Liệu Liban có bị lôi kéo vào cuộc chiến toàn diện với Israel?
Trong nhiều tuần qua, quân đội Israel và các tay súng của lực lượng Hezbollah đã giao tranh quyết liệt ở biên giới Liban – Israel.
Cuộc đụng độ đã gây thương vong cho cả những người dân thường Liban. Tuy nhiên, các chính trị gia và chuyên gia Liban tin rằng Beirut chưa sẵn sàng bước vào cuộc chiến kéo dài với Israel.
Người biểu tình ném đá vào binh sĩ quân đội Liban trong cuộc biểu tình thể hiện tinh thần đoàn kết với người dân Palestine ở Gaza. Ảnh: AP
“Beirut chưa sẵn sàng đối phó với xung đột leo thang”
Tiến sĩ Ohannes Geukjian, Phó Giáo sư nghiên cứu chính trị và giải quyết xung đột tại Đại học Mỹ ở Beirut, nhận định bất chấp việc quân đội Israel thường xuyên pháo kích vào các khu vực đông dân cư ở miền nam Liban, gần biên giới Israel, nước này vẫn chưa sẵn sàng bị lôi kéo vào một cuộc chiến toàn diện với nước láng giềng.
Theo ông Geukjian, khu vực phía nam Liban chưa được chuẩn bị để tiếp tục tham gia vào các hoạt động thù địch với Israel. Hơn nữa, Beirut hoàn toàn chưa sẵn sàng đối phó với diễn biến như vậy. Lập trường của một số đảng phái ở Liban và chính phủ lâm thời hiện tại không ủng hộ chiến tranh với Israel. Trong bối cảnh đang đối mặt với khủng hoàng tài chính và kinh tế nghiêm trọng, đất nước này không thể đối phó với hậu quả của một cuộc chiến khác.
“Liban đang trên bờ vực sụp đổ và chính phủ lâm thời khó có đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của người dân. Hơn nữa, chúng tôi không ở năm 2006, khi các quốc gia vùng Vịnh vẫn còn tài trợ cho việc tái thiết các khu vực bị tàn phá và cơ sở hạ tầng của đất nước”, ông Geukjian giải thích.
Tuy nhiên, ông Amal Abou Zeid, cựu thành viên Quốc hội Liban, cựu cố vấn của cựu Tổng thống Liban Michel Aoun về các vấn đề Liban – Nga, cho rằng người dân Liban sẽ cùng nhau chung tay chống lại bất kỳ hành động thù địch nào từ phía Israel, nhưng chắc chắn sẽ không bước vào cuộc chiến, ngay cả khi phải sống trong hoàn cảnh tài chính và xã hội khó khăn.
Video đang HOT
“Liban đang sống trong hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội, tài chính. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi có thể trụ vững nếu xảy ra một cuộc tấn công vào Liban. Tuy nhiên, người dân Liban sẽ cùng nhau chống lại bất kỳ hành động gây hấn hoặc thù địch nào từ phía Israel. Chúng tôi sẽ không bắt đầu chiến tranh. Nhưng nếu chúng tôi bị tấn công, toàn bộ người dân Liban, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, sẽ đứng sau Liban và đứng sau quân đội Liban trong cuộc kháng chiến và bảo vệ đất nước”, ông nói.
Các chính trị gia Liban có thể ngăn chặn xung đột leo thang?
Binh sĩ Israel được triển khai tại Dải Gaza ngày 7/11/2023. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN
Trước những sự kiện gần đây, vào tháng trước, một số đảng phái ở Liban đã viết đơn phản đối khả năng Liban vướng vào xung đột khu vực. Người dân cũng gửi thư trực tuyến kêu gọi chính phủ không bị lôi kéo vào cuộc chiến. Bức thư đã thu thập được 9.333 chữ ký. Tuy nhiên, cuộc pháo kích của Israel vào biên giới phía nam Liban đã gây nhiều thương vong. Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế đang diễn ra ở Liban cũng đặt ra câu hỏi liệu các chính trị gia nước này có thể ngăn chặn chiến tranh leo thang hơn nữa hay không?
Theo ông Geukijan, các đảng phái ở Liban và một số lượng lớn chính trị gia không thể ngăn chặn xung đột leo thang. Điều này xảy ra do tình trạng bất ổn của chính phủ và ảnh hưởng chính trị yếu kém.
Pause
Unmute
Loaded: 8.53%
Remaining Time -10:43
“Quyết định chiến tranh là đặc quyền của Hezbollah và Iran. Tuy nhiên, Hezbollah cũng không ủng hộ tình trạng leo thang vì họ chưa sẵn sàng giải quyết những tác động của chiến tranh. Hiện một cuộc chiến tranh hạn chế đã xảy ra dọc biên giới Israel nhằm giảm bớt áp lực quân sự của Tel Aviv ở Gaza. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là Mỹ đã gửi thông điệp rõ ràng tới tất cả các bên, bao gồm cả Israel, không leo thang vì điều đó sẽ khiến xung đột lan ra toàn khu vực”, ông giải thích.
Người dân Liban ủng hộ hoà bình
Khói bốc lên từ điểm kiểm soát quân sự của Israel tại Al Manara sau khi trúng rocket của lực lượng Hezbollah ở Liban ngày 19/10/2023. THX/TTXVN
Bối cảnh chính trị và xã hội của Liban được định hình phức tạp bởi các yếu tố tôn giáo. Điều này có nghĩa là các nhóm tôn giáo khác nhau trong nước không chỉ duy trì những niềm tin khác nhau, mà còn khác nhau về mong muốn chính trị. Do đó, điều này đặt ra thêm nhiều thách thức cho xã hội Liban.
Tuy nhiên, cựu nhà lập pháp Liban Amal Abou Zeid nhấn mạnh bất kể đảng phái tôn giáo hay chính trị nào, tất cả người dân Liban đều thống nhất ủng hộ người dân Palestine và khát vọng đối với một Nhà nước Palestine độc lập.
“Dù tôi là người theo đạo Thiên chúa hay người theo đạo Hồi thì cũng như vậy. Tất cả chúng tôi đều ủng hộ người Palestine. Chúng tôi có gần 400.000 người Palestine, người tị nạn ở Liban. Và chúng tôi ủng hộ quyền trở về quê hương của người Palestine, về đất nước của họ, nơi họ đã sống trước năm 1948. Vì vậy, tôi tin rằng điều tốt nhất cần làm là những nỗ lực chính trị, ngoại giao từ tất cả các quốc gia liên quan. Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu, gây áp lực lên tất cả các bên để đạt được khả năng này, rằng chúng ta đang đạt được hoặc có một nhà nước Palestine độc lập thực sự để giúp toàn khu vực này được sống trong hòa bình trong nhiều năm tới”, chính trị gia Zeid cho hay.
Liban cam kết tuân thủ nghị quyết về chấm dứt xung đột Israel - Hezbollah
Thủ tướng Liban Najib Mikati vừa tái khẳng định cam kết của nước này trong việc tuân thủ một nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt cuộc xung đột năm 2006 giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hezbollah.
Lực lượng lâm thời LHQ tại Liban (UNIFIL) và quân đội Liban tuần tra gần khu vực biên giới với Israel ở Khiam, miền Nam Liban, ngày 23/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Mikati đã thực hiện chuyến thị sát đột xuất tới miền Nam Liban trong ngày 24/10 trong bối cảnh quân đội Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban giao tranh xuyên biên giới gần như hằng ngày. Các tay súng Hezbollah bắn hàng chục tên lửa về phía khu vực Shebaa Farms kể từ ngày 8/10 để hỗ trợ các cuộc tấn công của Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza nhằm vào Israel, khiến các lực lượng Israel đáp trả bằng các đợt pháo kích hạng nặng nhằm vào một số khu vực ở miền Đông Nam Liban.
Trong chuyến đi này, Thủ tướng Mikati nhấn mạnh cam kết của Beirut thực hiện Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an LHQ, chất dứt cuộc xung đột năm 2006 giữa Israel và Hezbollah, đồng thời kêu gọi tịch thu vũ khí đối với mọi cá nhân, ngoại trừ quân đội Liban và các lực lượng an ninh nhà nước khác.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Liban nêu rõ nhà lãnh đạo này và Tư lệnh quân đội Liban Joseph Aoun đã đến thăm binh lính và trụ sở của Phái bộ gìn giữ hòa bình Lực lượng lâm thời LHQ tại Liban (UNIFIL).
Kể từ khi kết thúc cuộc xung đột năm 2006, Hezbollah đã không có sự hiện diện quân sự rõ ràng ở biên giới phía Nam Liban, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình UNIFIL tiến hành các hoạt động tuần tra. Tuy nhiên, các chuyên gia và các báo cáo phản ánh Hezbollah vẫn có nhiều địa điểm ẩn náu trong khu vực.
* Trong diễn biến liên quan, Điều phối viên đặc biệt của LHQ về Liban, bà Joanna Wronecka đã kêu gọi giảm leo thang căng thẳng dọc biên giới Liban-Israel.
Trong tuyên bố đăng tải trên trang chủ của LHQ, bà Wronecka khẳng định LHQ tăng cường hỗ trợ Liban bảo vệ an ninh và ổn định quốc gia trong thời điểm quan trọng. Bà bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc giao tranh trên biên giới Liban-Israel, đồng thời kêu gọi chấm dứt những hành động bạo lực tại khu vực này.
Bà cảnh báo những rủi ro đối với hòa bình và an ninh đang gia tăng đối với Liban cũng như khu vực, song nhấn mạnh rằng "chúng ta đừng bao giờ từ bỏ triển vọng hòa bình và nỗ lực thúc đẩy một tương lai bền vững hơn cho người dân Liban".
Cũng trong ngày 24/10, người đứng đầu UNIFIL, ông Aroldo Lazaro, cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình này của LHQ vẫn tiếp tục phối hợp với Lực lượng vũ trang Liban tuần tra tại các cộng đồng địa phương ở miền Nam nước này.
Hà Lan khuyến cáo công dân không đến miền Nam Liban Ngày 11/10, Chính phủ Hà Lan đã khuyến cáo công dân nước này không nên đến miền Nam Liban trong bối cảnh xung đột leo thang tại Trung Đông. Người dân Palestine di chuyển qua đống đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 10/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Chính phủ Hà Lan nêu rõ, công dân nước này không...