Liên Quân Mobile: Tướng Eland’orr gây tranh cãi lớn, người bảo Xạ Thủ, người nói Pháp Sư
Eland’orr là tướng Liên Quân Mobile mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, bản gốc của nó là tướng Công Tôn Ly trong King of Glory.
Phần lớn kỹ năng tướng trong Liên Quân Mobile được phát triển dựa trên dàn chiêu thức của tướng trong King of Glory. Ở thời điểm hiện tại, còn gần 20 tướng King of Glory vẫn chưa xuất hiện trong Liên Quân Mobile với một vẻ ngoài khác. Hầu hết những vị tướng trong số này đều sở hữu những năng lực chiến đấu – tự vệ đều mang tính “độc nhất vô nhị” như: năng lực bay xuyên địa hình, hồi máu cho trụ, tạo tường chắn không cho mọi ai đi qua, hợp thể đi kèm “buff” giáp ảo cho tướng đồng minh, “buff” tàng hình cho đồng đội, sở hữu khái niệm “máu ảo”, lướt tối đa 5 lần liên tiếp,… Có thể nói, những “siêu nhân” mới này sẽ là giúp phân hóa rõ nét người chơi vì độ khó của chúng đều ở mức tương đối trở lên.
Tướng Eland’orr với cả 3 kỹ năng đều vượt được địa hình.
Nếu như tướng đấu sĩ có độ khó 9/10 là Yena đã làm game thủ “đau não” trong việc bật đúng thứ tự combo 6 kỹ năng, hay sắp tới là tướng sát thủ Enzo với độ khó 10/10 đòi hỏi người dùng phải phán đoán và xử lý tình huống rất chính xác. Thì Liên Quân Mobile lại chuẩn bị trình làng thử thách mới với tướng xạ thủ biến ảo, dồn sát thương ghê gớm hơn cả nhiều pháp sư. Đó là Eland’orr. Vị tướng mới này khiến game thủ Liên Quân Mobile lao vào tranh cãi lớn về vai trò thật sư. Người thì bảo Eland’orr là tướng xạ thủ nhưng có người thì khẳng định đây là tướng pháp sư chính hiệu. Liệu ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?
Quan điểm: Eland’orr là tướng xạ thủ
Công Tôn Ly trong King of Glory
Eland’orr là tướng Liên Quân Mobile có bản gốc là tướng Công Tôn Ly trong King of Glory, mà Công Tôn Ly lại được Tencent xếp vào nhóm xạ thủ cùng với những cái tên như: Địch Nhân Kiệt (bản gốc Valhein), Thành Cát Tư Hãn (bản gốc Lindis), Hoàng Trung (bản gốc Siluca), Lỗ Ban (bản gốc Yorn),.. Trong quá khứ, tất cả tướng King of Glory xuất hiện trong Liên Quân Mobile dù dưới hình dạng nào, cốt truyện biến đổi ra sao, kỹ năng thay đổi tới đâu đi chăng nữa thì vai trò (nhóm tướng) vẫn không thay đổi so với bản gốc.
Video đang HOT
Công Tôn Ly được Tencent xếp vào nhóm xạ thủ.
Sự khác biệt hiếm hoi chỉ là đấu sĩ Lưu Bị của King of Glory được Timi mang sang Liên Quân Mobile trong hình dạng đấu sĩ Rourke và trước đó là xạ thủ Moren mà thôi. Do đó, Eland’orr sẽ nằm chung nhóm với Tel’Annas, Yorn, Valhein,… thay vì Flash, Liliana hay Tulen. Ngoài thiết lập cố định từ Tencent, thì bản chất tướng Eland’orr cũng gây sát thương vật lý là chính nên dĩ nhiên vị tướng này không thể đứng ở nhóm pháp sư được.
Quan điểm: Eland’orr là tướng pháp sư
Eland’orr triệu hồi Bướm tấn công đối thủ và Bướm cũng là “bãi đáp” của vị tướng này.
Các tướng pháp sư thường sở hữu kiểu tấn công triệu hồi thú để đánh đối phương. Đơn cử như Tulen dứt điểm đối phương với chiêu cuối sẽ triệu hồi một chú chim điện, Krixi thì triệu hồi ảo ảnh bướm bay lên tấn công rồi bay về, Veera thì sở hữu đám Dơi và tiểu quỷ, Preyta sở hữu chú Rồng làm nội tại giúp tăng tốc chạy,… Eland’orr cũng chẳng kém cạnh khi triệu hồi Bướm tấn công đối thủ, vị trí của Bướm cũng là nơi mà Eland’orr biến thành bãi đáp ở lần kích hoạt thứ 2 ở cả 3 kỹ năng.
Sát thương phép trở thành sát thương chủ đạo của Eland’orr.
Bản gốc của Eland’orr là Công Tôn Ly khi tung ô tấn công và đẩy lùi kẻ địch với chiêu cuối sẽ gây sát thương phép. Nhưng khi xuất hiện trong Liên Quân Mobile, sát thương phép trở thành sát thương chủ đạo của Eland’orr. Không chỉ có vậy, với 3 kỹ năng đều cho phép tái kích hoạt lần 2, giúp Eland’orr bay tới chỗ có Bướm thì rõ ràng vị tướng này có sự cơ động thuộc diện hàng đầu. Xét ở độ biến ảo thì Liliana, Tulen hay Flash cũng còn kém xa. Trái lại, hầu hết các tướng xạ thủ Liên Quân Mobile đều có độ cơ động ở mức thấp hoặc trung bình. Quan điểm Eland’orr xứng đáng là đại diện của nhóm pháp sư thay vì xạ thủ cũng không phải là không có lý.
Theo GameK
Liên Quân Mobile: Xạ thủ với cơ chế bắn "ụ pháo" đã lộ diện, "vô đối" ở khoản cướp Bùa
Siluca là xạ thủ Liên Quân Mobile được phát triển dựa trên tướng Hoàng Trung ở King of Glory.
Lão tướng xạ thủ "vai u thịt bắp" Hoàng Trung trong King of Glory sẽ hiện diện trong Liên Quân Mobile dưới hình hài của cô gái Siluca (Sailika). Yếu tố đáng bàn nhất trong bộ kỹ năng của Siluca đó là chiêu cuối. Khi thi triển, cô nàng không thể di chuyển tương tự như Wisp với cơ chế bắn Pháo Cao Xạ, nhưng tầm đánh lại gia tăng đáng kể như Elsu khi bắn Viễn Trình Kích. Trong giai đoạn chuyển sang cơ chế "họng pháo", Siluca có 7 cơ hội tấn công pháo kích. Ở bản gốc Hoàng Trung thuộc King of Glory, khi kẻ địch tiến vào tầm bắn của ụ pháo sẽ bị giảm % sát thương tối đa. Bản thân vị tướng này còn được tăng giáp và giáp phép.
Siluca được phát triển dựa trên tướng Hoàng Trung của King of Glory.
Tạo hình của Siluca trong Liên Quân Mobile đã chính thức được hoàn thiện. Vẻ ngoài của Siluca trông rất hầm hố với hàng loạt "đồ chơi" có kích thước lớn và uy lực. Về mặt cốt truyện, Siluca sẽ nằm trong gia đình Moren với nghề nghiệp chế tạo vũ khí đặc trưng. Siluca sở hữu bộ kỹ năng có sự tương đồng tới 90% so với Hoàng Trung thuộc King of Glory. Theo đó, chiêu 1 vẫn chỉ là gia tăng tốc chạy,. Chiêu 2 sở hữu cơ chế đặt mìn, mang lại tầm nhìn. Kẻ thù đạp phải sẽ kích hoạt mìn gây sát thương và dính các loại khống chế cứng.
Chiêu 1 giúp Siluca tăng tốc chạy.
Chiêu 2 thì đặt bẫy.
Chiêu cuối là kỹ năng lợi hại nhất của Siluca khi gia tăng tầm đánh, bắn được 7 phát tối đa. Chiêu cuối này sẽ tạo đột biến cao trong giao tranh và mang lại ưu thế lớn trong việc đánh phá các mục tiêu quan trọng.
Chiêu cuối giúp cường hóa tầm đánh đáng kể cho Siluca.
Siluca có thể bắn 7 phát tối đa khi chuyển sang trạng thái bắn họng pháo.
Siluca sở hữu bộ kỹ năng làm người ta liên tưởng tới những cái tên cũ như Moren, Lindis hay Wisp và cả Elsu nữa. Trong đó, chiêu 1 của cô nàng sẽ tăng đáng kể tốc độ di chuyển trong một khoảng thời gian ngắn như chiêu Súng Thần Công của Moren. Chiêu 2 của lại có thể đặt bẫy như Nguyệt Vực của Lindis. Siluca sẽ đặt Mìn vào vị trí quy định và có được tầm nhìn. Kẻ thù đạp phải sẽ kích hoạt mìn gây sát thương vật lý dính kèm hiệu ứng làm chậm và giảm giáp. Cô nàng đồng thời còn nhận thêm lớp giáp.
Hoàng Trung của King of Glory - nguyên mẫu của Siluca của Liên Quân Mobile.
Còn chiêu cuối của Siluca sẽ khiến bản thân không thể di chuyển như Wisp, nhưng tầm đánh lại gia tăng đáng kể như Elsu. Trong giai đoạn chuyển sang cơ chế "họng pháo", cô nàng có 7 cơ hội tấn công pháo kích. Siluca là cái tên cực hot ở nhóm xạ thủ trong những mùa rank tới vì lợi thế tầm bắn. Ngược lại, những xạ thủ tay ngắn như Valhein, Fennik, Moren sẽ ngày càng bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh vị trí với Siluca cũng như Capheny, Hayate hay Tel'Annas. Quan điểm "tướng mới áp đảo tướng cũ" cứ vẫn mãi đúng với Liên Quân Mobile lúc này.
Theo GameK
Liên Quân Mobile: Tại sao Timi lại đánh giá Enzo là tướng có độ khó cao nhất trong lịch sử? Enzo là tướng Liên Quân Mobile được phát triển dựa trên Bách Lý Huyền Sách của King of Glory - Vương Giả Vinh Diệu. Máy chủ thử nghiệm của Liên Quân Mobile đã chào đón sự xuất hiện của Enzo, vị tướng này có bản gốc là Bách Lý Huyền Sách. Nếu như anh của Huyền Sách là Bách Lý Thủ Ước đã...