Liên tiếp tin xấu, Mỹ có đang dần mất đi “ngôi vương” thiên đường du học?
Từ lâu Mỹ đã trở thành một trong những quốc gia được nhiều học sinh trên toàn thế giới, đặc biệt là học sinh Việt Nam, lựa chọn là điểm đến giáo dục. Thế nhưng chỉ sau một trận đại dịch lịch sử, bạo động, “giấc mơ Mỹ” bỗng không còn độc nhất một màu hồng.
Học sinh hoang mang, phụ huynh “sốt vó” đổi hướng
Đại dịch Covid chưa đi qua thì một lần nữa nước Mỹ lại rơi vào tình trạng báo động bởi hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn nổ ra để đấu tranh chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của người đàn ông da màu – George Floyd. Trước tình trạng căng thẳng này, nhiều phụ huynh có con nhập học kì tới ở Mỹ đang tỏ rõ vô cùng lo lắng.
Biểu tình vì người da đen đang khiến nước Mỹ “dậy sóng”.
Bạn Khánh Linh (18 tuổi, Phổ thông Năng Khiếu): “Ba mẹ mình cực kì lo lắng không chỉ về vấn đề Corona mà còn lo cả sự an toàn của mình không được đảm bảo nếu Mỹ không nhanh chóng giải quyết những cuộc bạo loạn. Ba mẹ đã bảo mình nên dời qua học kì Xuân năm sau để mọi chuyện lắng xuống.”
Bạn Nhã Linh (18 tuổi, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) chia sẻ: “Dù gia đình mình chưa biết về cuộc biểu tình, chỉ riêng việc COVID-19 cũng đã khiến mọi người rất lo lắng. Nhân dịp này, cả mình và gia đình đã quyết định sẽ gap-year 1 năm, đợi mọi chuyện trở nên ổn định hơn.”
Còn với các bạn học sinh sẽ có lịch nhập học vào kì tới đây, những biến động này thực sự đã gây ra cho các bạn nhiều hoang mang. Vì phải lo từ chuyện đảm bảo sự an toàn của bản thân khi sang đó một mình, cũng như lo lắng không thể có visa đúng hạn để kịp nhập học.
Video đang HOT
Đối với An Nhiên, visa hiện tại chính là nỗi lo lớn nhất.
An Nhiên (12 Văn 1, Phổ thông Năng Khiếu): “Kì học tới mình sẽ học ở Texas, mà ở đây các cuộc biểu tình diễn ra khá sôi nổi nên mình hơi lo vấn đề an toàn. Nhưng mình sẽ ở yên trong kí túc xá cho đến khi tình hình ổn định hơn. Vấn đề mình lo nhất cũng là vấn đề chung chính là sẽ không kịp visa nhập học vì hiện tại lịch phỏng vấn của đại sứ quán đã hết lịch đến tháng 9.”
Nước Mỹ không chỉ có màu hồng?
Trước đây mỗi khi nhắc về Mỹ, nhiều phụ huynh vẫn luôn mong muốn con mình được sang đó học tập, làm việc bởi môi trường giáo dục tân tiến và cơ hội nghề nghiệp cao. Thế nhưng, chỉ sau một trận đại dịch, có lẽ Mỹ trong mắt rất nhiều người đã mất đi danh xưng “xứ thiên đường”.
Điều quan trọng là cần “điều chỉnh” kì vọng của bản thân trước khi du học.
Minh Ánh (18 tuổi, Đại học Cincinnati): “Học kỳ tới mình sẽ chuyển từ Canada sang Mỹ học đại học. Mấy tháng nay mình gần như không bỏ sót bất kì thông tin nào về tình hình bên đó. Đất nước nào cũng sẽ có những vấn đề riêng, không đâu là “hoàn hảo”, bởi vậy điều tụi mình cần làm chính là “điều chỉnh” lại kì vọng của bản thân”.
Thế nhưng, những bất ổn xung quanh vẫn chưa đủ để chúng ta vội kết luận về sự ảnh hưởng về chất lượng giáo dục tại Mỹ. Vì trong khoảng thời gian này, các trường vẫn liên tục đưa ra thông báo, chia sẻ đến học sinh, đảm bảo sự an toàn và các giá trị tôn trọng sự đa dạng của trường dành cho du học sinh.
Trên nhiều diễn đàn du học, rất nhiều phụ huynh lẫn học sinh bắt đầu “dịch chuyển” sự quan tâm của dành cho các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như: Úc, Singapore, Hàn Quốc,… Các quốc gia châu Á được đánh giá có mức học phí cạnh tranh, chất lượng giáo dục thuộc hàng top thế giới và an ninh ổn định.
Sinh viên châu Á không còn ưa chuộng các trường đại học ở Anh?
Các trường đại học ở Anh đang đối diện với nguy cơ thiếu hụt sinh viên vì số sinh viên đến từ Đông Á giảm mạnh.
Số tân sinh viên quốc tế đến các trường đại học ở Anh sẽ sụt giảm mạnh trong năm học tới, đồng nghĩa với việc doanh thu của các trường sẽ giảm khoảng 460 triệu bảng (gần 14 nghìn tỷ đồng) - số tiền đến từ các sinh viên ở Đông Á.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát của Hội đồng Anh về sinh viên quốc tế. Theo đó, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên trong năm học 2020 - 2021, số tân sinh viên từ một số nước châu Á đến Anh sẽ giảm khoảng 14.000 người so với các năm trước. Trong đó, sinh viên từ Trung Quốc, Singapore và Malaysia là giảm nhiều nhất.
Số tân sinh viên châu Á đến Anh trong năm học tới sẽ giảm mạnh.
Cuộc khảo sát này đi đến kết luận rằng, số sinh viên từ Đông Á sẽ giảm 20%, và đây là điều đáng lo vì ngoài ra, còn rất nhiều sinh viên ở các nước khác cho biết rằng họ "đang cân nhắc, chưa quyết định".
Lý do lớn nhất cho việc sinh viên châu Á bớt hứng thú với các trường đại học ở Anh có lẽ vì trong thời gian vừa qua, Anh là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với hàng chục ngàn người tử vong. Ngoài ra, nhiều sinh viên đã nộp đơn đăng ký học ở Anh lại có kế hoạch trì hoãn sang năm sau mới bắt đầu học, thay vì bắt đầu học online ngay từ mùa Thu 2020. Một số trường đại học ở Anh dự đoán rằng, số sinh viên quốc tế của họ sẽ giảm đến 50% so với năm ngoái.
Nhiều sinh viên châu Á cũng trì hoãn kế hoạch du học vì không muốn sang nước ngoài rồi lại học online.
Hội đồng Anh cho rằng, có lẽ phải mất 3 - 4 năm thì nền giáo dục ở Anh mới phục hồi được sau cú sốc COVID-19.
Để khắc phục tình trạng thiếu sinh viên quốc tế, chính phủ Anh đang "rất nỗ lực để đảm bảo rằng sinh viên quốc tế không phải trải qua những thủ tục quá phức tạp để đến nước Anh".
Các trường đại học ở Anh đang rất nỗ lực thu hút sinh viên châu Á. Ảnh: AberCPC/Alamy.
Nhiều người cho rằng, COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong nền giáo dục ở nhiều nước như Anh và Mỹ - vốn trước đây vẫn thu hút rất nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Bởi vậy mà trong thời gian tới, có lẽ nhiều trường đại học Âu Mỹ sẽ có những chính sách "thoáng" hơn trong việc tuyển sinh viên nước ngoài, đặc biệt là sinh viên từ châu Á.
Nam sinh 18 tuổi nhận học bổng 21 đại học, founder tổ chức nhận hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc, trình độ ngang sinh viên xuất sắc nhất Harvard Chỉ trong vòng 2 năm, cậu bạn này dường như đã phá vỡ mọi giới hạn của bản thân và khiến ai ai cũng phải choáng váng khi đọc bảng thành tích đã đạt được. Những câu chuyện truyền cảm hứng của "con nhà người ta" khi liên tục đạt thành tích này đến hết thành tích nọ luôn là điều khiến chúng...