‘Like dạo’ có thể khiến người Trung Quốc bị phạt
Kể từ ngày 15/12, bấm thích các bài đăng ‘ bất hợp pháp’ trên mạng xã hội có thể tương đương với hành vi vi phạm pháp luật ở Trung Quốc.
Từng nút like, lượt bình luận của người dùng mạng xã hội Trung Quốc hiện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Ảnh: cottonbro/Pexels.
Cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc đang tăng cường quản lý cả các nền tảng trực tuyến và người dùng, đồng thời tăng cường kiểm soát không gian mạng, Sixth Tone đưa tin.
Theo hướng dẫn mới của Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC), bắt đầu từ ngày 15/12, người dùng trực tuyến sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cho bất kỳ lượt “thích” nào đối với các bài đăng được coi là bất hợp pháp và lạm dụng.
Cùng với đó, tất cả trang web trực tuyến phải có “nhóm kiểm tra và chỉnh sửa”. Sau khi trải qua đào tạo, nhóm này có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo và xóa những nội dung đăng tải vi phạm quy định.
Video đang HOT
Giới chức Trung Quốc muốn giám sát không gian mạng chặt chẽ hơn. Ảnh: VGC.
Tuy nhiên, hướng dẫn không đề cập cụ thể những loại nội dung nào là “bất hợp pháp” hay “lạm dụng”, cũng như các hình phạt được thực thi theo luật pháp.
Các quy tắc mới cũng yêu cầu các nền tảng phát triển hệ thống xếp hạng người dùng dựa trên những bài đăng và bình luận của họ trong thời gian qua, dù tiêu chí xếp hạng chưa được chỉ định cụ thể.
Những người dùng có điểm kém sẽ bị gán nhãn là “không trung thực”, bị đưa vào danh sách đen và cấm đăng ký tài khoản mới trên nền tảng.
Theo cơ quan giám sát mạng, nền tảng kiểm tra phải kiểm tra tất cả bình luận về tin tức trên mạng xã hội trước khi chúng hiển thị công khai, và người dùng sẽ nhận được cảnh báo tương ứng. Cơ quan đồng thời yêu cầu các nền tảng mạng xã hội báo cáo mọi vi phạm cho họ.
Hướng dẫn mới được đưa ra trong thời điểm giới chức Trung Quốc xem xét kỹ lưỡng nội dung trực tuyến, nhằm cố gắng làm sạch và thúc đẩy giá trị xã hội trên không gian mạng. Họ đặt trách nhiệm lớn hơn lên các trang truyền thông xã hội – nơi đang thực hiện các quy tắc riêng để quản lý người dùng.
Đầu năm, một số nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm Douyin, Weibo và WeChat, bắt đầu hiển thị vị trí IP của người dùng trên trang hồ sơ cá nhân và bài đăng để bảo vệ không gian mạng.
Tháng 8, ứng dụng Weibo cũng cho biết những bình luận của người dùng về một số bài đăng cụ thể sẽ được hiển thị trên trang cá nhân. Hành động này nhằm cảnh báo họ nên thận trọng với những phát ngôn trực tuyến.
Ngoài quảng cáo, đây là cách TikTok sẽ kiếm 'bộn tiền' cho công ty mẹ từ những lĩnh vực khác
Để biết TikTok "mang tiền về nhà" như thế nào, hãy nhìn vào Douyin - phiên bản tương tự ở Trung Quốc.
Ứng dụng này hiện đã "lấn sân" sang cả lĩnh vực thương mại điện tử và giao đồ ăn.
Douyin - TikTok phiên bản Trung Quốc, đang nỗ lực để thúc đẩy doanh thu thông qua hoạt động bán hàng trực tuyến và phát triển các dịch vụ trong nước như đặt đồ ăn. Theo đó, mạng xã hội này thậm chí sẽ cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ như Alibaba và Meituan.
Việc Douyin tích cực "lấn sân" sang lĩnh vực thương mại điện tử qua livestream và các lĩnh vực khác, bên ngoài nguồn thu lớn là quảng cáo, cho thấy cách TikTok sẽ phát triển mô hình kinh doanh như thế nào ở thị trường nước ngoài. Douyin và TikTok đều thuộc sở hữu của ByteDance - công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, cùng sử dụng chung 1 thuật toán gốc.
Douyin có 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Trung Quốc. Ứng dụng này vừa tổ chức sự kiện 921 Goodies Festival hôm 21/9. Đây là sự kiện trực tuyến do công ty này khởi xướng và để cạnh tranh với Lễ Độc thân của Alibaba diễn ra vào tháng 11 và Lễ hội 618 của JD.com vào tháng 6. Từ ngày 9 đến 21/9, người dùng Douyin được nhận ưu đãi giảm giá và phiếu mua hàng khi chi tiêu trên nền tảng này, thông qua hoạt động mua sắm trên các video ngắn hay các buổi livestream.
Mục tiêu của ByteDance là biến Douyin trở thành một nền tảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Động lực này đã nhận được sự thúc đẩy trong tuần qua, khi ứng dụng video đã hợp tác với một loạt các công ty chuyển phát nhanh của Trung Quốc, bao gồm JD Logistics, SF Express và ZTO Express.
Ngoài mua sắm trực tuyến, Douyin cũng phát triển cả các dịch vụ phong cách sống như giao thực phẩm và hàng tạp hoá - lĩnh vực mà Meituan dẫn đầu thị trường. Tháng trước, ByteDance đã "bắt tay" với nền tảng giao đồ ăn Ele.me của Alibaba để người dùng Douyin có thể theo dõi video livestream của quán ăn gần họ, sau đó đặt hàng mà không cần thoát ứng dụng và Ele.me sẽ giao hàng.
Vào tháng 7, Douyin đã tiến hành thử nghiệm giao hàng thực phẩm ở một số thành phố, bao gồm cả các thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, như Thượng Hải. Công ty này muốn cung cấp nhiều lựa chọn giao hàng hơn cho cả các doanh nghiệp cần giao nhanh cho người mua theo nhóm.
Trong nửa đầu năm nay, Douyin đã chứng kiến tổng giá trị mua hàng (GMV) từ online sang offline, bao gồm giao đồ ăn và đặt phòng khách sạn, tăng hơn 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ứng dụng này đã hoạt động ở hơn 370 thành phố của Trung Quốc tính đến cuối tháng 8 và các dịch vụ cuộc sống địa phương của họ được liên kết với khoảng 1 triệu doanh nghiệp truyền thống.
Tạ sự kiện do ByteDance tổ chức vào đầu tháng 9, phó chủ tịch Douyin - Han Shangyou, cho biết nền tảng này sẽ cho ra mắt nhiều công cụ tích hợp với các dịch cụ của họ như video ngắn và livestream để tăng cơ hội hợp tác cho các đối tác cung cấp.
Gần đây, ByteDance đã được định giá 300 tỷ USD, trở thành "kỳ lân" giá trị nhất Trung Quốc. Công ty đang tìm cách đa dạng hoá các nguồn doanh thu khi tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc và kế hoạch IPO vẫn chưa được thực hiện.
Trong năm 2021, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh ghi nhận doanh thu đạt 58 tỷ USD, tăng 70% so với 1 năm trước. Song, tốc độ tăng trưởng doanh thu của năm ngoái vẫn giảm so với mức tăng 111% vào năm 2020.
'TikTok Trung Quốc' kiếm tiền bằng cách nào? Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, đang tăng cường các kênh bán hàng online và dịch vụ như giao đồ ăn để mở rộng doanh thu. Bên cạnh quảng cáo, nỗ lực mở rộng dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) livestream, giao đồ ăn của Douyin có thể giúp chúng ta hình dung phần nào về chặng đường kiếm tiền của...