Liban chuẩn bị tiếp nhận lô vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên
Trong chiến dịch đầu tiên tài trợ các nước mua vắcxin phòng ngừa COVID-19, WB đã phân bổ 34 triệu USD từ dự án y tế hiện có ở Liban để giúp nước này có đủ nguồn lực triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Vắcxin ngừa COVID-19 của AstraZeneca. (Ảnh: PAP/TTXVN)
Ngày 13/2, Liban chuẩn bị tiếp nhận lô vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ giám sát chặt chẽ chiến dịch tiêm chủng do cơ quan này tài trợ nhằm đảm bảo tiêm chủng đúng cho những người cần nhất.
Trong chiến dịch đầu tiên tài trợ các nước mua vắcxin phòng ngừa COVID-19 , WB đã phân bổ 34 triệu USD từ dự án y tế hiện có ở Liban để giúp nước này có đủ nguồn lực triển khai chiến dịch tiêm chủng. Dự kiến, những nhóm được ưu tiên tiêm chủng là các nhân viên y tế và người trên 65 tuổi.
Video đang HOT
Đại diện WB tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi cho biết tổ chức này sẽ giám sát việc phân phối vắcxin một cách công bằng và minh bạch tới các nhóm ưu tiên, đồng thời đã ký thỏa thuận với tổ chức Chữ Thập đỏ về phối hợp trong quá trình giám sát này.
Bộ Y tế Liban cho biết nước này đã đặt mua khoảng 2,1 triệu liều vắcxin Pfizer/BioNTech trong năm nay và sẽ tiếp nhận theo từng giai đoạn.
Lô vắcxin đầu tiên gồm khoảng 28.000 liều dự kiến sẽ tới sân bay Beirut ngày 13/2 và các nhân viên y tế sẽ được tiêm ngay trong ngày.
Liban cũng đã đặt 2,7 triệu liều vắcxin thông qua cơ chế phân bổ COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho các nước nghèo, đồng thời đàm phán với AstraZeneca để mua khoảng 1,5 triệu liều, đủ để tiêm chủng cho một nửa dân số hơn 6 triệu của nước này/.
Ủy ban châu Âu hạ dự báo tăng trưởng năm 2021
Theo Reuters ngày 11-2, Ủy ban châu Âu (EC) nhận định, kinh tế Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) sẽ phục hồi ít hơn so với dự kiến, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến các nền kinh tế.
Ảnh minh họa: Irish Times
EC dự báo mức tăng trưởng kinh tế của 19 trong số 27 quốc gia thành viên Eurozone ở mức 3,8% trong năm 2021 và 2022, tăng từ mức sụt giảm 6,8% hồi năm 2020. Trước đó, vào tháng 1-2020, EC dự báo Eurozone tăng trưởng 4,2% trong năm 2021 và 3% vào năm 2022.
Cũng theo EC, triển vọng ngắn hạn đối với nền kinh tế châu Âu thấp hơn so với dự kiến do những tác động của đại dịch Covid-19. Do đó, nền kinh tế châu Âu dự kiến khởi đầu năm 2021 với nhiều khó khăn và sẽ tiếp tục suy giảm trong quý đầu tiên của năm 2021.
Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện, trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đạt hiệu quả, áp lực lên hệ thống y tế giảm dần và các biện pháp hạn chế sẽ dần được nới lỏng.
Khi các quốc gia đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, các hoạt động sẽ tăng ở mức vừa phải trong quý II và tăng mạnh hơn ở quý tiếp theo, dẫn đầu là tiêu dùng cá nhân và sự hỗ trợ thêm từ thương mại toàn cầu.
Pháp và Tây Ban Nha sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2021, lần lượt ở mức 5,5% và 5,6%, và sẽ tiếp tục nằm trong số các quốc gia tăng trưởng cao nhất vào năm 2022.
EC cho biết, tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Dự báo, lạm phát ở mức 1,4% vào năm 2021 và 1,3% vào năm 2022, tăng từ mức 0,3% hồi năm 2020.
Israel nới lỏng phong tỏa xã hội Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 7/2, Israel đã chính thức được nới lỏng lệnh phong tỏa đối với nhiều hoạt động kinh tế, xã hội sau một tháng hạn chế nghiêm ngặt. Đường phố Tel Aviv vắng vẻ. Theo thông báo, người dân không còn bị giới hạn ra khỏi nhà trong vòng bán kính 1.000 mét; công viên quốc...