Linh hoạt bù đắp kiến thức khi chuyển đổi tổ hợp môn
Nhờ làm tốt công tác tư vấn lựa chọn tổ hợp môn trước khi bước vào lớp 10 nên thời gian qua có rất ít học sinh ở TPHCM thay đổi nguyện vọng.
Tiết học Mỹ thuật của học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân.
Đối với trường hợp muốn thay đổi, các trường cũng sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ bù đắp kiến thức cho các em để đáp ứng yêu cầu học tập.
Chủ động các phương án
Từ đầu năm học 2022 – 2023, Trường THPT Đào Sơn Tây (TP Thủ Đức) đã làm tốt công tác tư vấn cho học sinh và phụ huynh khi đăng ký tổ hợp môn phù hợp với năng lực sở trường của các em. Sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kỳ I, không có học sinh nào đề đạt nguyện vọng chuyển đổi môn học.
Theo cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Hảo, học sinh vẫn được chuyển đổi môn học sau khi kết thúc học kỳ I hoặc năm học. Tuy nhiên nhà trường luôn vận động trò cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Bởi lẽ, học sinh chuyển đổi môn thì sẽ mất kiến thức của một số môn đã học trước đó và việc cập nhật bổ sung lượng kiến thức môn học mới trong khoảng thời gian nhất định gặp nhiều khó khăn để theo kịp các bạn.
“Trước khi học sinh lựa chọn tổ hợp môn nào, ban nào, nhà trường cũng đã tư vấn rất kỹ nên không khuyến khích các em thay đổi sau khi đã lựa chọn. Trong trường hợp học sinh có nguyện vọng xin chuyển tổ hợp, nhà trường vẫn tạo điều kiện, đồng thời có phương án tổ chức học bù môn muốn đổi vào các ngày nghỉ, đảm bảo số tiết, điểm”, cô Hảo cho hay.
“Nếu có học sinh chuyển tổ hợp môn, nhà trường sẽ nắm bắt thực tế số lượng, sau đó bố trí giáo viên bổ sung kiến thức cho các em để đáp ứng với yêu cầu tổ hợp môn mới. Nhờ chủ động các phương án, nhà trường cũng thuận lợi khi thực hiện”, cô Hà chia sẻ.
Tương tự, Trường THPT Phước Long (TP Thủ Đức) đến thời điểm này chưa ghi nhận học sinh khối 10 đề xuất chuyển tổ hợp môn. Theo cô Nguyễn Thị Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường, ngay từ đầu năm học 2022 – 2023, thầy cô đã tư vấn rất kỹ cho các em cũng như thông báo phụ huynh để đưa ra nguyện vọng phù hợp. Cùng với đó, ban giám hiệu cũng lên kế hoạch và phương án nếu kết thúc học kỳ I hoặc kết thúc năm học học sinh có nguyện vọng chuyển đổi tổ hợp môn.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT hướng dẫn: “Trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo sở GD&ĐT”. Do đó, việc thay đổi do nhà trường quyết định. Tuy nhiên, từng trường sẽ có kế hoạch tổ chức giảng dạy, xây dựng cơ cấu lớp, quy định sĩ số lớp, phân công giáo viên, cơ sở vật chất… hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh và học sinh theo dõi các hướng dẫn của trường học.
Video đang HOT
Trường THPT Phong Phú (huyện bình chánh) tư vấn cho phụ huynh có con vào lớp 10 năm học 2022 – 2023.
Cần cân nhắc kỹ
Năm học 2022 – 2023 bắt đầu được gần 1 tháng, 10 học sinh khối 10 của Trường THPT Bà Điểm (huyện Hóc Môn) đã đề xuất được chuyển đổi môn học. Tiếp nhận nguyện vọng, nhà trường nhanh chóng cho các em đăng ký lại.
“Nhờ đề xuất nguyện vọng chuyển tổ hợp sớm nên học sinh không bị hụt kiến thức. Qua đợt kiểm tra học kỳ I vừa qua các em đều đạt yêu cầu. Cũng từ đó đến nay việc lựa chọn của các em đã ổn định, không có trường hợp nào ý kiến về chuyển đổi nữa”, cô Phượng chia sẻ.
Còn tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) sau kỳ kiểm tra giữa học kỳ I, có một học sinh lớp 10 muốn chuyển tổ hợp môn (nhưng cùng ban). Em muốn chuyển từ lớp 10A11 sang 10A9, chuyển từ môn tự chọn Giáo dục – Kinh tế pháp luật, Mỹ thuật sang Hóa và Địa.
Theo chia sẻ của cô Hiệu trưởng Vũ Thị Ngọc Dung, ngay từ đầu năm Trường THPT Bùi Thị Xuân đã tư vấn cho học sinh và phụ huynh rất kỹ và luôn vận động học sinh cần cân nhắc thấu đáo nếu có ý định đổi tổ hợp môn học. Tuy nhiên đối với trường hợp này do em không muốn học môn Mỹ thuật. “Nhà trường vẫn cho học sinh lớp 10 đổi tổ hợp môn từ giữa học kỳ I, còn không thì vào cuối học kỳ I. Tất nhiên, trong trường hợp đó, học sinh nào bị thiếu kiến thức phải tự học. Giáo viên sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ thêm cho các em”, cô Dung cho hay.
Cũng theo chia sẻ của Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, nhà trường không khuyến khích học sinh thay đổi sau khi đã lựa chọn. Tuy nhiên trường hợp các em muốn chuyển tổ hợp môn, ban thì cần phải chuyển càng sớm càng tốt, để không bị thiệt thòi về kiến thức. Bởi để càng lâu, kiến thức càng nhiều, dù cho học phụ đạo cũng không bằng học những môn này từ đầu năm học.
“Nếu học sinh muốn đổi tổ hợp môn có thể đổi nhiều hơn khi học xong hết năm lớp 10. Bởi lẽ, khi đó người học biết được nhiều kiến thức môn học hơn và cũng có thể tự khẳng định rằng mình có phù hợp với môn học trong tổ hợp đó hay không”, cô Dung nói.
“Mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 cấp THPT là định hướng nghề nghiệp nên việc lựa chọn các môn tương ứng rất quan trọng. Việc thay đổi trong quá trình học sẽ ảnh hưởng đến từng cá nhân như thời gian bổ sung kiến thức, tâm lý, hòa nhập trong môi trường học tập khi thay đổi…Vì vậy học sinh nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định thay đổi môn học” – Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM lưu ý.
Học sinh xin chuyển tổ hợp môn với lý do không theo được chương trình
Dù số học sinh lớp 10 xin chuyển tổ hợp môn không nhiều, nhưng lãnh đạo các trường khẳng định rằng, nếu các em chuyển sẽ bị thiệt thòi về kiến thức.
Ngay sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2022 - 2023, một số học sinh lớp 10 tại các trường trung học phổ thông công lập, ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có đơn gửi nhà trường xin chuyển các tổ hợp môn vì lý do không theo kịp chương trình.
Cần cân nhắc kỹ trước khi đổi tổ hợp môn
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Trương Thị Bích Thủy - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Trưng Vương, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, học sinh lớp 10 của trường có rất nhiều cách để chọn tổ hợp môn để học, như theo tinh thần STEAM, chọn môn tự chọn bất kỳ.
Theo cô Trương Thị Bích Thủy, học sinh của trường sẽ vẫn được chuyển tổ hợp môn, nhưng nhà trường luôn vận động học sinh cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.
Bởi lẽ, cô Bích Thủy giải thích là nếu học sinh chuyển thì sẽ mất kiến thức của một số môn đã học trước đó.
Còn nếu học sinh muốn chuyển ban, hay chuyển tổ hợp môn thì cần phải tự cập nhật, tự học những môn đó của học kỳ trước.
Học sinh bậc trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Trước khi học sinh lựa chọn tổ hợp môn, ban nào thì Trường trung học phổ thông Trưng Vương cũng đã tư vấn rất kỹ cho học sinh, nên trường cũng không khuyến khích học sinh thay đổi sau khi đã lựa chọn.
"Còn nếu muốn chuyển thì cũng cần phải hết năm học lớp 10" - cô Trương Thị Bích Thủy khẳng định.
Do vậy, cô Thủy cho hay, trường cũng chỉ có một vài học sinh lớp 10 muốn chuyển.
Nếu thật sự muốn đổi thì đổi càng sớm càng tốt
Trong khi đó, tại Trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, quận 1, cô Vũ Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng nhà trường lại cho rằng, nếu học sinh muốn chuyển tổ hợp môn, ban thì cần phải chuyển càng sớm càng tốt, để không bị thiệt thòi về mặt kiến thức.
Tại trường, sau kỳ kiểm tra giữa học kỳ 1, chỉ có duy nhất một học sinh lớp 10 muốn chuyển tổ hợp môn (nhưng cùng ban). Em học sinh này muốn chuyển từ lớp 10A11 sang 10A9, chuyển từ môn tự chọn Giáo dục - Kinh tế pháp luật, Mỹ thuật sang Hóa và Địa.
Cô Vũ Thị Ngọc Dung nói rằng, chủ yếu là em học sinh trên không muốn học môn Mỹ thuật, dù nhà trường hồi đầu năm cũng đã tư vấn cho học sinh rất kỹ.
Với tinh thần "Điểm số là không chờ đợi học sinh", nên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân nhấn mạnh rằng, nhà trường vẫn cho học sinh lớp 10 đổi tổ hợp môn ngay từ giữa học kỳ 1, còn không thì vào cuối học kỳ 1.
Tất nhiên, trong trường hợp đó, học sinh nào bị thiếu kiến thức thì phải tự học. Giáo viên sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ thêm cho các em.
Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, chắc chắn là những học sinh có thay đổi tổ hợp môn thì sẽ không được như học sinh bình thường, theo học những môn này ngay từ đầu năm học.
Bên cạnh đó, cô Dung còn dự đoán rằng, nếu học sinh có muốn đổi tổ hợp môn thì có thể các em sẽ đổi nhiều hơn khi học xong hết năm lớp 10.
Bởi lẽ, khi đó thì các em học sinh này đã biết được nhiều kiến thức môn học hơn, và cũng có thể tự khẳng định rằng mình có phù hợp với môn học trong tổ hợp đó hay không?
Cô Vũ Thị Ngọc Dung đưa ra lời khuyên với các em học sinh lớp 10 là: Nếu thực sự muốn đổi tổ hợp môn, thì nên đổi càng sớm càng tốt vì kiến thức của các em học sinh lúc đó sẽ không bị thiệt thòi nhiều.
Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ: Trải nghiệm lần đầu với môn Nghệ thuật Nhiều trường THPT đã tổ chức kiểm tra giữa kỳ, trong đó môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) gồm cả lý thuyết kết hợp thực hành. Thầy Ngô Xuân Tùng hướng dẫn học sinh làm bài tập môn Mỹ thuật. Dù mới trở thành môn học chính thức ở khối 10, nhưng tại các trường học, hoạt động kiểm tra diễn ra...