Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27/4 đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi ở trẻ em trong bối cảnh nhiều hoạt động trên thế giới bị gián đoạn do dịch COVID-19 và hàng triệu người phải di cư vì xung đột.
Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ em tại Kabul, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê của các cơ quan LHQ cho thấy chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, thế giới đã ghi nhận gần 17.338 ca sởi, tăng gần gấp đôi so với 9.665 ca trong cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, số ca sởi có xu hướng gia tăng khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh giảm.
Trong vòng 1 năm (tính đến tháng 4/2022), thế giới ghi nhận 21 đợt bùng phát lớn bệnh sởi trên toàn thế giới. Hầu hết các ca mắc sởi được ghi nhận ở châu Phi và Đông Địa Trung Hải. Giới chuyên gia nhận định con số thực tế có thể cao hơn do đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các hệ thống theo dõi và đánh giá dịch bệnh trên toàn cầu.
Theo UNICEF và WHO, các nước chứng kiến dịch sởi bùng phát mạnh nhất trong 12 tháng qua gồm Somalia, Yemen, Nigeria, Afghanistan và Ethiopia. Tỷ lệ bao phủ vaccine thấp là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh dễ lây lan này bùng phát.
Video đang HOT
Lâu nay, giới khoa học vẫn khuyến cáo để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh sởi, cần đạt tỷ lệ bao phủ 2 liều vaccine ở mức ít nhất 95%. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát khiến việc tiêm mũi 2 tại nhiều nước bị đình trệ.
Nguy cơ bùng phát bệnh dịch tăng lên khi các nước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội cùng các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống dịch COVID-19. Trong khi đó, hàng triệu người phải di cư do xung đột và khủng hoảng, việc tiêm chủng bị ngắt quãng, thiếu nước sạch và vệ sinh đã và đang là những yếu tố thuận lợi để dịch sởi lây lan.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như viêm phổi và tiêu chảy. Do đó, bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hay xảy ra vào mùa Đông Xuân, có thể xuất hiện ở người lớn chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đủ.
Trong một tuyên bố, bà Catherine Russell, Giám đốc điều hành UNICEF nhấn mạnh: “Sởi là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng gây chết người”. Thống kê của UNICEF cho thấy trong năm 2020, khoảng 23 triệu trẻ em trên thế giới bỏ lỡ các mũi tiêm vaccine cơ bản thông qua các dịch vụ y tế thông thường – mức cao nhất kể từ năm 2009, tăng 3,7 triệu trẻ so với năm 2019. Tính đến ngày 1/4 vừa qua, 57 chiến dịch tiêm phòng đã được phê duyệt ở 43 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa được thực hiện, ảnh hưởng đến 203 triệu người, hầu hết là trẻ em. Trong số này có 19 chiến dịch phòng sởi, đẩy 73 triệu trẻ em có nguy cơ mắc sởi do chưa được tiêm chủng.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc gián đoạn các dịch vụ tiêm chủng sẽ gây tác động trong nhiều thập niên tới, do đó, ông kêu gọi các quốc gia khôi phục lại các chương trình tiêm chủng.
COVAX giảm nguồn vaccine COVID-19 dành cho Triều Tiên
Chương trình chia sẻ vaccine phòng COVID-19 toàn cầu COVAX đã quyết định giảm số liều dành cho Triều Tiên.
Đến nay, Triều Tiên chưa sắp xếp nhận bất cứ lô vaccine COVID-19 nào từ COVAX.
Người dân đeo khẩu trang khi di chuyển tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 10/2 cho biết trang web của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố số vaccine COVID-19 dành cho ở Triều Tiên là ở mức 1,54 triệu liều, giảm so với mức 8,11 triệu liều của năm 2021.
Một người phát ngôn của Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) - đơn vị phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hình thành COVAX - ngày 10/2 chia sẻ với Reuters: "Các loại vaccine phân bổ tới Triều Tiên được xem xét về kỹ thuật nhằm giúp nước này bắt kịp các mục tiêu tiêm chủng quốc tế vào năm 2022 trong trường hợp Bình Nhưỡng quyết định áp dụng tiêm vaccine COVID-19 như một phần của ứng phó đại dịch quốc gia".
Nhưng Triều Tiên chưa nhận bất cứ liều vaccine COVID-19 nào từ COVAX. Năm 2021, Triều Tiên từ chối kế hoạch nhận vaccine AstraZeneca do COVAX tổ chức bởi lo ngại về các phản ứng phụ của vaccine này. UNICEF vào năm 2021 cũng cho biết Bình Nhưỡng đã từ chối 3 triệu liều vaccine COVID-19 Sinovac Biotech của Trung Quốc.
Người phát ngôn của GAVI bổ sung: "GAVI và COVAX vẫn duy trì đối thoại với Triều Tiên để tổ chức chương trình tiêm vaccine COVID-19".
Năm 2022 này, COVAX chủ trương chuyển vaccine COVID-19 đến những nơi có nhu cầu, do vậy việc tích lũy liều lượng vaccine dành cho Triều Tiên như trước đây được coi là không còn phù hợp.
Đến nay Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận bất cứ ca mắc COVID-19 nào. Truyền thông Triều Tiên vào ngày 8/10/2021 đưa tin quốc hội nước này đã thông qua việc tăng 33,3% khoản chi dành cho xử lý dịch COVID-19 trong năm nay.
Trên 680 triệu liều vaccine COVID-19 không được sử dụng ở các nước nghèo Dữ liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy đã có đến 681 triệu liều vaccine phòng COVID-19 được bàn giao nhưng vẫn chưa được sử dụng và nằm tại cơ sở bảo quản ở 90 nước nghèo trên khắp thế giới. Có đến 1 triệu liều vaccine hết hạn tại Nigeria trong tháng 11/2021 không được sử dụng. Ảnh:...