Lịch sử là môn tự chọn, nguy cơ bị ‘xóa trắng’, giáo viên lo thất nghiệp
Giáo viên luôn mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản.
Năm học 2022 – 2023, Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Điều đáng nói, môn Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và xã hội, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều thầy cô lo lắng cứ đà này thì sau 2 đến 3 năm nữa nhiều giáo viên môn Lịch sử có thể rơi vào viễn cảnh thất nghiệp.
Thầy Đỗ Văn Chiến- giáo viên môn Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, theo thống kê từ các kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng thì tỷ lệ các em chọn môn Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ dẫn đầu, chỉ những em có nguyện vọng định hướng nghề nghiệp có liên quan đến Lịch sử thì mới chọn môn này.
Theo thầy Chiến, lâu nay môn Lịch sử luôn được học sinh đánh giá là khó với quá nhiều số liệu, diễn biến cần phải học thuộc nhưng do bắt buộc để thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên các em miễn cưỡng phải học. Nhưng khi đưa môn học này trở thành môn lựa chọn thì thầy Chiến dự báo rằng, môn Lịch sử sẽ bị yếu thế nhất so với tất cả các môn lựa chọn. Nếu mục tiêu của các em chỉ học để đỗ tốt nghiệp thì học sinh chắc chắn sẽ chọn những môn nhẹ nhàng, ví dụ như môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ…
Ảnh minh họa: Báo Đại Đoàn kết
Thầy Chiến cho biết, đối với các trường vùng sâu, vùng xa mục tiêu của các em đa số chỉ muốn đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông do các em còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Đối những em chọn môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải thực sự đam mê yêu thích, tuy nhiên số lượng đó rất ít.
Hằng năm, kết quả môn Lịch sử qua mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông luôn là nỗi trăn trở lớn khi điểm số của môn này luôn đứng top cuối bảng. Điều này một phần xã hội cho rằng giáo viên viên dạy không hay hoặc không có phương pháp phù hợp để khuyến khích các em yêu thích môn học. Tuy nhiên nhìn vào thực tế, do thị trường lao động điều tiết đã một phần tác động lớn đến tâm lý học sinh.
“Xét về cơ chế thị trường học môn Lịch sử sẽ phục vụ cho những công việc như văn hóa xã hội, nghiên cứu, du lịch,… nhưng chỉ tiêu tuyển dụng cho những việc này rất thấp trong khi các ngành kinh tế rất đa dạng. Do đó học sinh có tâm lý dành ít thời gian cho Lịch sử mà chỉ tập trung các môn phục vụ xét tuyển đại học”, thầy Chiến cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo thầy giáo này, Chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu triển khai bậc trung học phổ thông do đó đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng, khi đó chắc chắn các trường sẽ định hướng học sinh lựa chọn môn học. Tuy nhiên khoảng 2 năm sau trở đi mọi thứ đã chuẩn bị đầy đủ đương nhiên phải thực hiện theo đúng quan điểm, mục tiêu của chương trình các em được toàn quyền lựa chọn.
Như vậy chỉ cần nhìn nhu cầu lao động trong tương lai vài năm tới có thể môn này sẽ không có học sinh lựa chọn ở bậc trung học phổ thông nếu không có biện pháp giải quyết đầu ra cho các em.
Tất nhiên để trở thành một doanh nhân, một lãnh đạo giỏi và có tầm nhìn thì môn Lịch sử có vai trò làm nền tảng cần thiết, nhưng đáng buồn là hiện nay cả phụ huynh và học sinh vẫn chưa nhìn thấy vai trò của lịch sử trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Cùng tâm sự trên cô T.N – giáo viên Lịch sử tại Vĩnh Phúc cho biết, chắc chắn học sinh sẽ không lựa chọn môn Lịch sử. Theo số lượng biên chế cả nước hiện nay mỗi trường trung học phổ thông có từ 3 – 4 giáo viên và một số ít trường có 5 giáo viên môn Lịch sử, việc thừa giáo viên buộc nhà trường sẽ cắt giảm đội ngũ, như vậy lượng giáo viên bị ảnh hưởng trực tiếp không hề nhỏ.
“Mục tiêu của chương trình mới cho phép các em chọn môn học theo năng lực và sở thích, nghĩa là chọn các môn theo định hướng nghề nghiệp, như vậy rõ ràng là số lượng giáo viên sẽ không được sử dụng hết dẫn tới bất lợi cho nhiều thầy cô.
Với vai trò là một giáo viên tôi cũng muốn được dạy học phân môn đã được đào tạo theo chuyên ngành đại học, có rất nhiều giáo viên đã học lên trình độ Thạc sĩ và mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản”, cô T.N tâm sự.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Đức – giáo viên Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, số đông các thầy cô lo lắng là có cơ sở bởi lâu nay môn Lịch sử vẫn bị coi là môn phụ, ngoài việc lo lắng số tiết được lên lớp không đảm bảo thì trăn trở nhất vẫn là ở chỗ môn học không được đánh giá đúng vị trí và vai trò của nó.
Triển khai GDPT mới, số lượng học sinh chọn Lịch sử ít nhưng sẽ chất lượng
Ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, Lịch sử không còn là môn bắt buộc, có thể ít học sinh chọn môn học này nhưng đó sẽ là con số có chọn lọc và chất lượng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12.
Nội dung giáo dục cấp trung học phổ thông gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn. Trong đó, 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Cũng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Lịch sử thuộc nhóm môn lựa chọn. Do đó, nhiều ý kiến lo ngại học sinh sẽ quay lưng với môn học này bởi từ trước đến nay môn học này được gán mác là "khó" bởi nội dung bài học thường rất dài, nhiều mốc thời gian, dữ liệu và sự kiện.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng - Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: "Đối với chương trình hiện tại, Lịch sử là môn học bắt buộc, nhiều em vẫn còn chểnh mảng, học chưa nghiêm túc. Thực tế một vài năm trở lại đây điểm của môn Lịch sử luôn xếp cuối bảng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Sắp tới khi triển khai chương trình mới đúng là sẽ có nhiều lo ngại học sinh không chọn học môn Lịch sử".
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng - Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến việc dạy và học Lịch sử chưa đạt hiệu quả khiến học sinh không hứng thú với môn học.
Thứ nhất, ý thức của người học chưa tốt. Nếu không có ý thức học tập thì học sinh khó có thể tìm ra phương pháp học phù hợp cho bản thân và dễ dẫn đến tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, học để chống đối.
Thứ hai, chương trình giáo dục phổ thông đối với môn Lịch sử hiện nay quá nặng. Sách giáo khoa nhiều số liệu, kiến thức trong sách thừa chữ, thừa con số, nhưng thiếu hình ảnh.
Thứ ba, phương pháp dạy học của giáo viên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, cùng là đào tạo giáo viên dạy Lịch sử nhưng chương trình của các trường đại học không giống nhau, không đồng đều về mặt chất lượng.
Thứ tư, đối với môn Lịch sử, những em nào có định hướng thi học sinh giỏi hoặc xét tuyển vào đại học bằng tổ hợp có môn Lịch sử thì mới đầu tư thời gian học tập. Trong khi đó những môn như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, học sinh học thêm khá nhiều, học thêm ngay từ bậc tiểu học.
Tuy nhiên, Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng cho rằng, không nên đánh giá vấn đề phiến diện theo một chiều bởi hiện tại vẫn có một số lượng lớn học sinh yêu thích Lịch sử. Điển hình là hàng năm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển được rất nhiều sinh viên giỏi để đào tạo và điểm đầu vào của khoa Lịch sử những năm gần đây luôn ở ngưỡng cao, không dưới 25 điểm.
Cũng theo Phó Trưởng bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sắp tới Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phân hóa đối tượng học sinh rất rõ rệt.
Ngay khi vào cấp 3, các em học sinh sẽ được nhà trường hướng dẫn cách lựa chọn môn, tổ hợp các môn nhằm giúp các em có cơ hội tốt tiếp cận với năng lực, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân. Vì vậy, những em lựa chọn Lịch sử chắc chắn là những em có niềm yêu thích hoặc đã xác định được công việc mà mình mong muốn gắn bó trong tương lai liên quan ít nhiều đến môn học này.
Nếu như chương trình hiện hành, nhiều học sinh chọn Lịch sử để thi qua điểm liệt và được xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông thì tới đây khi môn học này không còn bắt buộc, học sinh chọn học Lịch sử có thể ít những sẽ là con số chọn lọc và chất lượng.
Chia sẻ thêm về chương trình giáo dục phổ thông 2018, Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng nêu quan điểm: "Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng làm hai giai đoạn là cơ bản và hướng nghiệp. Bắt đầu từ lớp 10, nội dung kiến thức sẽ chuyên sâu, chuyên biệt hơn theo hướng phân hóa và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Theo tôi, môn học nào cũng quan trọng, chương trình được nghiên cứu trong nhiều năm, chắc chắn đội ngũ xây dựng chương trình đã cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, chúng ta không nên nghĩ theo hướng môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn là không coi trọng, không nhìn nhận đúng vị trí của nó trong nền giáo dục. Các em học Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 9 là đủ khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Ở bậc trung học phổ thông, chúng ta nên tôn trọng quyền lựa chọn của học sinh để các em được phát huy tối đa năng lực và sở trường của mình".
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng cũng bày tỏ sự kỳ vọng đối với bộ sách giáo khoa theo chương trình mới. Bộ sách được biên soạn theo hướng phát triển năng lực của người học, sẽ giúp học sinh học tập hiệu quả và có cách nhìn khác tích cực hơn với môn Lịch sử.
Các môn tích hợp liệu có kết cục giống VNEN? Thật khó tin, rằng sau một thời gian chuẩn bị, triển khai, ban hành đến khi thực hiện các môn tích hợp lại rối như hiện nay. Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ kết thúc chương trình năm học 2021-2022 theo kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay đối với lớp 6 đang thực hiện theo chương trình mới giáo viên vẫn "rối...