Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực tại CHDC Congo
Ngày 11/6, Liên hợp quốc (LHQ) thúc giục tất cả các bên liên quan các vụ việc gần đây giữa Kinshasa và Kigali “dừng ngay lập tức mọi hình thức bạo lực” ở miền Đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo.
Xe tăng của quân đội CHDC Congo tiến về khu vực Kibumba, Bắc Kivu, trong cuộc giao tranh với lực lượng phiến quân M23 ngày 25/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, bày tỏ “quan ngại về tình hình an ninh xấu đi tại miền Đông CHDC Congo” và lên án tình trạng “gia tăng tấn công dân thường” do các phần tử nổi loạn tại Congo gây ra cùng “sự hiện diện tiếp diễn của các nhóm vũ trang nước ngoài” – ám chỉ nhóm chống chính phủ Kigali có tên gọi Lực lượng dân chủ giải phóng Rwanda (FDLR).
Căng thẳng dai dẳng giữa CHDC Congo và Rwanda đã bùng phát trở lại hồi tháng trước với những cuộc đụng độ dữ dội dọc biên giới giữa hai nước châu Phi, vốn đều cáo buộc lẫn nhau đã ủng hộ những nhóm vũ trang thù địch và thậm chí tiến hành các cuộc tấn công qua biên giới.
51 người bị tử hình vì sát hại 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc
Hàng chục người đã phải hầu tòa trong hơn 4 năm sau vụ sát hại 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc Michael Sharp và Zaida Catalán ở Congo.
Video đang HOT
Cuối cùng, 51 người lĩnh án tử hình, trong đó có một số bị cáo bị tuyên án vắng mặt.
Một nhân viên giao thông đứng giữa con đường dẫn đến Tshikapa và Mbuji-Mayi, Kananga, vùng Kasai của Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh Getty.
Theo The Guardian, một tòa án quân sự ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã tuyên án tử hình 51 người, trong đó có một số người vắng mặt trong một phiên tòa xét xử vụ sát hại 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc Michael Sharp và Zaida Catalán vào năm 2017 tại một khu vực miền Trung vốn đang gặp khó khăn của đất nước.
Hình phạt tử hình thường được đưa ra trong các vụ án giết người ở Congo nhưng thường được giảm xuống tù chung thân kể từ khi quốc gia này tuyên bố hoãn hành quyết vào năm 2003.
Hàng chục người đã bị xét xử trong hơn 4 năm vì liên quan đến vụ sát hại gây rúng động trong giới ngoại giao và cộng đồng viện trợ mặc dù những câu hỏi chính về tình tiết vẫn chưa được giải đáp.
Michael Sharp, người Mỹ và Zaida Catalán, người Thụy Điển-Chile đã biến mất khi họ điều tra bạo lực ở vùng Kasai sau khi được Liên Hợp Quốc thuê làm việc này.
Chân dung Michael Sharp, người Mỹ (phải)và Zaida Catalán, người Thụy Điển-Chile (trái) bị giết ở Congo.
Họ đang điều tra những ngôi mộ tập thể có liên quan đến một cuộc xung đột đẫm máu bùng phát giữa chính phủ và một nhóm người địa phương. Sau đó, thi thể của cả 2 được tìm thấy tại một ngôi làng vào ngày 28/3/2017 - 16 ngày sau khi họ mất tích. Catalán đã bị chặt đầu.
Tình trạng bất ổn ở vùng Kasai bùng phát vào năm 2016, do lực lượng an ninh giết chết một thủ lĩnh truyền thống của địa phương tên là Kamuina Nsapu. Khoảng 3.400 người đã thiệt mạng và hàng chục nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa, trước khi xung đột bùng phát vào giữa năm 2017.
Các công tố viên tại tòa án quân sự ở Kananga đã yêu cầu mức án tử hình đối với 51 người trong số 54 bị can. 22 người trong số đó là những kẻ đào tẩu và đang bị xét xử vắng mặt.
Theo cáo buộc chính thức của vụ án, dân quân ủng hộ Kamuina Nsapu đã hành quyết 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc vào ngày 12/3/2017, ngày họ mất tích. Nhưng vào tháng 6/2017, một báo cáo được giao cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mô tả, các vụ giết người là một "tội ác được tính toán trước" trong đó các nhân viên an ninh quốc gia có thể nhúng tay vào.
Trong quá trình xét xử, các công tố viên cho rằng, lực lượng dân quân đã thực hiện các vụ giết người để trả thù Liên Hợp Quốc, vốn bị đổ lỗi vì không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công chống lại họ của quân đội.
Trong số những người bị buộc tội chính có một đại tá, Jean de Dieu Mambweni, người mà các công tố viên cho rằng đã thông đồng với dân quân, cung cấp đạn dược cho họ. Tuy nhiên, Mambweni phủ nhận các cáo buộc và các luật sư của ông ta nói rằng phiên tòa xét xử đã bị dàn xếp.
Mambweni nằm trong số những người ban đầu phải đối mặt với án tử hình, nhưng cuối cùng chỉ bị kết án 10 năm tù vì "không tuân theo mệnh lệnh và không hỗ trợ một người đang gặp nguy hiểm". Nhóm bào chữa của ông ta cho biết ông ta sẽ kháng cáo. Hai người khác được tuyên bố trắng án, trong đó có một nhà báo.
Liên hợp quốc cảnh báo nạn đói đang gia tăng và trẻ em đang chết dần ở Afghanistan Ngày 25/10, các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) bày tỏ lo ngại hơn 22 triệu người Afghanistan sẽ đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng trong mùa Đông này, đồng thời cảnh báo quốc gia Tây Nam Á bất ổn đang đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế...