LienVietPostBank báo lợi nhuận 604 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ
Kết thúc quý I/2020, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt gần 604 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank (mã LPB) vừa công bố BCTC quý I/2020.
Theo đó, tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của ngân hàng đạt mức hơn 202,9 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 0,43% so với đầu năm.
Trong đó, cho vay khách hàng đạt mức 144,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2,84%.
Video đang HOT
Tiền gửi của khách hàng tăng 5,23%, lên hơn 144 nghìn tỷ đồng.
Về chất lượng cho vay, tại ngày 31/3, LienVietPostBank đang có 2.079 tỷ đồng nợ xấu, tăng nhẹ 2,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của ngân hàng hiện vẫn đang ở mức 1,44%, không đổi so với đầu năm.
Về kết quả hoạt động kinh doanh, mảng tín dụng vẫn đóng vai trò chủ đạo khi mang về cho ngân hàng khoản lãi 1.438 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mảng dịch vụ kỳ này ghi nhận khoản lãi hơn 96 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần quý I/2019 trong khi hoạt động khác cũng là điểm sáng khi ghi nhận khoản lãi hơn 17 tỷ đồng, so với mức lỗ tới hơn 100 tỷ đồng cùng kỳ.
Riêng hoạt động ngoại hối và chứng khoán đầu tư kỳ này có dấu hiệu đi xuống khi lần lượt ghi nhận lãi 7 tỷ đồng và lỗ hơn 63 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động quý I/2020 của ngân hàng ở mức 929 tỷ đồng, tăng trưởng 28,3% so với cùng kỳ. Bù lại, kỳ này ngân hàng lại được hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro tín dụng hơn 37 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước phải trích lập hơn 133 tỷ đồng.
Theo đó, kết thúc quý I/2020, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt gần 604 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ.
TRẦN THÚY
Cổ phiếu LPB khó vượt qua mệnh giá trong ngắn hạn
Dù đã được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II, nhưng cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, UPCoM: LPB) vẫn dậm chân tại chỗ ở dưới mệnh giá.
Cổ phiếu LPB giao dịch dưới mệnh giá trong suốt 1 năm qua
Trong nhiều phiên giao dịch vừa qua, khối lượng giao dịch của LBP rất nhỏ giọt, chỉ khoảng từ 100.000- 200.000 đơn vị/phiên. Cụ thể, ngày 11/12 chỉ có 107.000 cổ phiếu được khớp lệnh với tổng giá trị giao dịch 1.294 tỷ đồng; Ngày 10/12 chỉ có 184.000 cổ phiếu khớp lệnh với tổng giá trị 1.350 tỷ đồng... Theo các chuyên gia, với lượng giao dịch nhỏ giọt thế như vậy, trong số các cổ phiếu nhóm ngân hàng, cổ phiếu LPB không còn là sự lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư.
Dù mới đây NHNN quyết định chấp thuận cho LPB được áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn (Basel II) trước thời hạn, nhưng giao dịch cổ phiếu LPB cũng không mấy tích cực. Chốt phiên giao dịch ngày 12/12, giá cổ phiếu LPB đóng cửa ở mức 7.400 đồng/cp, với thanh khoản rất thấp, chỉ khoảng 121.000 cổ phiếu được khớp lệnh.
Như vậy trong số các ngân hàng được công nhận đạt chuẩn Basel II, trừ hai ngân hàng nước ngoài gồm Shinhan Bank và Standard Chartered Việt Nam và SeABank, MSB, VietCapitalBank, VietBank chưa niêm yết, thì LBP là cổ phiếu duy nhất giao dịch dưới mệnh giá.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2019, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của LPB đạt 1.636 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2018 và hoàn thành 86% mục tiêu kế hoạch năm 2019. Trong đó, lợi nhuận riêng quý 3 đạt 519 tỷ đồng, tăng 49% so với quý 3 năm 2018. Tuy nhiên, nợ nghi ngờ của LPB tính đến thời điểm này là 572,3 tỷ đồng, tăng hơn 145% và nợ có khả năng mất vốn tăng lên 1.121 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, trong một báo cáo công bố đầu tháng 8/2019, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, chất lượng tài sản của LPB đang có dấu hiệu suy giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,5%, trong khi chi phí dự phòng giảm 3,2%. Dự phòng thấp nhưng nợ xấu tăng nhanh khiến tỷ lệ dự phòng/nợ xấu giảm mạnh từ 112,0% cuối quý 2/2018 xuống 77,9% cuối quý 2/2019. Phần lớn dự phòng trích lập cho trái phiếu VAMC, tuy nhiên tỷ lệ dự phòng/số dư trái phiếu VAMC chỉ đạt 65,6%. Vì vậy, LPB khó có thể hoàn thành trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC trong năm 2019.
Theo VNDIRECT, cổ phiếu LPB đã giảm sức hấp dẫn do hoạt động công bố thông tin chưa hiệu quả và mức độ cam kết của Ban lãnh đạo đối với việc thực hiện chiến lược hoạt động chưa cao. LPB đã có kế hoạch chuyển sàn từ UPCOM sang HOSE trong một khoảng thời gian nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển. Kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành quyền mua với tỷ lệ 26,69% không thành công và chỉ thu về một nửa số tiền dự kiến huy động. Ngoài ra, quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu 10% cho năm 2018 sau nhiều năm trả cổ tức tiền mặt đã làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cổ phiếu LPB sẽ tiếp tục điều chỉnh, củng cố dưới mệnh giá, chưa có tín hiệu phục hồi để leo qua mệnh giá trong ngắn hạn.
Hà Phương
Theo Enternews.vn
Giảm lãi suất tác động tới lợi nhuận ngân hàng, nhưng không nhiều Thực hiện chủ trương của Chính phủ, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất ở cả hai chiều huy động và cho vay. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, song mức giảm là không nhiều. Việc giảm lãi suất sẽ giúp kích thích nhu cầu vay trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm... Ở khối ngân hàng có...