "nấu cơm" và "dọn sẵn" mỗi mùa thi như thế!
'Nghỉ hè 3 tháng không dài, thậm chí còn ngắn' PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng khi ngành giáo dục chuyển trọng tâm sang dạy người, 3 tháng hè không dài, thậm chí còn ngắn. Trong khi nhiều phụ huynh, giáo viên, học sinh vui mừng trước thông tin từ năm học sau, thời gian nghỉ hè kéo dài 3 tháng, không ít bậc cha mẹ lo lắng nghỉ quá lâu, con quên...