LienVietPostBank công bố kết quả kinh doanh kém khả quan
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) công bố kết quả kinh doanh năm 2018 kém khả quan với lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.212 tỷ đồng, giảm 31,4% so với năm 2017. Trong đó, cả chi phí hoạt động và chi phí dự phòng đều lần lượt tăng 8,4% và 20,3%.
Tại Đại hội cổ đông 2018, ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 20%, tuy nhiên thực tế chỉ đạt 18,5% với 119,2 nghìn tỷ đồng. Cho vay ngắn hạn tăng gấp 3 lần so với trung và dài hạn với mức tăng trưởng 35,7%, đạt 36,07 nghìn tỷ đồng, đóng góp vào 30% tổng dư nợ.
LienVietPostBank không công bố cơ cấu cho vay theo khách hàng và ngành nghề kinh doanh trong quý 4 (quý tập trung tăng trưởng tín dụng mạnh nhất của ngân hàng), điều này dấy lên nghi ngờ về mức độ rủi ro tập trung trên danh mục cho vay.
Trong khi đó, tiền gửi khách hàng giảm 3% so với năm 2017, đạt 125 nghìn tỷ đồng. Việc mở rộng mạng lưới trong 6 tháng đầu năm (tăng 46%) đã giúp ngân hàng huy động mạnh từ khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN phê duyệt chỉ 18% nên ngân hàng đã rơi vào tình trạng dư thừa nguồn tiền gửi. Do đó, LienVietPostBank đã phải hạ lãi suất huy động và cắt giảm một số nguồn huy động vốn trong 6 tháng cuối năm.
Video đang HOT
Trong khi đó, lãi suất cho vay quý 4/2018 tăng 0,42% so với quý 3, từ 10,10% lên 10,52% và mức bình quân cả năm là 10,19%.
Theo xu hướng chung, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh 135%, đạt 152,36 tỷ đồng. Trong khi đó, “Thu nhập khác” lỗ 291 tỷ đồng so với mức lỗ 586 tỷ đồng năm 2017.
Chi phí lương thưởng tăng 7,6% so với năm 2017 lên 1.620 tỷ đồng với số lượng nhân viên tăng 31%. Mức lương bình quân/nhân viên/tháng giảm 17,7% xuống 16,71 triệu đồng từ mức 20,32 triệu đồng năm 2017.
Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,07% vào cuối năm 2017 lên 1,41% cuối năm 2018, tương đương nợ xấu mới phát sinh là 696,56 tỷ đồng. Phần lớn nợ xấu mới được hình thành từ việc chuyển từ nợ Nhóm 2 sang nợ Nhóm 3.
Nợ nhóm 2 chiếm 1,2% tổng dư nợ, tương đương 1.433 tỷ đồng; Nợ nhóm 3 chiếm 0,42% tổng dư nợ, tương đương 501 tỷ đồng; Nợ nhom 4 chiếm 0,2% tổng dư nợ, chiếm 233 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 chiếm 0,79% tổng dư nợ, chiếm 945 tỷ đồng.
Ngân hàng đã trích 618 tỷ đồng (tăng 20%) trong năm 2018, trong đó phần dự phòng thực tế đang ở mức 50% con số ước tính lý thuyết.
Ngân Giang
Theo infonet.vn
Nhiều ngân hàng báo lãi cao kỷ lục
Nhiều ngân hàng Việt đã báo lãi trước thuế năm 2018 cao kỷ lục, có những ngân hàng đạt trên 10.000 tỷ đồng, tăng từ 30 - 60% so với trước.
Để có kết quả trên, nhiều ngân hàng đã tăng các dịch vụ trên các thiệt bị di động để giảm chi phí, giảm tín dụng vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như BOT giao thông. Thậm chí, với room tín dụng hạn chế, có những ngân hàng đã chọn cách huy động vốn qua thị trường cho doanh nghiệp bằng cách tư vấn phát hành hơn 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiêp.
Để giảm rủi ro cho các khoản nợ, nhiều ngân hàng còn trích lập dự phòng nhiều hơn cả số nợ xấu.
Tín dụng cả năm 2018 của cả ngành ngân hàng tăng trưởng chưa đến 16%, việc giảm phụ thuộc vào tín dụng và gia tăng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, hay tư vấn tài chính được các chuyên gia đánh giá là dịch chuyển đúng hướng.
Năm 2019 được coi là năm bản lề của hệ thống ngân hàng trước khi phải đáp ứng chuẩn Basel 2 với các quy chuẩn về vốn, về hệ số CAR vào năm sau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn dư địa để lợi nhuận hệ thống ngân hàng tăng trưởng ở mức 20%
KHÁNH VÂN (tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
VIB phát triển vượt bậc trong 2018 Công bố báo cáo tài chính cuối năm của VIB cho thấy, 2018 tiếp tục là năm đột phá của ngân hàng này khi lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.741 tỷ, tăng 95% so với năm 2017. Đột phá vượt bậc Cụ thể, theo công bố báo cáo tài chính kết thúc năm 2018 của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt...