Libya đề nghị Lebanon trả tự do cho con trai của cố lãnh đạo Gaddafi
Sức khỏe của Hannibal Gaddafi ngày càng xấu đi kể từ khi ông tuyệt thực hôm 3/6.
Ông Hannibal Gaddafi khi cha còn tại vị. Ảnh: Reuters
Các cơ quan tư pháp Libya ngày 14/8 đã chính thức đề nghị Lebanon trả tự do cho một trong những người con trai của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi vì sức khỏe của ông này đang xấu đi.
Ông Hannibal Gaddafi đã bị giam giữ mà không bị buộc tội ở Lebanon kể từ năm 2015 và hiện sức khỏe đang đã xấu đi kể từ khi ông tuyệt thực vào ngày 3/6 để phản đối việc bị giam giữ mà không cần xét xử. Ông Hannibal đã được đưa đến bệnh viện ít nhất hai lần kể từ đó và chỉ uống một lượng nhỏ nước lọc.
Theo hai quan chức tư pháp Lebanon, Tổng công tố Libya Al-Sediq al-Sour đã gửi yêu cầu tới người đồng cấp Lebanon, Ghassan Oueidat.
Công hàm từ ông al-Sour cho biết sự hợp tác của Lebanon trong vấn đề này có thể được đổi lại bằng những thông tin giúp làm sáng tỏ sự thật liên quan đến số phận của một nhà lãnh đạo Shia nổi tiếng của Lebanon, ông Moussa al-Sadr, người đã mất tích ở Libya vào năm 1978.
Video đang HOT
Phía Libya cũng mong muốn được trả lời về lý do ông Hannibal Gaddafi bị giam giữ, đồng thời yêu cầu trao trả ông này cho Libya hoặc cho phép Hannibal được phép trở về Syria, nơi ông đã sống lưu vong với người vợ Lebanon, Aline Skaf, và các con cho đến khi bị các chiến binh Lebanon bắt cóc trong một thời gian ngắn và đưa đến nước này 8 năm trước để khai thác thông tin về nơi ở của al-Sadr.
Lực lượng cảnh sát Lebanon sau đó tuyên bố đã đón Hannibal từ thành phố Baalbek ở đông bắc Lebanon, nơi ông bị giam giữ. Kể từ đó, anh ta đã bị đưa đến một nhà tù ở Beirut.
Công tố viên Lebanon hiện đã chuyển vụ việc cho Zaher Hamadeh, thẩm phán điều tra trong vụ án al-Sadr mất tích, người đang nghiên cứu yêu cầu của Libya.
Sự biến mất bí ẩn của Al-Sadr
Sự biến mất của al-Sadr vào năm 1978 từng là một vấn đề gây xôn xao dư luận ở Lebanon. Gia đình al-Sadr in rằng ông có thể vẫn còn sống trong một nhà tù Libya mặc dù hầu hết người Lebanon cho rằng al-Sadr đã chết bởi đến nay ông đã 94 tuổi.
Ông al-Sadr là người sáng lập nhóm Amal, tiếng Arab có nghĩa là “hy vọng” và là từ viết tắt từ tên tiếng Arab của nhóm dân quân có tên là Lữ đoàn Kháng chiến Lebanon. Nhóm này đã chiến đấu trong cuộc nội chiến Lebanon 1975-1990. Chủ tịch quốc hội đầy quyền lực của Lebanon, Nabih Berri là người đứng đầu tổ chức này.
Hầu hết những người ủng hộ ông al-Sadr đều tin rằng Muammar Gaddafi đã ra lệnh giết ông này trong một cuộc tranh chấp về các khoản thanh toán của Libya cho dân quân Lebanon.
Mặc dù vậy, chính quyền Libya lúc đó khẳng định rằng al-Sadr và hai người bạn đồng hành đã rời Tripoli vào năm 1978 trên một chuyến bay đến Rome và cho rằng ông ta là nạn nhân của một cuộc đấu tranh quyền lực giữa các nhóm Shia.
Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã bị các chiến binh đối lập sát hại trong cuộc nổi dậy năm 2011, chấm dứt bốn thập kỷ lãnh đạo tại quốc gia Bắc Phi này.
Hannibal Gaddafi, người sinh ra hai năm trước khi al-Sadr biến mất, đã trốn sang Algeria sau khi cha ông bị lật đổ và Tripoli rơi vào tay các chiến binh đối lập. Sau đó, Hannibal đã đến Syria, nơi ông được tị nạn chính trị và ở lại cho đến khi bị bắt cóc.
Chính quyền Syria vào thời điểm đó đã chỉ trích việc bắt giữ Hannibal Gaddafi “bởi một băng đảng vũ trang” và yêu cầu trả ông về Syria.
Nhiệt độ tại Maroc lần đầu vượt 50 độ C
Ngày 13/8, cơ quan khí tượng Maroc cho biết nhiệt độ ở nước này lần đầu tiên đạt kỷ lục trên 50 độ C trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi đang trải qua đợt nóng thiêu đốt.
Đất nứt nẻ do hạn hán tại đập nước al-Massira, Maroc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo cơ quan khí tượng Maroc, mức nhiệt 50,4 độ C, cao nhất trong lịch sử nước này, được ghi nhận tại trạm khí tượng ở thành phố Agadir, ven biển phía Nam.
Trước đó, ngày 13/7 nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở Maroc là 49,9 độ C tại thành phố Smara, Tây Sahara. Dự báo nhiệt độ trong những ngày tới sẽ giảm nhẹ tại khu vực phía Bắc của Bắc Phi.
Maroc đang trải qua hàng loạt đợt nóng trong mùa hè với nhiệt độ kỷ lục. Giới chức khí tượng cho biết đợt nóng lần này là do luồng không khí nóng và khô từ phía Nam, làm nhiệt độ tăng đáng kể, vượt qua ngưỡng trung bình hằng tháng từ 5 - 13 độ C. Đợt nóng đã gây ra các vụ cháy rừng trong những ngày gần đây ở miền Bắc, gần Tangier và xa hơn về phía Đông ở tỉnh Taza, gây thiệt hại các khu vừng, nhưng không gây thương vong.
Ngày 8/8, Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết tháng 7 năm nay là tháng nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất, vượt 0,33 độ C so với kỷ lục hồi tháng 7/2019. Riêng tại Maroc, tháng qua là tháng 7 nóng thứ tư kể từ năm 1961.
Thủ lĩnh cấp cao của IS bị tiêu diệt ở Syria Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 3/8 cho biết thủ lĩnh cấp cao của lực lượng này, tên Abu al-Hussein al-Husseini al-Qurashi, đã bị tiêu diệt trong các cuộc đụng độ ở Tây Bắc Syria. Tên Abu Hussein al-Husseini al-Qurashi. Ảnh: Twitter Người phát ngôn của IS đăng thông báo...