Liệu Omicron có vượt Delta trở thành biến thể thống trị thế giới?
Khi các nhà khoa học đang chạy đua để tìm hiểu về biến thể Omicron, một trong những câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là liệu biến thể mới này có vượt qua Delta để trở thành biến chủng thống trị toàn cầu hay không.
Người dân đi bộ dọc theo phố Oxford ở London, Anh. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 26/11 đã phân loại Omicron là “biến thể đáng lo ngại”, không lâu sau khi biến thể này được phát hiện lần đầu tiên ở miền nam châu Phi. Đến ngày 29/11, WHO cho biết nhiều khả năng Omicron sẽ tiếp tục lây lan trên toàn cầu, đặt ra nguy cơ toàn cầu “rất cao”, và có thể gây hậu quả nặng nề ở những khu vực dịch lây lan mạnh. Tổ chức này đang phối hợp với nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để tìm hiểu rõ hơn về các tác động của biến thể mới đến đại dịch COVID-19.
Nhiều câu hỏi đang được đặt ra, như Omicron có khả năng lẩn tránh vaccine hay không và liệu nó có gây ra bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó hay không. Hãng tin Reuters đã phỏng vấn một số chuyên gia y tế về biến thể Omicron.
Một số chuyên gia dịch tễ học cho biết đã có cơ sở vững chắc để tin rằng Omicron có thể khiến vaccine kém hiệu quả hơn. Omicron có chung một số đột biến quan trọng của hai biến thể trước đó là Beta và Gamma, giúp chúng dễ lẩn tránh vaccine hơn. Ngoài ra, Omicron còn có 26 đột biến chưa từng được phát hiện ở protein gai, nhiều hơn so với 10 đột biến như vậy ở biến thể Delta và 6 đột biến ở biến thể Beta.
Trong vòng vài tháng, biến thể Delta đã lây lan nhanh hơn bất kỳ chủng virus nào xuất hiện trước đây. “Do đó, câu hỏi đặt ra đó là Omicron có khả năng lây lan như thế nào so với chủng Delta. Đó là điều vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải biết”, ông John Moore, giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Y Weill Cornell ở New York nhận định.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng đáp án của câu hỏi này có thể sẽ được giải đáp cuối cùng.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một địa điểm xét nghiệm tạm thời ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/11. Ảnh: Reuters
Giới chức Nam Phi đã lên tiếng cảnh báo về Omicron sau khi phát hiện hàng chục trường hợp nhiễm biến thể này. Các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ các trường hợp nhiễm Omicron trên cơ sở dữ liệu công cộng để tìm hiểu mức độ lây lan của biến thể này so với Delta. Các chuyên gia cho biết điều đó có thể mất từ 3 đến 6 tuần, tùy thuộc vào mức độ lây lan của biến thể.
Tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia về vaccine tại Đại học Y khoa Baylor cho biết: “Trong vòng 2 tuần, chúng tôi sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể Omicron gây ra. Chúng tôi đang tham khảo nhiều báo cáo khác nhau. Một số nói rằng biến thể này gây bệnh rất nhẹ, trong khi những một số bệnh viện ở Nam Phi đã ghi nhận các ca mắc nặng”.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ mong đợi câu trả lời về việc liệu Omicron có thể lẩn trốn vaccine hay không. Dữ liệu ban đầu sẽ được xác định từ các xét nghiệm máu của những người đã được tiêm chủng hoặc động vật thí nghiệm, phân tích các kháng thể của bệnh nhân nhiễm biến thể này.
Ông Moore cho biết: “Có rất nhiều phòng thí nghiệm đang tích cực nghiên cứu kiểm tra mức độ kháng thể của Omicron. Quá trình này sẽ mất vài tuần”.
Song David Ho, giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Columbia ở New York, tin rằng Omicron sẽ có mức độ kháng vaccine đáng kể, dựa vào vị trí các đột biến trên protein gai của virus.
“Các kháng thể vaccine nhắm vào 3 vùng trên đột biến của virus và Omicron có đột biến ở cả ba vùng đó. Các chuyên gia kỹ thuật sẽ lo lắng hơn nhiều các chuyên gia sức khỏe cộng đồng vì những gì họ biết từ phân tích cấu trúc của biến thể Omicron”, ông nói.
Người đi bộ đeo khẩu trang ở Manchester, Anh. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học khác lưu ý rằng các biến thể trước đó, chẳng hạn như Beta, cũng có các đột biến khiến vaccine kém hiệu quả hơn, nhưng vaccine vẫn giúp ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Họ nói rằng ngay cả khi các kháng thể trung hòa do vaccine tạo ra trở nên kém hiệu quả hơn, các bộ phận khác của hệ miễn dịch, được gọi là tế bào T và tế bào B, sẽ kích hoạt hệ miễn dịch chiến đấu để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus.
Trong khi các nghiên cứu về hiệu quả của vaccine trước biến thể Omicron trong cộng đồng vẫn đang được tiến hành, ông John Wherry, Giám đốc Viện Miễn dịch học Penn ở Philadelphia khẳng định: “Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn có thể giúp người nhiễm biến thể Omicron tránh nguy cơ nhập viện và tử vong”.
Dù vậy, Giáo sư David Ho nhận định một thực tế đáng lo ngại là Omicron đã lây lan ngay cả khi có sự hiện diện của Delta, vốn là biến thể đang chiếm ưu thế hơn tất cả các biến thể khác. Nhưng các nhà khoa học khác nói rằng đây vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
“Khi nghiên cứu các đột biến cụ thể giúp Omicron lây lan, chúng có những đặc điểm không khác quá nhiều so với các biến thể trước đó, chẳng hạn Alpha hay Delta”, Tiến sĩ Hotez nói.
Cuba tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch tễ người nhập cảnh từ châu Phi
Từ ngày 4/12 tới, Chính phủ Cuba sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch tễ đối với hành khách đến từ 8 quốc gia châu Phi do lo ngại sự lây lan biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại La Habana, Cuba. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trong thông báo ngày 29/11, Bộ Y tế Cuba cho biết những người nhập cảnh vào Cuba từ các nước Nam Phi, Botswana, Lesotho, Eswatini, Zimbabwe, Namibia, Malawi và Mozambique sẽ phải tuân thủ nhiều biện pháp phòng dịch, bao gồm việc xuất trình chứng nhận đã tiêm vaccine đầy đủ, trải qua 3 lần xét nghiệm PCR âm tính và 7 ngày cách ly.
Ngoài việc phải xuất trình kết quả PCR âm tính được thực hiện trong 72 giờ trước khi đặt chân tới đảo quốc này, du khách từ 8 quốc gia nói trên sẽ phải trải qua 1 lần xét nghiệm PCR khi nhập cảnh và 1 lần nữa vào ngày thứ 6 của tuần cách ly. Giới chức y tế Cuba nhấn mạnh các biện pháp kiểm dịch này là bắt buộc và du khách sẽ phải chịu mọi chi phí ăn ở và di chuyển trong thời gian cách ly.
Trong khi đó, du khách từ các nước phía Nam sa mạc Sahara khác cũng như người nhập cảnh vào Cuba từ Bỉ, Israel, Hong Kong (Trung Quốc), Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tương tự, trừ lần xét nghiệm PCR vào ngày thứ 6 kể từ khi đặt chân tới quốc gia Caribe này và 7 ngày cách ly bắt buộc.
Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo "rủi ro toàn cầu" do biến thể Omicron có lượng đột biến cao chưa từng thấy, với nguy cơ lây lan rất lớn và có khả năng tác động đến "quỹ đạo" của đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã tái áp đặt hạn chế đi lại. Biến thể Omicron đã xuất hiện ở nhiều nước như Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Australia, Đức, Anh, Italy, Bỉ, Israel, Bồ Đào Nha, Botswana, Nam Phi và Hong Kong (Trung Quốc)...
Những lo ngại về biến thể Omicron ở Cuba xuất hiện chỉ 2 tuần sau khi quốc đảo Caribe mở cửa trở lại cho du khách quốc tế. Là quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, Cuba đã giảm phần lớn các hạn chế phòng ngừa COVID-19 cho du khách sau khi hoàn thành việc tiêm chủng cho hơn 9 triệu người trong tổng số 11,2 triệu dân của mình. Các ca mắc mới cũng như số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh trong những tuần gần đây.
Trước đó, ngày 27/11, Cuba vừa ghi nhận lần đầu tiên sau nhiều tháng trên cả nước có dưới 1.000 ca COVID-19 đang phải điều trị. Ngày 28/11, Cuba phát hiện 130 ca mắc mới và không có ca tử vong nào do COVID-19, con số thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm hơn 9.000 ca/ngày hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Theo thống kê chính thức, kể từ khi phát hiện ca COVID-19 đầu tiên vào ngày 10/3/2020, tới nay, Cuba đã ghi nhận 962.350 ca mắc, trong đó có 8.300 ca tử vong và 953.130 người được chữa khỏi, đạt tỷ lệ 99,04%. Đảo quốc Caribe cũng đã thực hiện xét nghiệm cho 11.083.208 lượt người.
Chính phủ Cuba nhận định yếu tố lớn nhất đóng góp vào thành công của quốc gia này trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 là các loại vaccine do Cuba tự sản xuất, bao gồm Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, cùng chiến lược đẩy mạnh tiêm chủng rộng rãi ngay khi các vaccine thử nghiệm thành công và được cấp phép sử dụng khẩn cấp trong nước.
Một tuần siêu biến thể Omicron khiến cả thế giới rúng động Việc phát hiện sớm cùng các tuyên bố, phản ứng toàn cầu ngay sau khi xuất hiện thông tin về siêu biến thể mới của SARS-CoV-2 cho thấy giai đoạn mới trong cuộc chiến chống COVID-19. Nhân viên y tế di chuyển hành khách nhiễm COVID-19 trên chuyến bay từ Nam Phi tới một khách sạn cách ly ở Hà Lan hôm 27/11....