Liên hợp quốc lên án bạo lực giới gia tăng khắp Sudan
Hàng chục phụ nữ và trẻ em gái đã bị các chiến binh tấn công tình dục khi cuộc xung đột ở ở Sudan bước sang tháng thứ ba.
Ngày 7/7, những người đứng đầu các cơ quan: Văn phòng điều phối các vấn đề về nhân đạo (OCHA), Văn phòng nhân quyền (OHCHR), Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Cơ quan sức khỏe sinh sản và tình dục Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực ở Sudan, trong đó có bạo lực tình dục như một chiến thuật chiến tranh để khủng bố người dân.
Các tổ chức quyền phụ nữ đã cảnh báo về sự gia tăng bạo lực tình dục đối với phụ nữ ở Sudan.
Mọi người tìm nơi trú ẩn tại một điểm tiếp nhận người tị nạn nằm cách biên giới Chad và Sudan 5 km.
Họ yêu cầu tiến hành các cuộc điều tra khẩn cấp, kỹ lưỡng, độc lập và công minh đối với tất cả các cáo buộc vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế và những kẻ phạm tội phải bị trừng phạt.
Họ cũng nhấn mạnh rằng tất cả các bên phải tôn trọng nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế để bảo vệ thường dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả việc cho phép những người đã bị tấn công tình dục tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhân viên y tế cũng cần được cung cấp khả năng tiếp cận các cơ sở y tế để thực hiện công việc của họ.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân rất cao, việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn rất khó khăn và xung đột ở Sudan làm tăng điều kiện khiến dịch bệnh lây lan và tử vong”. Số người có nguy cơ bị đói cũng tăng đáng kể, từ 11,7 triệu lên 19,1 triệu.
WHO cũng xác minh đã có 50 cuộc tấn công nhằm vào cơ sở y tế, bao gồm 32 sự cố ảnh hưởng đến các cơ sở, 10 trường hợp tử vong và 21 trường hợp bị thương là nhân viên y tế và bệnh nhân.
Ông Tedros cho biết ông “kinh hoàng” trước các cuộc tấn công vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như bạo lực giới ngày càng gia tăng ở Sudan. Ông nhấn mạnh, nhân viên y tế và các cơ sở cũng như các hành lang cung cấp vật tư y tế và nhân đạo cũng phải được bảo vệ.
Ông Tedros nói: “Các hành lang tiếp nhận nguồn cung cấp nhân đạo và y tế cần phải được bảo vệ. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia cuộc xung đột ở Sudan ngừng hành động thù địch ngay bây giờ trước khi cuộc khủng hoảng sức khỏe và nạn đói trở nên tồi tệ hơn”.
Quốc đảo Caribe trước bờ vực nội chiến
Quốc đảo Haiti đang trên "bờ vực của một cuộc nội chiến", tổ chức nhân đạo Mercy Corps cảnh báo, trong bối cảnh bạo lực giữa các băng nhóm tội phạm và thường dân có nguy cơ leo thang.
Cảnh sát trên một con phố của Port-au-Prince. Ảnh Reuters.
Mercy Corps, tổ chức phi lợi nhuận về nhân đạo và môi trường có trụ sở tại Mỹ ngày 1/5 cho biết, tình hình an ninh xấu đi và giá cả leo thang cũng có thể gây ra nạn đói ở quốc gia Caribe này.
Trong bối cảnh tình trạng bạo lực leo thang - đặc biệt là ở thủ đô Port-au-Prince, nơi các băng đảng đã chiếm phần lớn thành phố - các gia đình dân thường đang mất khả năng tiếp cận các nhu yếu phẩm cơ bản, bao gồm thực phẩm và nước sạch.
"Người dân tại Haiti đang phải đưa ra những quyết định khó khăn, chẳng hạn như lựa chọn giữa việc đưa con em họ đến bệnh viện, các phòng khám y tế để điều trị bệnh tả nhưng phải đối mặt nguy cơ bị bắt cóc và giết chết, hoặc ở nhà và hy vọng chúng sẽ khỏe hơn", bà Lunise Jules, đại diện Mercy Corps ở Haiti, cho biết.
Tuần trước, một đám đông đã hành quyết ít nhất 13 thành viên băng đảng bị bắt ở Port-au-Prince.
Bạo lực đã trở nên trầm trọng hơn bởi một loạt các cuộc khủng hoảng mà đất nước hơn 11 triệu cư dân phải đối mặt. Haiti đã phải hứng chịu thiên tai liên miên, bạo lực băng đảng, dịch tả bùng phát và tình trạng bất ổn chính trị kéo dài sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise vào năm 2021.
Nhà lãnh đạo trên thực tế của Haiti, Thủ tướng Ariel Henry, đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp đối với vị trí của ông. Thủ tướng Henry được cố Tổng thống Moise chọn cho vị trí này chỉ vài ngày trước khi bị giết. Các cuộc bầu cử tổng thống và cơ quan lập pháp đã bị hoãn vô thời hạn kể từ năm 2021, ngăn cản bất kỳ quá trình chuyển đổi chính trị nào.
Trong khi đó, bạo lực lan rộng đã cản trở việc tiếp cận các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các trường học và phòng khám buộc phải đóng cửa, đồng thời làm tình trạng mất an ninh lương thực trở nên tồi tệ hơn, cư dân của các khu vực do băng đảng kiểm soát bị cắt nguồn cung cấp quan trọng.
Mercy Corps, tổ chức cung cấp hỗ trợ tiền mặt cho hàng chục nghìn người ở Haiti cho biết, gần một nửa dân số nước này đang chết đói vì khủng hoảng.
Tuần trước, Maria Isabel Salvador, người đứng đầu Văn phòng Tổng hợp của Liên Hợp Quốc tại Haiti (BINUH), đã bày tỏ những lo ngại về "sự gia tăng bạo lực" ở nước này.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Salvador cho biết 1.674 vụ giết người, hãm hiếp, bắt cóc và hành hình đã được báo cáo trong quý đầu tiên của năm 2023 - tăng so với 692 vụ so với cùng kỳ năm trước.
"Bạo lực băng đảng đang gia tăng với tốc độ đáng báo động ở những khu vực trước đây được coi là tương đối an toàn ở Port-au-Prince và bên ngoài thủ đô. Bạo lực khủng khiếp ở các khu vực có nhiều băng đảng, bao gồm cả bạo lực tình dục, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái, là biểu tượng của nỗi kinh hoàng đang ảnh hưởng đến phần lớn dân số Haiti", bà Salvador nói thêm.
Đối phó với tình trạng già hóa, Trung Quốc thúc đẩy hệ thống chăm sóc người cao tuổi Trung Quốc vừa ban hành hướng dẫn cho tất cả các tỉnh xây dựng hệ thống chăm sóc người cao tuổi cơ bản trước năm 2025, trong một động thái mới nhất nhằm ngăn chặn khủng hoảng nhân khẩu học. Các nhà dưỡng lão đắt đỏ nằm ngoài tầm với của nhiều người già Trung Quốc. Ảnh: AFP Ai sẽ chăm sóc người...