Liệu việc bắt tay chào hỏi có bị ‘khai tử’ vì Covid-19
Bắt tay là một trong những nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19. Vậy liệu thế giới có cần kiểu chào hỏi khác trong giao tiếp xã hội?
Xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, cái bắt tay là một cử chỉ của hòa bình, chứng minh rằng bạn không đem theo vũ khí trong người. Qua thời gian, nó trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát buộc nhân loại suy nghĩ lại về cái bắt tay. Dù thể hiện sự thân thiết đến mức nào, cử chỉ này vẫn là sự trao đổi vi khuẩn giữa các bàn tay và làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Bắt tay là nguyên nhân truyền nhiễm dịch Covid-19. Ảnh: New York Post.
Một nhóm các nhà khoa học cho rằng: “Bàn tay của chúng ta giống như một giao lộ bận rộn, liên tục kết nối với mọi vật và mọi địa điểm”.
Cái bắt tay nguy hiểm là vậy nhưng nếu loại bỏ nó ra khỏi đời sống hàng ngày, con người sẽ dùng hành vi nào khác để thay thế? Liệu dùng nắm đấm, chạm khuỷu tay hay cúi chào kiểu Nhật Bản có khả thi?
Charles Gerba, nhà vi trùng học và nghiên cứu y tế công cộng tại Đại học Arizona, cho biết: “Mỗi lần bạn chạm vào một bề mặt bất kỳ, rất có thể bàn tay của bạn đã dính 50% lượng sinh vật trên đó”.
Bàn tay con người có thể mang vi khuẩn E.coli, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như virus adeno hay bệnh chân tay miệng. Ngoài ra, dựa trên tần suất thường xuyên các nhà khoa học tìm thấy phân trên ngón tay và lòng bàn tay, có thể nói thói quen vệ sinh của đa số chúng ta chưa tốt lắm.
Điều tệ nhất là chúng ta không thể nhìn thấy vi khuẩn bằng mắt thường.
Video đang HOT
Cúi chào kiểu Nhật Bản được mọi người trên thế giới khuyến khích sử dụng trong mùa dịch. Ảnh: G etty Images.
Trong một thí nghiệm của Gerba, ông đặt virus lên tay nắm cửa của một văn phòng, một ngôi nhà và một phòng khách sạn.
Kết quả cho thấy chỉ sau 4 tiếng, virus trên tay nắm cửa văn phòng đã truyền qua tay hơn số nhân viên và diện tích căn phòng. Đồng thời, virus cũng bao trùm 90% không gian bên trong ngôi nhà. Tại khách sạn, virus cũng lan truyền nhanh chóng từ phòng nọ sang phòng kia.
Gerba cho biết ông ngừng bắt tay kể từ khi dịch SARS xuất hiện năm 2003. Ông nói: “Tôi luôn viện cớ rằng mình bị cảm lạnh. Như vậy, tôi có thể né được những cái bắt tay”.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu ở Mỹ về các bệnh truyền nhiễm, cũng đồng tình với hành động của nhà khoa học Gerba. Ông khẳng định: “Đừng bao giờ bắt tay người khác”.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (phải) và Bộ trưởng Bộ Y tế Hà Lan Bruno Bruins cụng khuỷu tay thay cho cái bắt tay. Ảnh: Getty Images.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, văn hóa giao tiếp của con người có sự thay đổi mạnh mẽ nhằm tránh những cái bắt tay thân mật.
Tại Đức, nơi việc bắt tay có chặt hay không được coi là dấu hiệu của sức mạnh, các bác sĩ ra sức khuyên người dân từ bỏ các thói quen đụng chạm xã giao. Singapore cũng khuyến khích mọi người vẫy tay, chạm khuỷu tay hoặc chắp tay cúi chào kiểu Ấn Độ thay cho bắt tay và hôn má nhau.
Tuy vậy, do khác biệt và đặc trưng văn hóa, câu hỏi này vẫn đang gây tranh cãi.
3 quy tắc giao tiếp chỉ người từng trải mới hiểu
Người Nhật Bản cho rằng, quan hệ của con người trong xã hội cần các giá trị có sự nhất quán, hai là có sự độ lượng, bằng không thật khó hòa hợp.
Tuy nhiên, có những người luôn được yêu mến và luôn duy trì tốt mối quan hệ giữa các cá nhân, nhờ vào việc hiểu rõ ba quy tắc cơ bản "bất thành văn" trong cuộc sống.
Ảnh minh họa: Social Media.
1. Chừng mực
Nhà văn Sakutar Hagiwara, Nhật Bản từng nói: "Bí mật của việc giao tiếp xã hội không phải là nói ra sự thật, mà chính là tránh việc làm tổn thương người khác ngay cả khi đề cập đến sự thật".
Phần lớn thời gian, với những người xa lạ, chúng ta có xu hướng thận trọng vì sợ mối quan hệ rạn nứt. Ngược lại, với những người gần gũi, chúng ta lại suồng sã, thật thà quá mức, nghĩ gì nói đấy mà ít đắn đo, cân nhắc trước sau. Thói quen giao tiếp này đôi khi gây ra tác động tiêu cực cho mối quan hệ.
Thực tế, những lời nói thẳng, nói thật không phải không tốt, nhưng đôi khi chúng lại gây sát thương. Lỗi này, nhiều người trong chúng ta mắc phải. Chúng ta lấy chủ quan của mình phán xét sự việc, cho rằng mình hiểu tất cả, cuối cùng chạm vào "vùng cấm" tâm lý đối phương.
Trên thực tế, mỗi người đều có những sai sót, yếu điểm riêng, hay những tổn thương trong quá khứ mà họ không hề muốn nhắc đến. Thế nên, những đối tượng luôn cười cợt trên thiếu sót của người khác, ví dụ chê cười các cô gái lớn tuổi chưa kết hôn, đề cập đến việc con cái với người không có con... là những biểu hiện của những người trí tuệ cảm xúc kém, không có năng lực tương tác xã hội.
Ngay cả khi tương tác với những người mà bạn có mối quan hệ thân thiết, cũng cần chừng mực trong hành xử và luôn có sự tôn trọng nhất định, để có được sự quý mến, tôn trọng.
2. Kiệm lời
Không thiếu những người như vậy trong xã hội. Họ kiệm lời, độc lập trong công việc, ít khi nhờ cậy giúp đỡ, ít buôn chuyện, kể lể việc riêng. Những người như vậy đôi khi không được ưa, họ bị đánh giá không thân thiện, kiêu ngạo, thậm chí là không tử tế.
Trên thực tế, đây là những người có năng lực tương tác xã hội. Họ không muốn gây phiền hà cho người khác, cũng không muốn người khác gây phiền hà cho cho mình. Họ không thích những rắc rối vô giá trị, không cần thiết.
Thông thường, khi gặp vấn đề, họ sẽ tự mình tìm giải pháp. Trừ phi bất lực, nếu không họ sẽ không yêu cầu hỗ trợ. Đó là sự tôn trọng bản thân, cũng là sự tôn trọng những người xung quanh mình. Đối với họ, mối quan hệ thực sự được duy trì bởi sự hỗ trợ nhau, chứ không phải xử lý rắc rối chung.
Trong giao tiếp xã hội có một nguyên tắc rất quan trọng là "có qua có lại". Ảnh minh họa: Social Media.
3. Thiện chí
Trong giao tiếp xã hội có một nguyên tắc rất quan trọng là "có qua có lại". Một cách đơn giản, trong giao tiếp giữa các cá nhân, người khác tốt với bạn, bạn cũng cần phải như vậy. Chẳng ai muốn thiện chí của mình bị bỏ qua, đóng góp của mình bị xem nhẹ. Thế nên, những gì muốn nhận được, trước tiên cần phải bỏ ra trước đã.
Con người trưởng thành đi qua những trải nghiệm đủ để hiểu rằng chìa khóa để giao tiếp giữa các cá nhân không phải là cách chúng ta sẵn sàng đối xử với mọi người, mà là sự hiểu biết làm thế nào để đối xử với nhau cho phù hợp.
Thùy Linh
Những con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn nay còn đâu: Hàng loạt quán xá treo biển đóng cửa, hưởng ứng lời kêu gọi chống dịch Covid-19 Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hàng loạt quán xá và địa điểm vui chơi trên một số con đường nhộn nhịp nhất Sài Gòn đã tạm thời đóng cửa vô thời hạn. Theo báo cáo mới nhất cập nhật vào lúc 20h30 tối 20/3 của Bộ Y tế, Việt Nam hiện ghi nhận tổng cộng 91 ca dương...