Liệu rằng mạng xã hội có thể trở thành môi trường lành mạnh cho trẻ em?
Mạng xã hội đã cho thấy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em, nhất là về tâm lý. Nhưng còn các mặt tốt thì sao?
Ai cũng biết rằng trẻ em là những người có thể chịu ảnh hưởng rất mạnh từ các phương tiện truyền thông, thậm chí là cả mạng xã hội (MXH). Sự ảnh hưởng này tốt hay xấu?
Trên thực tế, MXH đã cho thấy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em, nhất là về tâm lý. Chẳng hạn như, bọn trẻ sẽ bị bắt nạt trên mạng, khả năng giao tiếp ngoài đời sống bị giảm, giấc ngủ, sức khỏe của chúng bị ảnh hưởng, và hơn thế nữa.
Vậy thật sự, việc sử dụng các nền tảng công nghệ, MXH có thật sự lành mạnh và tốt đối với trẻ em? Mới đây, viện Nghiên cứu Não Laureate ở Tulsa (Mỹ) đã đưa ra nhiều nhận định quan trọng về sự ảnh hưởng của mạng xã hội.
“Không phải tất cả các phương tiện truyền thông đều xấu. Điều quan trọng là cách bạn sử dụng các phương tiện cho mục đích, nhu cầu gì?” “Có nhiều quan điểm cho rằng, nếu chúng ta để trẻ em tiếp xúc với mạng xã hội, chắc chắn sẽ có điều gì đó khủng khiếp xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi lại không nghĩ như vậy.”
Video đang HOT
Tiến sĩ Martin Paulus
Mạng xã hội có nhiều lợi điểm lắm chứ?
Tiến sĩ Paulus và nhóm của ông đã phân tích dữ liệu trên 4.500 trẻ em (từ 9 đến 10 tuổi). Họ tiến hành nghiên cứu thời gian bọn trẻ truy cập mạng, loại phương tiện chúng tiếp xúc, và đặc biệt là tình hình sức khỏe cũng như cuộc sống gia đình.
Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng mạng xã hội có xu hướng dễ giao tiếp hơn ở đời thực, mâu thuẫn với gia đình cũng hạn chế hơn, và ít có vấn đề về giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều các phương tiện truyền thông nói chung (cả internet, TV lẫn điện tử…) lại tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực vừa nêu.
Lý giải về điều này, tiến sĩ Paulus cho biết nguyên nhân âu cũng là vì tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội là rất lớn.
“Bọn trẻ được kết thân với bạn bè. Chúng có thể tham gia nhiều hoạt động đa dạng hơn, kể cả với lũ trẻ trong giai đoạn “tiền dậy thì”, khi chưa có quá nhiều việc để làm. Thực sự, các phương tiện truyền thông đã tạo dựng được một cộng đồng kết nối với nhau.” – Paulus chia sẻ.
Các nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng MXH có thể giảm cảm giác cô đơn, bằng cách tạo một môi trường giao tiếp dễ dàng, thuận lợi. Một lợi ích khác của MXH chính là làm tăng khả năng đồng cảm, chia sẻ cảm xúc của giới trẻ đối với các vấn đề xã hội.
Những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội (hội chứng sợ xã hội) sẽ có lợi từ việc “kết giao với các mối quan hệ ít gây lo âu hơn” – tiến sĩ Tâm lý học Peggy Kern từ ĐH Melbourne (Australia) cho biết.
Có nên cấm trẻ em dùng Internet và mạng xã hội?
Theo số liệu năm 2018 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), 45% thanh thiếu niên Mỹ luôn cập nhật trên MXH, với tần suất gần như liên tục.
Dù vậy, một số người vẫn đang có cái nhìn không tốt về MXH. Họ cho rằng đó là trò tiêu khiển, tác động tới sức khỏe, tâm lý, gây ra nạn “bắt nạt trên mạng” (cyber bullying) và tạo cảm giác cô đơn cho con người…
Tóm lại, nếu nhìn từ bên ngoài, MXH chỉ đơn giản là có sự ảnh hưởng khác nhau trên từng đối tượng. Vì vậy, nghiên cứu về sự ảnh hưởng của MXH đối với tất cả mọi người sẽ có những hạn chế. Nhưng không vì vậy mà chúng ta tẩy chay, đúng không? Chỉ là làm sao để dùng chúng đúng cách là được.
Tham khảo: MSN
Theo Helino
Nữ sinh duy nhất 10 điểm tiếng Anh tại Bắc Giang: Vừa đạp xe, vừa nói tiếng Anh một mình
Thói quen vừa đạp xe, vừa nói chuyện tiếng Anh một mình giúp cô bạn này tăng cường khả năng giao tiếp và phát âm.
Ngày 11/7 vừa qua, các tỉnh thành lần lượt công bố điểm thi THPT 2018. Theo thống kê, môn tiếng Anh có 75 thí sinh đạt điểm 10. Ngoài ra, có 2.170 thí sinh có điểm liệt (
Có nên thay đổi giáo viên đối với trẻ mầm non? Tại sao cấp Mầm non lại không thực hiện như các cấp học khác tức là cô giáo chính sẽ theo các con trong suốt bậc Mầm non? Như thế sẽ vẹn cả đôi đường, các bé vừa yêu thích việc học, các cô cũng có thể nâng cao chuyên môn theo từng lớp. Ảnh minh họa Theo quy định của Luật Giáo...