LienVietPostBank được vinh danh giải thưởng Ngân hàng Số Tiêu biểu 2019
VOBA 2019 là giải thưởng thường niên và uy tín trong lĩnh vực Ngân hàng nhằm tìm kiếm và tôn vinh các ngân hàng có những hoạt động xuất sắc và đóng góp tiêu biểu cho sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung trong năm.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt ( LienVietPostBank) vinh dự nhận được giải thưởng “Ngân hàng Số Tiêu biểu” tại Lễ trao Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (VOBA) năm 2019 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG đồng tổ chức. Đây là năm thứ 2 liên tiếp LienVietPostBank được xướng tên tại các hạng mục giải thưởng VOBA.
Các giải thưởng của VOBA 2019 được xét duyệt dựa trên nhiều tiêu chí khắt khe và được đánh giá một cách khách quan, độc lập bởi các chuyên gia đại diện các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, hiệp hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trải qua ba vòng xét duyệt, đánh giá được thực hiện với quy trình minh bạch, nghiêm túc, kỹ lưỡng gồm: Vòng hồ sơ, vòng phỏng vấn trực tiếp và vòng bình chọn, LienVietPostBank với ứng dụng Ví Việt – dịch vụ Ngân hàng số đã chính thức chinh phục được Ban tổ chức để giành giải Ngân hàng số tiêu biểu 2019.
Trước đó, năm 2018, LienVietPostBank cũng đã vinh dự nhận được giải Doanh nghiệp Fintech tiêu biểu 2018.
Ví Việt là tên gọi tắt Thẻ phi vật lý Ví Việt của LienVietPostBank được NHNN cho phép triển khai dịch vụ từ tháng 8/2016. Ví Việt do LienVietPostBank tự nghiên cứu xây dựng trong lộ trình xây dựng Ngân hàng số; Hiện tại ứng dụng Ví Việt được sử dụng trên Smarphone và trên Web đảm bảo tính năng bảo mật, an toàn nhiều tiện ích cho người dùng; Ví Việt cung cấp đầy đủ tính năng thanh toán, giao dịch ngân hàng đa dạng như: khách hàng tự tạo tải ứng dụng và khai báo tài khoản chưa định danh là số điện thoại đang sử dụng, dễ dàng nạp tiền vào Ví Việt bằng tiền mặt tại quầy giao dịch, từ tài khoản ngân hàng, từ thẻ tín dụng.. và sử dụng theo quy định về hạn mức Ví của NHNN để dễ dàng thực hiện việc thanh toán hơn 200 dịch vụ (bao gồm thanh toán điện, nước, viễn thông, dịch vụ chung cư; thanh toán học phí; thanh toán các khoản vay tiêu dùng; thanh toán bảo hiểm, dịch vụ công có thu…), mua sắm online (mua vé tàu, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, trả tiền viện phí, học phí…), chuyển, nhận tiền từ Ví đến Ví, đến tài khoản gần 40 ngân hàng nội địa khác trong nước;
Video đang HOT
Người sử dụng Ví Việt có thể thực hiện tại quầy giao dịch việc liên kết với Tài khoản thanh toán đã mở, thẻ tín dụng đã có tại LienVietPostBank để tiện lợi cho người dùng; thực hiện các dịch vụ ngân hàng online như: nạp/rút tiền từ Ví vào Tài khoản thanh tóan, vào Thẻ; gửi tiết kiệm, vay cầm cố sổ tiết kiệm, tra cứu tài khoản ngân hàng, tất toán sổ tiết kiệm, ủy thác thanh toán…
Ngoài ra ứng dụng Ví Việt còn hỗ trợ phát triển hệ sinh thái các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ online, các điểm kinh doanh chấp nhận thanh toán Ví Việt (như: giới thiệu dịch vụ, tìm đường đến điểm cung cấp dịch vụ, quản lý hệ thống điểm chấp nhận thanh toán..); Ví Việt đã nhận được nhiều giải ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính trong nước và quốc tế như: Giải Sao Khue 2017, TOP 10 ứng dụng CNTT xuất sắt nhất VN, Ngân hàng có ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt; đặc biệt cuối năm 2017, Ví Việt đã đạt giải nhì APICTA của Liên minh CNTT Châu Á – Thái Bình dương.
Đến tháng 11/2019, Ví Việt đã phát triển được hơn 2.7 triệu người dùng, hơn 35.000 điểm chấp nhận thanh toán; Ví Việt đã được nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước lựa chọn là giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ.
Ví Việt được coi là sản phẩm chủ lực của LienVietPostBank, là nền tảng chính để LienVietPostBank xây dựng Ngân hàng số tích hợp đa kênh cung cấp dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, Thẻ và Ví điện tử online trên cùng một ứng dụng một cách an toàn, tiện ích, mọi lúc, mọi nơi phục vụ mọi tầng lớp người dân trên toàn quốc và góp phần quan trọng vào mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam của LienVietPostBank.
Theo Dân Việt
Nhiều ngân hàng vẫn 'tiết kiệm' kinh phí cho việc đối phó với hacker
Nguy cơ tấn công mạng vào các ngân hàng ngày càng tăng lên, tuy nhiên nhiều ngân hàng vẫn chưa có sự đầu tư đầy đủ cho vấn đề an ninh mạng.
Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, trong các cuộc tấn công mạng gần đây, ngân hàng là một trong những đích ngắm thường xuyên của các hacker. Đây cũng chính là một trong 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định tại Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
Vấn đề an toàn thông tin là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển ngân hàng số.
Cuối tháng 10 vừa qua, trên một diễn đàn chuyên mua bán dữ liệu được đánh cắp của các hacker xuất hiện một tài khoản cho biết đang nắm giữ thông tin hơn 2 triệu tài khoản người dùng của Ngân hàng Maritime Bank (MSB). Trước thông tin này, đại diện MSB cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng và chuyên gia an ninh mạnh để kiểm tra và đánh giá về vụ việc.
Tuy nhiên, tại Diễn đàn An toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng năm 2019 (Cyber Security 2019) tổ chức tại TPHCM ngày 27/11, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tiết lộ rằng, vào cuối tháng 10 vừa qua, một ngân hàng tại Việt Nam đã bị đánh cắp dữ liệu tài khoản của hàng triệu khách hàng. Thời gian gần đây, các ngân hàng cũng liên tục phát đi những thông tin cảnh báo về nguy cơ đánh cắp thông tin khách hàng.
Đại tá Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) cũng cho biết, thời gian tới, nguy cơ tấn công mạng vào các ngân hàng vẫn rất phức tạp. Các cuộc tấn công thường nhằm tới mục tiêu tống tiền, đánh cắp dữ liệu, thông tin...
Dù đối diện với nguy cơ bị tấn công rất cao, nhưng kết quả khảo sát của Cục an toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) về mức độ an toàn thông tin tại tại 30 ngân hàng và 16 đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính bảo hiểm lại cho thấy, nhiều ngân hàng chưa quan tâm đầu tư đúng mức đối với an toàn thông tin.
Cụ thể, trong năm 2018 có tới 50% đơn vị chỉ đầu tư từ 10.000 - 50.000 USD cho an toàn thông tin và chỉ khoảng 20% có mức đầu tư trên 100.000 USD. Trong đó, có 30% đơn vị chi đầu tư cho an toàn thông tin dưới 10% trong tổng đầu tư về công nghệ thông tin. Trong khi đó, theo chỉ thị của Chính phủ, đầu tư cho an toàn thông tin phải tối thiểu đạt 10% trong đầu tư về công nghệ thông tin nói chung. Như vậy, rất nhiều ngân hàng không thực hiện đúng theo chỉ đạo này.
Theo ông Đường, ngân hàng là ngành cần có sự chú trọng nhất đến an toàn an ninh thông tin, an ninh mạng. "Chúng tôi kỳ vọng khối ngân hàng phải đầu tư từ 30% trở lên cho an toàn thông tin" - ông Đường cho hay.
Theo ông Đường, hiện nay các ngân hàng mới chỉ đối phó với truyền thông nhiều hơn là đầu tư vào thực chất để đảm bảo an toàn thông tin. Các ngân hàng cũng chưa chú trọng tới vấn đề nâng cao nhận thức, đặc biệt là nhận thức người dùng và nhận thức của lực lượng nhân sự; việc thuê dịch vụ chuyên nghiệp để bảo vệ an toàn thông tin cũng còn nhiều hạn chế. Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, các ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn cho các yếu tố về quy trình, con người. Đồng thời tăng cường xây dựng các kịch bản tấn công có thể xảy ra và thường xuyên huấn luyện, diễn tập theo các kịch bản đó. Ngoài ra, cần hình thành mạng lưới liên minh giữa các ngân hàng để cùng nhau chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau khi có sự cố.
"Việc đảm bảo an toàn thông tin thì không thể chỉ trông chờ vào tường lửa, trang thiết bị mà còn cả yếu tố con người, quy trình bảo mật, quy chế trong ngân hàng. Phải có quy trình kiểm soát chặt chẽ đối với những nhân viên đươc tiếp cận với hệ thống dữ liệu để đảm bảo những người này không có cơ hội đánh cắp thông tin" - ông Đường nhấn mạnh.
Theo hải quan
Ngân hàng số thấy gần nhưng vẫn xa Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam khiến NH số khó phát triển. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng internet và điện thoại di động (ĐTDĐ) phát triển khá mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt, an ninh mạng chưa an toàn và việc thiếu hụt...