Linh hoạt chuyển giao các chương trình đào tạo nghề
Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên môn theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các trường tham gia thí điểm đã có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo để đảm bảo chất lượng chuyên môn trong việc chuyển giao các chương trình đào tạo nghề.
ảnh minh họa
Đảm bảo chất lượng giáo viên và sinh viên
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, bước đầu, công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với chương trình đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi yêu cầu cao về năng lực tiếng Anh của sinh viên, nhưng các trường đã hết sức linh hoạt, sáng tạo để có nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác tuyển sinh và đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho sinh viên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu để học tập chuyên môn theo các bộ chương trình chuyển giao nhằm thực hiện việc chuyển giao các chương trình đào tạo nghề.
Đến nay, 25 trường đã tuyển sinh được 803 sinh viên trên tổng số 888 sinh viên của 41 lớp theo kế hoạch đã được phê. Đã có tổng số 663/803 sinh viên của 41 lớp đạt trình độ B1 tiếng Anh, còn lại 140/803 sinh viên chỉ đạt trình độ A2 đang được các trường tiếp tục bồi dưỡng thêm để thi lại vào tháng 3/2018.
Theo kế hoạch, trong quá trình học chuyên môn, các sinh viên của 41 lớp sẽ tiếp tục được học bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành tương ứng với ngành, nghề đào tạo để nâng cao trình độ tiếng Anh.
Video đang HOT
Đảm bảo chất lượng đào tạo chuyên môn theo các tiêu chuẩn của chính phủ Úc, đòi hỏi đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên môn phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy và kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đưa giáo viên chuyên môn của 25 trường đi đào tạo tại Úc, cụ thể:
Năm 2015 đã tổ chức đưa đi học tập, bồi dưỡng đợt đầu tại Úc cho 191 giáo viên giảng dạy chuyên môn của 12 nghề; năm 2017 tiếp tục đưa 127 giáo viên sang Úc đào tạo, bồi dưỡng, số giáo viên này đã hoàn thành chương trình đào tạo và trở về nước để tham gia giảng dạy theo chương trình đào tạo thí điểm.
Thống kê cho thấy đã có tổng số 318 giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ để giảng dạy theo quy định của Úc, về cơ bản đã đáp ứng đủ số lượng giáo viên giảng dạy chuyên môn cho đào tạo thí điểm.
Hiện còn 18 giáo viên chuyên môn của nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí sẽ tiếp tục được đưa sang Úc đào tạo vào quý II/2018. Các trường đã cơ bản đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị cho đào tạo thí điểm theo quy định của Học viện Chisholm và chính phủ Úc.
Đổi mới thực chất
Sự quyết tâm cao của các trường, cùng với sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng như của các bộ, ngành, địa phương, công tác chuẩn bị cho đào tạo thí điểm 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc đã đáp ứng được yêu cầu đào tạo thí điểm.
PGS.TS Lê Quân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc hợp tác quốc tế, tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến mới có thể đổi mới giáo dục nghề nghiệp một cách nhanh chóng. Dự án phải làm hài lòng các trường, các nhà giáo và nhất là hài lòng học sinh, sinh viên…
Đặc biệt cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngành; khảo sát độc lập về sự hài lòng của giáo viên, học sinh đối với các chương trình đào tạo. Tới đây, các trường cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo để người học ra trường có việc làm ngay, cũng như được doanh nghiệp đón nhận.
Đây chính là “thước đo” hiệu quả của dự án, đảm bảo yếu tố thực chất chứ không phải chỉ để “báo cáo cho đẹp”. Đối với các trường được tổ chức đào tạo thí điểm cần đánh giá hiệu quả, chất lượng “sản phẩm” đầu ra để có những điều chỉnh phù hợp và tạo sự lan tỏa của đào tạo nhân lực.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế”; Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch và Quy định để tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng cho 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, trong đó đã lựa chọn 25 trường cao đẳng để tham gia đào tạo thí điểm 41 lớp cho 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo các bộ chương trình đã chuyển giao từ Học viện Chisholm, bang Victoria, Úc.
Theo Giaoducthoidai.vn
Giáo dục Anh tìm thấy cơ hội lớn từ sinh viên Việt
Hơn 10 trường ĐH, cao đẳng, các công ty đến từ Anh Quốc đã tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh.
Hơn 10 trường Đại học, cao đẳng và các công ty của Anh Quốc đã tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.
Từ ngày 15 đến 18-1, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với hơn 10 trường ĐH, cao đẳng, các công ty đến từ Anh Quốc tổ chức hội thảo, giao lưu tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhiều thế mạnh như: Ô tô, dệt may, xây dựng, khách sạn, Anh ngữ...
Theo TS Vũ Xuân Hùng - Viện trưởng Viện KHGD nghề nghiệp Việt Nam, mạng lưới gồm 1.989 cơ sở đào tạo trên cả nước (tính tới năm 2016) hoạt động không hiệu quả. Cụ thể: Việc đào tạo của các cơ sở giáo dục trong nước chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát, thiếu bền vững; các doanh nghiệp không có nhu cầu về đào tạo lao động; người học cũng rất khó tìm được đến với doanh nghiệp.
Ông Herbert Lonsdale, Quản lý phát triển kinh doanh Quốc tế của IMI : "Ngành công nghiệp chế tạo xe hơi của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Sự gia nhập thị trường đầy tham vọng của Tập đoàn VinFast rất đáng chú ý. Với thế mạnh của mình là một tổ chức hoạt động chuyên sâu, được chứng nhận quốc tế (tiêu chuẩn IMI International) trong lĩnh vực thiết kế khung, tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ/chứng nhận đào tạo nghề trong ngành ô tô, IMI rất kỳ vọng và tin tưởng vào triển vọng hợp tác với những trung tâm dạy nghề hàng đầu ở Việt Nam".
Trao đổi với PV, ông Matthew Lewis, đại diện hệ thống Newcastle College, : "Newcastle College rất mong muốn mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu rộng hơn với các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp, trường trung học, cao đẳng và đại học tại Việt Nam. Có thể thông qua hình thức liên kết đào tạo, cấp bằng kép hay trao đổi sinh viên và giảng viên".
Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất đối với lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam là trình độ Anh ngữ yếu kém. Đại diện các trường đến từ Anh Quốc đều phàn nàn cả đầu vào và đầu ra với học viên lẫn giảng viên.
Bà Uyên Phạm, Giám đốc khu vực phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia, Hội đồng khảo thí tiếng Anh Cambridge, cho hay: "Việc học tiếng Anh không chỉ là các kỳ thi hay cấp học, mà quan trọng hơn chính là việc có được sự tự tin trong giao tiếp cùng trải nghiệm và cơ hội trong cuộc sống. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các trường dạy nghề tại Việt Nam xây dựng chuẩn đầu ra Anh ngữ. Hội đồng cũng sẽ hỗ trợ tư vấn chương trình giảng dạy và giáo trình".
Theo Phapluattp.vn
Giáo dục nghề nghiệp sẽ có bứt phá trong năm 2018 Năm 2017, ngành giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã đạt được những thành quả hết sức tích cực, đây là bước tiền đề khả quan cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và giai đoạn tới: đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN và gắn đào tạo nghề với việc làm bền vững. Thực hành nghê cơ khí động...