Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những “hòn đảo sống” trong đại dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Trong lịch sử 70 năm của những phát minh này, có vẻ như các bệnh viện chưa bao giờ từng nghĩ họ có thể thiếu giường ICU và thiếu máy thở trầm trọng như hiện nay.

Lần đầu tiên trong lịch sử, số bệnh nhân nhập viện còn nhiều hơn y bác sĩ. Và họ vẫn tiếp tục đến. Hàng chục người mới mỗi ngày. Các bệnh nhân này đều đang c.hết vì suy hô hấp. Các bác sĩ và y tá chỉ biết đứng nhìn. Họ không thể làm gì hơn để giúp bệnh nhân, bởi trang thiết bị y tế đã cạn kiệt.

Đó là quang cảnh tại Bệnh viện Blegdam tại Copenhagen, Đan Mạch trong dịch bại liệt tháng 8 năm 1952. Ít người biết được chính sự kiện này đã đ.ánh dấu mốc khởi đầu cho một nhánh y học chăm sóc chuyên sâu, sử dụng máy thở bên ngoài phòng mổ.

Nếu không có dịch bại liệt gần 70 năm trước, con người sẽ không chuẩn bị trước được những cỗ máy thở để dành cho đại dịch COVID-19 như hiện nay.

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 1

Những chiếc phổi sắt”, thực chất là một cỗ máy thở áp lực âm được dùng để điều trị bại liệt vào thập niên 1950.

Những năm giữa thế kỷ 20, để điều trị bệnh bại liệt, các các sĩ phải đưa bệnh nhân vào một chiếc thùng rỗng khổng lồ gọi là “phổi sắt”. Nó thực chất là một cỗ máy thở áp lực âm.

Năm 1952, Copenhagen là tâm điểm của một trong những dịch bệnh bại liệt tồi tệ nhất mà thế giới từng chứng kiến. Bệnh viện thành phố đã liên tục phải tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhân mỗi ngày. Và mỗi ngày sẽ có khoảng 6-12 bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Cả thành phố khi đó chỉ có một lá phổi sắt. Trong vài tuần đầu tiên của dịch, 87% những người mắc bại liệt đã c.hết. Căn bệnh tấn công nhanh chóng vào não bộ và các dây thần kinh kiểm soát vận động, bao gồm cả cơ hoành để thở. Khoảng một nửa số ca t.ử v.ong khi đó là t.rẻ e.m.

Tuyệt vọng vì không tìm ra được giải pháp, bác sĩ trưởng của bệnh viện Blegdam khi đó đã triệu tập một cuộc họp. Trong đó, Bjrn Ibsen, một sinh viên theo học ngành bác sĩ gây mê vừa trở về từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston đã nêu ra một ý tưởng đột phá. Ý tưởng của chàng sinh viên trẻ này sau đó đã thay đổi cả nền y học hiện đại.

Những vị cứu tinh trẻ t.uổi

Như đã nói, những chiếc phổi sắt thực chất là một máy thở sử dụng áp lực âm. Nó bịt kín bệnh nhân, tạo ra một khoảng chân không xung quanh cơ thể họ, buộc các xương sườn, và lồng ngực phải nở ra. Và do đó, không khí sẽ tràn được vào phổi người bệnh.

Khái niệm thông khí áp suất âm đã có từ hàng trăm năm nay, nhưng những lá phổi sắt, ban đầu được gọi là “ máy hô hấp Drinker” thì mới chỉ được phát minh từ năm 1928, bởi Philip Drinker và Louis Agassiz Shaw, hai giáo sư tại Trường Y tế Công cộng ở Boston , Massachusetts.

Một số kỹ sư và nhà khoa học khác đã có công tinh chỉnh lại cỗ máy, nhưng cơ chế máy thở về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến năm 1952.

Những lá phổi sắt cuối cùng

Video đang HOT

Vấn đề của những chiếc phổi sắt, đó là chúng chỉ giải quyết được một phần vấn đề tê liệt. Nhiều người mắc bại liệt được đặt vào phổi sắt vẫn sẽ c.hết. Một trong số những biến chứng thường gặp nhất khi thở áp lực âm, đó là người bệnh sẽ hít phải nước bọt hoặc cả dịch dạ dày của chính mình vào phổi, khi mà họ đã quá yếu và không thể nuốt chúng xuống bụng.

Để giải quyết vấn đề này, Ibsen đã đề xuất một ý tưởng ngược lại, sử dụng áp lực dương. Anh muốn thổi không khí trực tiếp vào phổi, làm cho hai lá phổi phồng lên. Sau đó, cỗ máy sẽ được tắt đi một lúc để phổi tự động xẹp xuống, khi đó người bệnh sẽ thở được ra ngoài.

Để luồn được ống thở vào phổi, Ibsen đề nghị các bác sĩ rạch một khe hở trên khí quản của bệnh nhân. Vết mổ sẽ được thực hiện ở cổ, từ đó, một đường ống sẽ được luồn vào khí quản và đưa oxy đến phổi.

Vào thời điểm đó, kỹ thuật này thường chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, khi một bệnh nhân được phẫu thuật. Hiếm khi thở áp lực dương qua lỗ mở khí quản ở cổ được sử dụng trong phòng bệnh nội trú thông thường.

Ngay sau buổi họp tại bệnh viện Blegdam, hội đồng đã cho phép Ibsen thử nghiệm kỹ thuật của mình vào ngày hôm sau. Chúng ta thậm chí còn biết tên của bệnh nhân đầu tiên của anh ấy: Vivi Ebert, một cô bé 12 t.uổi đang đứng giữa ranh giới sự sống và cái c.hết vì mắc bại liệt.

Nhưng kỹ thuật của Ibsen đã cứu sống cô bé. Anh rạch một đường trên cổ cô bé, luồn ống thở vào trong khí quản và gắn một quả bóng bóp không khí ở đầu còn lại. Một bác sĩ đã được phân công bóp quả bóng liên tục cho Ebert, giúp phổi của cô bé nhận được đủ oxy.

Ebert đã tiếp tục sống sót cho đến năm 1971, gần 20 năm sau bệnh bại liệt vì một n.hiễm t.rùng chéo trong bệnh viện.

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 2

Sau khi ca thử nghiệm với Ebert thành công, kế hoạch của Ibsen được nhân rộng ra toàn bộ bệnh viện Blegdam. Vấn đề là họ vẫn chưa có những cỗ máy thở tự động.

Các phiên bản đầu tiên của máy thở áp lực dương đã được phát minh từ đầu thế kỷ 20, nhưng chúng chỉ được thiết kế dành riêng cho hoạt động phẫu thuật và cứu hộ. Chiến tranh thế giới thứ II đã thúc đẩy các phiên bản máy thở dành cho phi công, khi họ phải bay trên độ cao với không khí loãng.

Những cỗ máy thở hiện đại, có thể hỗ trợ một bệnh nhân trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày liên tục thì vẫn chưa được phát minh.

Vì vậy, để hỗ trợ tất cả những bệnh nhân bại liệt của mình, bệnh viện Blegdam đã phải huy động tất cả các sinh viên bác sĩ và nha khoa từ Đại học Copenhagen. Những sinh viên này chỉ đến viện với một nhiệm vụ duy nhất, ngồi bên cạnh giường những bệnh nhân suy hô hấp và bóp bóng thở cho họ bằng tay.

Họ được hướng dẫn cầm bóng thở nối vào khí quản, bóp để đẩy không khí vào phổi cho bệnh nhân. Các sinh viên được hướng dẫn tốc độ bóp phù hợp với tình trạng suy hô hấp của từng người bệnh.

Mỗi ca bóp bóng như vậy kéo dài 6 tiếng đồng hồ, và hết 6 tiếng, sẽ lại có một sinh viên khác thay ca giúp bệnh nhân tiếp tục thở. Điều này đã diễn ra trong nhiều tuần, và sau đó nhiều tháng, với hàng trăm sinh viên luân phiên nhau vào viện Blegdam làm nhiệm vụ bóp bóng cho bệnh nhân.

Kết quả không phụ người có công, đến giữa tháng 9, tỷ lệ t.ử v.ong đối với bệnh nhân mắc bệnh bại liệt đã giảm xuống còn 31%. Chỉ riêng bệnh viện Blegdam khi đó đã cứu sống được 120 người bệnh bại liệt.

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 3

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 4

Sự ra đời của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU

Dịch bệnh bại liệt năm 1952 tại Copenhagen cuối cùng đã cho chúng ta nhiều bài học. Một là nó đã tiết lộ bí ẩn của bệnh bại liệt, tại sao bệnh nhân lại c.hết? Trước đó, các bác sĩ nghĩ rằng suy thận là nguyên nhân chính dẫn tới cái c.hết của bệnh nhân bại liệt, chứ không phải suy hô hấp.

Ibsen là bác sĩ đầu tiên nhận ra rằng khi bệnh nhân bại liệt không thể thở, khí carbon dioxide (CO2) sẽ tích tụ trong m.áu của họ, axit hóa dòng m.áu và khiến các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động.

Những bài học tiếp theo đã dẫn đến một thành tựu y tế quan trọng mà chúng ta còn sử dụng cho tới tận ngày hôm nay. Bắt đầu từ sự kiện Blegdam, nó đã chứng minh rằng các bác sĩ có thể tập trung lại, làm việc phối hợp với nhau trong suốt một khoảng thời gian dài và áp lực. Nó sẽ giúp tăng đáng kể kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Thứ hai, việc bóp bóng thở liên tục cho các bệnh nhân bại liệt ở Blegdam đã chứng minh thông khí áp lực dương có thể giữ cho bệnh nhân sống sót trong nhiều tuần và nhiều tháng khi họ đã bị suy hô hấp.

Và thứ ba, nó cho thấy các bệnh nhân suy hô hấp và khó thở nên được tập hợp lại tại một nơi duy nhất, để các bác sĩ và y tá có chuyên môn và máy thở có thể chăm sóc họ tốt hơn.

Khái niệm đơn vị chăm sóc tích cực hay ICU đã ra đời từ đó. Cùng năm 1952, Copenhagen đã thành lập đơn vị chăm sóc tích cực đầu tiên của mình. Sau đó, mô hình ICU được sao chép liên tục tại tất cả các bệnh viện trên toàn thế giới.

Đơn vị chăm sóc tích cực trở thành những hòn đảo sống bên trong mỗi bệnh viện. Và máy thở áp lực dương đã được đưa vào thay thế hoàn toàn cho những lá phổi sắt, trở thành một trang thiết bị y tế không thể thiếu trong ICU.

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 5

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 6

Trong những năm đầu tiên, cỗ máy thở áp lực dương dĩ nhiên chỉ đơn giản là một máy bơm khí. Nó thổi một dòng khí đều đặn vào phổi bệnh nhân mà không có bất kể một tính năng an toàn nào.

Vào thập niên 1950 và 1960, nếu một cỗ máy thở chẳng may bị mất điện mà không có y tá nào đứng đó phát hiện ra, bệnh nhân sẽ c.hết.

Nhưng càng về sau, máy thở áp lực dương càng được cải tiến để khắc phục hết những khiếm khuyết này. Chúng được trang bị các thiết bị báo động, duy trì làm việc ngay cả khi mất điện.

Máy thở hiện đại bây giờ đã được trang bị các cảm biến, có thể dựa vào bệnh trạng của bệnh nhân để tự động quyết định tốc độ bơm khí vào phổi họ. Nó cũng có các mức tinh chỉnh nồng độ oxy khác nhau, điều mà máy thở những năm 1950 chưa hề có.

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 7

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 8

Những cỗ máy thở ngày ấy và bây giờ

Vậy là một dịch bệnh bại liệt năm 1952 ở Đan Mạch cuối cùng đã cung cấp cho chúng ta hai công cụ thiết thực để đối phó với COVID-19. Đó là những đơn vị ICU và những cỗ máy thở áp lực dương.

Những cỗ máy thở và những giường ICU bây giờ có thể cứu sống bệnh nhân COVID-19, chỉ có điều chúng đang bị thiếu hụt. Trong lịch sử 70 năm của những phát minh này, có vẻ như các bệnh viện chưa bao giờ từng nghĩ họ có thể thiếu giường ICU và thiếu máy thở trầm trọng như vậy.

Hiện các công ty thiết bị y tế vẫn đang làm việc hết sức có thể để sản xuất thêm nhiều máy thở phục vụ cho bệnh nhân COVID-19. Cùng với đó là sự tham gia của cả các ngành công nghiệp khác như các nhà máy sản xuất ô tô đang tái thiết kế dây chuyền của mình để sản xuất máy thở.

Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những hòn đảo sống trong đại dịch COVID-19 - Hình 9

Chân dung bác sĩ Bjrn Ibsen

Giữa đại dịch COVID-19, chúng ta hiện đang nợ Bjrn Ibsen và các đồng nghiệp của ông tại Copenhagen ngày ấy một lời cảm ơn. Nhưng cũng là một lời xin lỗi, bởi nếu không có đủ máy thở, các bác sĩ sẽ lại một lần nữa phải đứng nhìn các bệnh nhân của mình ra đi như những gì đã xảy ra gần 70 năm về trước.

Và nếu muốn tưởng nhớ tới Bjrn Ibsen cùng sáng kiến vĩ đại của ông, bạn có thể nhớ rằng ngày 26 tháng 8 hàng năm đã được các bác sĩ gây mê và bác sĩ ICU chọn là ngày Bjrn Ibsen Day, nhằm vinh danh sự cống hiến của vị bác sĩ tài năng này cho y học.

zknight

Các loại máy thở điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 hoạt động ra sao?

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở Mỹ và Châu Âu, máy thở đang trở nên rất khan hiếm do nhu cầu sử dụng quá lớn.

Bên cạnh các loại máy thở thông thường, mới đây, một nhóm nhà nghiên cứu y học cùng các kỹ sư tại Anh đã hợp lực với đội đua xe Công thức 1 Mercedes cải tiến máy thở áp lực dương liên tục (CPAP).

CPAP hiện đang được các bác sĩ Anh sử dụng trong điều trị suy hô hấp, giúp bệnh nhân nặng mắc SARS-CoV-2 giảm triệu chứng bệnh và phục hồi chức năng hô hấp, thay vì phải sử dụng các phương pháp xâm lấn, từ đó hạn chế nguy cơ biến chứng.

Các loại máy thở điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 hoạt động ra sao? - Hình 1

VĂN THẮNG - THANH CHÂN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loại rau nhất định phải chần trước khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể
21:00:43 13/05/2024
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, rất sẵn ở vườn nhà nhiều người Việt không biết thường 'ngó lơ'
21:58:56 12/05/2024
Loại gia vị chống ung thư vượt trội, đặc biệt tốt với nam giới
22:01:49 12/05/2024
Ngày nào cũng ăn chuối có tốt không?
06:38:15 13/05/2024
Những ai nên hạn chế ăn mướp đắng?
09:09:56 13/05/2024
Biến đổi khí hậu làm gia tăng sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm
05:38:16 14/05/2024
Ứng dụng kỹ thuật mới điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não
21:46:13 12/05/2024
Bí quyết kiểm soát cảm giác thèm ăn, tránh tăng cân
08:32:27 13/05/2024
Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích
08:35:48 13/05/2024
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
08:40:45 13/05/2024

Thông tin đang nóng

Shark Bình hạnh phúc đến bấn loạn sau khi Phương Oanh sinh đôi một trai một gái
13:55:35 14/05/2024
Ty Thy đóng cửa quán gỏi đu đủ tại TP.HCM sau 6 năm mở bán, xin lỗi vì 1 điều
16:22:38 14/05/2024
Phương Oanh hạ sinh cặp "rồng con" cho Shark Bình, khoe ảnh đầu lòng gây bão
13:25:09 14/05/2024
Suri Cruise cắt đứt quan hệ với Tom Cruise, loại bỏ họ của bố ruột, lấy tên mới
14:32:06 14/05/2024
Vì sao Song Joong Ki thở thôi cũng bị ghét?
13:52:22 14/05/2024
Quang Linh dẫn Lôi Con đi làm chân mày phong thủy, CĐM tá hoả với diện mạo mới
14:07:25 14/05/2024
Shark Bình đón hai con chào đời theo cách khác người, chuẩn "cá mập công nghệ"
16:54:13 14/05/2024
Tiêu Chính Nam: Bị phong sát vì 1 câu nói đùa, thành "chạn vương", giàu nhờ vợ
15:49:10 14/05/2024
Ngọc Anh 3A cùng con trai bật khóc trong tang lễ NSND Tường Vi
18:06:05 14/05/2024
Thùy Tiên - Quang Linh bị soi thần số học, chỉ số hợp nhau ai cũng "nổi da gà"
14:46:46 14/05/2024

Tin mới nhất

Rối loạn tiêu hóa ở t.rẻ e.m: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

05:37:38 14/05/2024
Khi thấy trẻ có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh, nhằm điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền

05:36:51 14/05/2024
Đây là trạng thái rối loạn vận động mạn tính của đại tràng, biểu hiện gồm thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng nhưng không có bằng chứng tổn thương thực thể.

Lợi ích không ngờ từ việc ăn một quả trứng mỗi ngày

19:20:08 13/05/2024
Trứng có thể ức chế sự tăng huyết áp, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, thúc đẩy quá trình đào thải natri và duy trì sự cân bằng của natri và kali trong cơ thể.

Nhiều bác sĩ nước ngoài tham gia mổ thị phạm tại bệnh viện Tim Hà Nội

19:09:58 13/05/2024
Nhiều bác sĩ đến từ nước ngoài đã trao đổi kinh nghiệm về phẫu thuật tim ít xâm lấn và tham gia hội chẩn, mổ thị phạm tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Câu hỏi thường gặp về rối loạn nhịp tim

19:00:10 13/05/2024
Người bị rối loạn nhịp tim sẽ được ưu tiên dùng thuốc để điều trị. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng các phương pháp can thiệp.

WHO: Vaccine AstraZeneca gây đông m.áu không phải là thông tin mới

18:26:53 13/05/2024
Theo Bộ Y tế, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam Angela Pratt đã khẳng định rằng việc vaccine AstraZeneca có thể gây đông m.áu không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Suy dinh dưỡng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

18:22:38 13/05/2024
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Bộ Y tế cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược phục vụ đấu thầu, điều trị

08:43:29 13/05/2024
Trước đó, trong tháng 3 và đầu tháng 4/2024, Bộ Y tế đã có các đợt cấp mới, gia hạn và công bố hàng nghìn thuốc sản xuất trong nước, biệt dược gốc và các thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện Nghị quyết 80 của Quốc hội (lần công bố gia...

Chân xuất hiện 4 dấu hiệu bất thường này, rất có thể đã mắc ung thư phổi

17:54:35 12/05/2024
Nhiều bệnh nhân ung thư phổi bị đau chân không chịu nổi trong thời gian mắc bệnh, đặc biệt là khi đi lại. Nguyên nhân là do tế bào ung thư đã hấp thụ chất dinh dưỡng và trong quá trình sinh sôi đã di căn sang các bộ phận khác.

Đầu tư vào điều dưỡng, lợi đủ đường cho người bệnh và ngành y

17:52:21 12/05/2024
Vì thế ông Tuân cho rằng, muốn thời gian nằm viện được rút ngắn, người bệnh hồi phục nhanh hơn, ít đau đớn từ thể xác đến tinh thần hơn, khả năng tái phát bệnh ít hơn thì công tác điều dưỡng là then chốt.

Muối ăn - con dao hai lưỡi?

17:39:56 12/05/2024
Ăn chay hay ăn mặn, muối đều có trong đó. Tuy cần thiết, nhưng muối ăn vẫn là con dao 2 lưỡi vì việc thiếu hoặc thừa đều gây tác hại cho sức khỏe.

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

17:31:53 12/05/2024
Đáng chú ý, là khâu bảo quản không bảo đảm, thực phẩm bày bán ngoài trời, không che đậy khiến chúng dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, dính bụi bẩn đường phố, người sử dụng dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Sầu riêng rất bổ dưỡng nhưng đại kỵ với những người này

16:04:50 12/05/2024
Sầu riêng, một loại trái cây nổi tiếng với hương vị đặc trưng và mùi thơm quyến rũ, không chỉ là một món ăn ngon mà còn được biết đến với những lợi ích dinh dưỡng đáng kể.

Lợi ích sức khỏe khi ăn chôm chôm

16:01:54 12/05/2024
Chôm chôm là loại trái cây cung cấp một số chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe như vitamin C và chất xơ.

Hơn 3.300 ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM

15:53:20 12/05/2024
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và t.rẻ e.m), thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày.

7 món ăn dễ tìm ở Việt Nam giúp chống lại cao huyết áp

15:48:58 12/05/2024
Theo một nghiên cứu năm 2023 trên 2.349 người trưởng thành ở Mỹ, ăn 5 quả trứng trở lên mỗi tuần có liên quan đến mức huyết áp tâm thu thấp hơn 2,5 mm Hg so với những người ăn ít hơn nửa quả trứng mỗi tuần.

Trầm cảm: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

15:45:27 12/05/2024
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Rối loạn trầm cảm khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.

Uống nước đá giải nhiệt: Lợi bất cập hại

15:41:06 12/05/2024
Trong kỳ k.inh n.guyệt là thời điểm nhạy cảm với phụ nữ, kỵ những loại thực phẩm có tính hàn mà nước đá lạnh là một trong số đó. Nếu sử dụng nước lạnh dễ bị tắc kinh, đau bụng kinh.

Có thể bạn quan tâm

Bà Melinda Gates rời Quỹ Bill & Melinda Gates

Thế giới

19:02:21 14/05/2024
Ngày làm việc cuối cùng của bà Melinda French Gates tại Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ là ngày 7/6. Theo thỏa thuận với tỷ phú Bill Gates, bà sẽ nhận 12,5 tỷ USD để tiếp tục thực hiện các công việc từ thiện hỗ trợ phụ nữ và các gia đình có...

Ghé Bình Dương, đây là 5 món ăn bạn nhất định phải thử, có món từng "làm mưa làm gió" khắp MXH

Ẩm thực

18:59:14 14/05/2024
Năm 2023, Bình Dương có 3 món ẩm thực tiêu biểu được vinh danh trong Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu Việt Nam là gỏi gà măng cụt, cháo môn lươn và bánh bèo bì.

Sao nhí có cát-xê khủng nhất showbiz dậy thì quá đỉnh sau 22 năm, thành "ngôi sao kiểu mẫu" vì quyết định để đời

Hậu trường phim

18:56:13 14/05/2024
Yoo Seung Ho là nam diễn viên đình đám từng nổi tiếng với danh xưng em trai quốc dân do những vai diễn xuất sắc thời điểm anh còn là một sao nhí.

MV mừng sinh nhật Bác của Sao mai Huyền Trang

Nhạc việt

18:48:53 14/05/2024
Ngày 13-5, Quán quân Sao mai 2013 Huyền Trang mắt MV Nợ ân tình để tìm hình của nước thực hiện nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhật Nguyệt: Nhóm nhạc tồn tại hơn 20 năm, đắt show nhất hội chợ miền Nam

Sao việt

18:47:37 14/05/2024
Nhật Nguyệt không phải là cái tên mới trong làng nhạc Việt, nhóm có nhiều năm hoạt động âm nhạc nhưng chưa tạo được tiếng vang lớn, ít xuất hiện trên truyền thông, truyền hình.

Công thức thành công của phim 'Lovely Runner' dù chỉ có rating 4%

Phim châu á

18:47:23 14/05/2024
Tuy raiting thấp, chỉ 4% nhưng bộ phim Lovely Runner tạo được hiệu ứng bùng nổ và trở thành chủ đề bàn tán khắp nơi.

Quang Hải mang nét mặt căng thẳng khi đưa vợ bầu đi ăn sáng, nghe xong lý do Chu Thanh Huyền liền thông cảm

Sao thể thao

18:43:08 14/05/2024
Sáng 14/5, nàng WAG Chu Thanh Huyền vui vẻ chia sẻ hình ảnh khi được chồng là t.iền vệ Nguyễn Quang Hải đưa đi ăn sáng. Trên xế hộp sang trọng, Chu Thanh Huyền thoải mái chụp ảnh selfie cùng ông xã,

Mỹ: Nữ diễn viên múa 15 t.uổi xinh đẹp t.ử v.ong thương tâm

Sao âu mỹ

18:03:15 14/05/2024
Nữ vũ công 15 t.uổi Ella Riley Adler đã t.hiệt m.ạng trong vụ va chạm thuyền rồi bỏ chạy ở Miami, Florida (Mỹ), ngày 11/5.

Mâu thuẫn trong lúc ca hát, nổi m.áu côn đồ đ.ánh 2 người thương vong

Pháp luật

18:01:37 14/05/2024
Chiều 14/5, Cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát hình sự) Công an tỉnh Bến Tre đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Minh An

Tình cảnh bi đát của mỹ nhân 24 t.uổi vừa bị phát tán clip nhạy cảm

Sao châu á

17:43:14 14/05/2024
Theo truyền thông Trung Quốc, tình cảnh của nữ diễn viên Hồ Liên Hinh đang rất khó khăn sau khi cô vướng nghi vấn l.ộ c.lip nhạy cảm.

Code Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao VNG mới nhất và cách nhập

Mọt game

17:38:22 14/05/2024
Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao là tựa game mobile thuộc thể loại MMORPG từng rất hot tại thị trường Trung Quốc. Nó được mang về Việt Nam bởi nhà phát hành VNG và ra mắt chính thức vào ngày 15/05/2024.

8 tỉnh thành có những điểm "săn mây" nổi tiếng hàng đầu Việt Nam

Du lịch

17:31:47 14/05/2024
Săn mây là những khoảnh khắc quý giá không phải ai cũng được trải nghiệm, bởi mây mù dày đặc chỉ có ở trên những đỉnh núi rất cao.

Tằm Việt Nam ở châu Phi sắp được thu hoạch bỗng gặp biến cố điêu đứng hàng loạt

Netizen

17:26:22 14/05/2024
Tằm lá sắn Đông Paulo team châu Phi xách tay trứng tằm từ Việt Nam sang, với hy vọng nhân được giống, nuôi làm thực phẩm. Ấy vậy mà khi sắp được thu hoạch bỗng gặp biến cố điêu đứng hàng loạt.