Linh động và chủ động
Vậy là trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13-3 đã ký văn bản điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Cụ thể, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc trước ngày 15-7, kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 11-8.
Ảnh minh họa
Từ thực tế khá nhiều lần điều chỉnh vừa qua, có thể thấy khung nội dung chương trình giáo dục hiện tại đã không có giải pháp dự phòng nào cho những tình huống bất định để có thể linh động về phương thức, bảo đảm cho quá trình dạy học, truyền trao tri thức được diễn ra liên tục, trong khả năng kiểm soát cao nhất.
Trên thực tế, ngay từ sau Tết, khi Việt Nam mới có 16 ca nhiễm SARS-CoV-2, các trường học phải đóng cửa phòng dịch, lập tức các giải pháp về dạy trực tuyến được đưa ra rồi sau đó có vẻ như phạm vi áp dụng chỉ có một số trường tư, trong điều kiện người học có một số đồng nhất về điều kiện, phương tiện… và nhất là đã từng được trang bị kỹ năng học trực tuyến từ trước đó.
Giải pháp giáo dục thay thế này được đánh giá là khó áp dụng trong môi trường giáo dục công lập, trên phạm vi rộng lớn, bởi những đòi hỏi công nghệ, điều kiện tiếp nhận trên phạm vi toàn xã hội có sự phân hóa lớn. Nhưng một kịch bản nội dung dạy học rút gọn có tính đồng bộ là điều trước hết có thể tính tới khi quỹ thời gian học của niên khóa này ngày càng thu hẹp bởi diễn biến phức tạp của tình hình dịch tễ. Đây cũng là giải pháp khả dĩ, khi nội dung chương trình giáo dục bình thường đang được xem là nặng nề, cồng kềnh.
Tinh gọn nội dung, chú trọng vào những kiến thức chính yếu, phù hợp với kế hoạch dạy học tập trung ngắn hạn là việc có thể làm ngay. Theo đó, ở những cấp học cao, cần đẩy mạnh triển khai phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm, khuyến khích khả năng chủ động tự học, tự nghiên cứu của người học; ở cấp học cơ sở, có thể huy động sự tham gia của gia đình, nhóm người học. Công nghệ thông tin lúc bấy giờ đóng vai trò kết nối để người học với người dạy, nhà trường với gia đình kết nối, liên đới trong trách nhiệm dạy học một cách nhịp nhàng. Một quy chế khảo thí cũng cần được chuẩn bị theo một kịch bản, tiêu chuẩn mềm để bảo đảm việc tính cởi mở, chấp nhận những điều kiện giảng dạy khác nhau, chú trọng trực tiếp vào chất lượng sản phẩm giáo dục.
Cần có sự chủ động, quyết liệt về nội dung và phương thức giáo dục thay thế, tùy cơ ứng biến nhằm tránh tạo ra sự rối ren với các quyết định thay đổi thời gian mở trường bất nhất giữa các địa phương, tránh những cuộc thăm dò thoạt tưởng là tôn trọng ý kiến số đông nhưng gây ra tâm lý lo lắng trong xã hội và tránh hiện tượng chuyền quả bóng trách nhiệm giữa trung ương với địa phương, ngành này với ngành khác…
Video đang HOT
Tóm lại, đại dịch Covid-19 tạo ra thách thức với một hệ hình giáo dục ổn định, buộc xã hội phải tạo ra một cơ chế giáo dục có tính thích nghi cao hơn trước những thay đổi cực đoan của bối cảnh. Bộ khung đóng kín đã không còn phù hợp với bối cảnh tương lai bất định. Một thiết chế quản trị khẩn cấp, chủ động và sáng tạo để duy trì đời sống giáo dục trong an toàn đã đến lúc cần được triển khai kịp thời.
NGUYỄN TƯỜNG
Theo nld.com.vn
Cô tổ trưởng giỏi chuyên môn, học theo lời Bác
Từ khi phụ trách Tổ Lý- Hóa- Sinh, cô giáo Vi Thị Bích Chi cùng các giáo viên dạy dỗ học trò đạt được nhiều thành công với nhiều giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
Năm 2009, cô giáo Vi Thị Bích Chi được phân công làm Tổ trưởng bộ môn Lý - Hóa - Sinh, Trường Trung học phổ thông Quảng Hà (huyện Hải Hà, Quảng Ninh).
Nhận nhiệm vụ, cô giáo Chi luôn trăn trở, làm thế nào để bộ môn Lý - Hóa - Sinh của nhà trường sánh ngang với các trường lớn trong tỉnh.
Là một đảng viên, cô giáo Chi luôn thấm sâu lời Bác dạy "Một tấm gương sáng còn hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền".
Cô giáo Vi Thị Bích Chi luôn tận tình chỉ bảo học sinh, giúp các em trở thành những trò giỏi (Ảnh: Công Thành)
Từ đó, cô tự đặt ra kế hoạch cho mình về ôn thi học sinh giỏi cho tổ chuyên môn của mình.
Cô Chi đã khơi dậy tính tự giác của học sinh, tạo cảm giác thân thiện giữa cô trò với nhau.
Cô Chi lập kế hoạch một cách khoa học để bồi dưỡng cho các em có năng lực về học tập bộ môn qua các giờ dạy trên lớp, cũng như các giờ thực hành, động viên, khuyến khích các em có tinh thần quyết tâm học tập.
Cùng với đó, cô luôn bên cạnh giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn trong học tập, cũng như nắm bắt những tâm tư, tình cảm của học sinh.
Cô Chi dành cả những ngày nghỉ cuối tuần, thậm chí cả kỳ nghỉ hè để giảng dạy, bồi dưỡng miễn phí cho học sinh khi các em có nhu cầu.
Từ năm học 2016-2017 đến nay, Trường Trung học phổ thông Quảng Hà liên tục có học sinh giỏi đoạt được các giải thưởng cao cấp tỉnh.
Cụ thể, năm học 2016-2017, trường có 48 giải các môn văn hóa cấp tỉnh, riêng Tổ Lý - Hóa - Sinh do cô Chi phụ trách có 18 giải ở cả 3 môn, trong đó có 3 giải Nhì môn sinh học.
Năm học 2017-2018, nhà trường đoạt 48 giải các môn văn hóa cấp tỉnh, Tổ Lý - Hóa - Sinh của cô Chi có 14 giải, trong đó có 1 giải nhất môn sinh, 1 giải nhì môn hóa.
Năm học 2018-2019, trường có 45 giải các môn văn hóa cấp tỉnh, Tổ Lý - Hóa - Sinh lại có 15 giải, trong đó có 2 giải nhất môn hóa...
Bên cạnh đó, đối với học sinh yếu kém về bộ môn, cô Chi đã cùng đồng nghiệp đề ra các giải pháp giúp đỡ tích cực nhất.
Bản thân cô duy trì mỗi tuần một buổi ôn, phụ đạo cho học sinh yếu kém, không thu bất cứ loại tiền học phí nào.
Có trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn định bỏ học, cô Chi đã đến tận nhà học sinh đó nhiều lần để giúp đỡ, động viên em tiếp tục theo học.
Từ năm 2016 đến năm 2019, cô giáo Vi Thị Bích Chi đã liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Năm 2019, cô Chi được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học" năm học 2018-2019.
Năm 2020, cô Chi là một trong 2 cá nhân được huyện Hải Hà lựa chọn, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, vì đã có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.
CÔNG THÀNH
Theo giaoduc.net
Học sinh nghỉ dài, nên tính đến cắt bớt chương trình giáo dục năm nay Thầy Hồng Lam Sơn ủng hộ ý kiến bỏ bớt chương trình để tiến độ thực hiện thời gian kết thúc năm học hợp lý vào cuối tháng 6. Ý kiến của một số giáo viên về cắt bớt chương trình để kịp kết thúc năm học 2019- 2020 này vào cuối tháng 6 là hợp tình hợp lý. Tôi cũng hoàn toàn...