Liệu pháp chữa trị bằng hình ảnh cho người bị sa sút trí tuệ
Bằng việc tạo ra những câu chuyện thú vị bằng hình ảnh, nghệ sĩ thị giác Agerter giúp cải thiện đời sống của các bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Laurence Agerter là một nghệ sĩ thị giác người Pháp. Cô rất quan tâm đến nhóm bệnh sa sút trí tuệ và mới đây đã đưa ra một bộ ảnh có hiệu quả hỗ trợ bất ngờ đối với các bệnh nhân này.
Theo CNN, một trong những bệnh nhân sa sút trí tuệ đầu tiên mà Laurence Agerter thử nghiệm đã bước vào giai đoạn cuối của bệnh. Khi được nữ nghệ sĩ cho xem vài bức tranh bình thường và yêu cầu nhận xét, ông lúng túng rất lâu, hầu như không nói trọn vẹn một câu nào.
Tuy nhiên, điều thần kỳ đã xảy ra khi Agerter đưa bệnh nhân ảnh chụp mèo lớn chơi với mèo con, một bức ảnh thuộc dự án “ Liệu trình hình ảnh” mà cô xây dựng suốt ba năm. “Ông ấy có thể kể một câu chuyện suốt 5 phút liền. Hình ảnh đó đã làm trỗi dậy kỷ niệm và cảm xúc rất sâu đậm của ông. Vào lúc đó, ông ấy dường như là một người hoàn toàn bình thường”, Agerter kể.
Một tác phẩm thuộc dự án “Liệu trình hình ảnh” của Agerter.
Dựa trên phương pháp can thiệp bằng hình ảnh, dự án trên nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi bị mất trí nhớ thông qua việc thảo luận, chia sẻ về một hình ảnh nào đó. Tháng 6 vừa qua, Agerter được trao giải thưởng Tác giả xuất sắc nhất, bởi Liên hoan Ảnh Quốc tế Recontres D’Arles.
Bức ảnh khiến người xem liên tưởng đến sự tương đồng giữa hai người đàn ông với cây xương rồng và ở mức độ sâu hơn là tình bạn thân thiết. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
Bên cạnh ý nghĩa nhân văn và hiệu quả, bộ ảnh của Agerter là lời cảnh tỉnh đến những gia đình có người thân bị sa sút trí tuệ. Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer, có tới 40% người sa sút trí tuệ bị trầm cảm nghiêm trọng. Agerter cho biết hầu hết bệnh nhân bị đối xử như trẻ sơ sinh nên càng chán nản và buồn bã.
Thống kê của Viện nghiên cứu quốc gia về Lão hóa tại Mỹ chỉ ra đa số người trên 85 tuổi đều mắc một số bệnh trong nhóm bệnh sa sút trí tuệ, phổ biến nhất là Alzheimer. Do mất trí nhớ ngắn hạn, người bệnh nhóm này thường chỉ nhớ được rõ ràng các kỷ niệm thời thơ ấu trong thời gian từ 15 đến 25 tuổi. Việc liên tục đưa ra những câu hỏi yêu cầu vận dụng trí nhớ sẽ khiến bệnh nhân khó trả lời, làm gia tăng mức độ căng thẳng của họ.
Trong khi đó, phần lớn người thân của bệnh nhân sa sút trí tuệ không biết giao tiếp với bệnh nhân như thế nào để tránh gây tổn thương cho họ. Vì vậy, hoạt động thảo luận về một bức ảnh có liên hệ với ký ức của bệnh nhân là một cách hữu hiệu để kết nối họ với gia đình.
Hai bức ảnh đều gợi liên tưởng tình dục và dễ dàng tạo ra nhiều câu chuyện thú vị khi kết nối với nhau. Ảnh: CNN.
Khi thực hiện bộ ảnh, Agerter nhận ra bệnh nhân sa sút trí tuệ thường thích các bức ảnh mà nhân vật chính cười tự nhiên hơn là tạo dáng. “Họ có thể vận dụng giác quan thứ sáu để nhanh chóng phân biệt thật giả”, nữ nghệ sĩ tiết lộ.
Những bức ảnh của Agerter thường kết nối hai sự vật tưởng chừng không liên quan nhưng lại gây liên tưởng đến một câu chuyện thực tế mà đa số mọi người đều từng trải qua. Bộ ảnh hiện nay đã được đăng trên nhiều phương tiện như website, ứng dụng điện thoại… và cho phép tải miễn phí.
Ngọc Khuê
Theo Vnexpress
Kỳ tích mới: 2 ca ghép gan trẻ em thành công trong 3 ngày
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa công bố thành công 2 ca ghép gan cho trẻ em. Đây được coi là một kỳ tích mới khi 2 ca ghép này được thực hiện chỉ cách nhau 1 ngày.
BS khám cho cháu bé 4 tuổi được ghép gan thành công. Ảnh: PV
TS Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng Khoa Gan Mật Tụy - Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, hai cậu bé được chỉ định ghép gan đều nguy kịch do xơ gan tiến triển đến giai đoạn cuối, sự sống chỉ tính bằng ngày. Để cứu sống các bệnh nhi, không còn cách nào khác là ghép gan. 2 ca ghép gan này lần lượt tiến hành vào ngày 23 và 25.7 tại Bệnh viện Nhi TƯ. Đây là một kỉ lục về thời gian ngắn, 2 ca ghép gan cách nhau 1 ngày.
Bệnh nhi đầu tiên là bé 4 tuổi (Thanh Hóa) bị teo mật bẩm sinh, xơ gan, nguy cơ tử vong cao. Ca ghép gan cho bệnh nhi hoàn thành sau 12 tiếng với 1 phần gan từ người cho là bà nội bệnh nhi. Sau phẫu thuật, bệnh nhân gặp phải vấn đề nhiễm khuẩn, sốt nhiễm trùng nặng, vàng da, men gan tăng... nên việc điều trị vô cùng khó khăn.
Chia sẻ thêm về ca ghép gan này, TS. Đặng Ánh Dương, Phó trưởng khoa Hồi sức Ngoại cho biết: "Vấn đề thải ghép, tắc mạch hoặc nhiễm khuẩn được đặt ra, sau khi hội chẩn, chúng tôi quyết định điều trị theo hướng nhiễm trùng, tập trung điều trị nhiễm khuẩn theo hướng vi khuẩn và nấm. Sau 2 tuần, tình trạng bệnh nhân biến chuyển, các xét nghiệm chức năng gan cải thiện nhiều". Bệnh nhi này đã được xuất viện chiều 28.8.
Cháu bé 15 tuổi khỏe mạnh sau ghép gan. Ảnh: BSCC
Bệnh nhân thứ 2 là bé trai 15 tuổi (ở Hà Nội) mắc bệnh Wilson, đã điều trị 5 năm, bị xơ gan giai đoạn cuối, hai năm gần đây còn thêm biểu hiện suy thận. Trường hợp này đủ tiêu chuẩn ghép gan để phòng ngừa biến chứng hôn mê gan sớm có thể xảy ra. Tuy nhiên, do bệnh di truyền nên phải tìm nguồn ghép từ họ hàng chứ người ruột thịt không ghép được. Người chú họ 31 tuổi đã tình nguyện hiến 1 phần gan phải cho cháu.
"Với trường hợp này, do rối loạn chuyển hoá đồng, lách to và và có bất thường về đường mật giữa người cho và người nhận nên các bác sĩ đã phải tạo hình đường mật trước khi ghép gan. Do đó, ca ghép kéo dài 20 tiếng đồng hồ"- TS Phạm Duy Hiền - Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa, Trưởng Khoa Ngoại nói.
Sau mổ, bệnh nhân rối loạn nhiều, hồi sức 4 ngày mới tỉnh và cai máy, tự thở được. Giai đoạn sau lại thuận lợi hơn, sau 2 tuần chuyển lên khoa gan mật điều trị.
Cháu bé 4 tuổi được xuất viện chiều 28.8. Ảnh: Thùy Linh
TS Phạm Duy Hiền cũng cho biết, để thực hiện hai ca ghép gan này, ngoài các êkíp phẫu thuật và nhân viên y tế của Bệnh viện Nhi TƯ khoảng 50 người, còn có thêm sự phối hợp của chuyên gia ghép tạng Chin Su Liu và cộng sự đến từ Đài Loan.
Bệnh viện Nhi TƯ là một trong những bệnh viện đầu tiên tiến hành ghép gan của Việt Nam. Ghép gan là kỹ thuật cao, cần sự phối hợp lớn của các chuyên khoa. Đặc biệt hơn, đây lại là ghép gan trẻ em. Cơ hội sống sau 5 năm ghép là 80- 90%.
Đến nay, Bệnh viện Nhi TƯ đã ghép gan thành công được 13 ca, lần ghép 2 ca liên tiếp này là dấu ấn lịch sử của bệnh viện.
THÙY LINH
Theo laodong.vn
'Ung thư là điều may mắn tôi có được trong cuộc đời' Thủy không cho rằng mắc căn bệnh ung thư là bất hạnh, đau khổ. Cô gọi đó là một điều may mắn quý giá mà cuộc đời này ban tặng cho mình. Trương Thanh Thủy được cộng đồng công nghệ ở Việt Nam gọi bằng cái tên Thủy Muối. Cô từng được báo nước ngoài ca ngợi là "Nữ hoàng khởi nghiệp" và...