LHQ đưa ra đề xuất mới nhằm cứu vãn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen
Ngày 31/5, Liên hợp quốc (LHQ) đã đề xuất Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine bắt đầu chuẩn bị cho hoạt động vận chuyển amoniac của Nga quá cảnh Ukraine, trong khuôn khổ nỗ lực cứu vãn thỏa thuận xuất khẩu an toàn ngũ cốc qua Biển Đen.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ra khu vực biển Marmara, ngày 2/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết LHQ muốn tổ chức các cuộc đàm phán song song về việc mở rộng Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, vốn được nhất trí hồi tháng 7/2022, trong đó bổ sung thêm các cảng Ukraine và các hàng hóa khác. Theo nguồn tin, LHQ đã “gửi lời kêu gọi chính thức tới các nhà lãnh đạo của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine với một đề xuất đưa ra phương án cụ thể đôi bên cùng có lợi để cải thiện triệt để” hoạt động của hành lang ngũ cốc.
Nguồn tin cho biết Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý với đề xuất trên, trong khi Nga chưa đưa ra phản hồi.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo hằng ngày, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric cho biết Tổng Thư ký LHQ đã đưa ra một số đề xuất để các bên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Trung tâm điều phối chung, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất khẩu amoniac. Hiện các cuộc thảo luận và tiếp xúc vẫn đang được tiến hành.
Tháng 7/2022, LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine – nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Ngày 13/3 vừa qua, Nga đã nhất trí gia hạn thỏa thuận thêm 60 ngày, song cảnh báo sẽ chấm dứt sáng kiến nếu không đạt được một thỏa thuận khác nhằm khắc phục các rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này. Các yêu cầu mà Moskva đưa ra bao gồm việc nối lại vận chuyển amoniac từ Nga qua lãnh thổ Ukraine đến cảng Pivdennyi ở Odessa – nơi xuất khẩu mặt hàng này. Quá trình vận chuyển khí amoniac, một thành phần quan trọng của các loại phân bón nitơ, đã bị tạm dừng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ukraine cho biết các công nhân cần khoảng 30 ngày để chuẩn bị cho đường ống bơm amoniac trở lại. Ngày 30/5, một quan chức Ukraine cho biết Kiev đang tìm kiếm sự đảm bảo của Moskva và LHQ về việc thỏa thuận ngũ cốc này sẽ được duy trì bình thường nếu Ukraine cho phép Nga xuất khẩu amoniac qua đường ống nước này. Trước đó, một nguồn tin cấp cao Ukraine cho biết Kiev sẽ cân nhắc cho phép amoniac của Nga quá cảnh lãnh thổ nước này để xuất khẩu với điều kiện Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được mở rộng, trong đó bổ sung thêm các cảng Ukraine và nhiều mặt hàng khác.
Nga sẽ thảo luận với LHQ về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen trong tuần tới
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen tại New York, Mỹ trong tuần tới, chỉ vài tuần trước khi thỏa thuận này có thể hết hiệu lực, trừ phi những yêu cầu của Nga liên quan đến hoạt động xuất khẩu của nước này được đáp ứng.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Lavrov sẽ chủ trì hai cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ khi Nga giữ chức Chủ tịch trong tháng Tư. Ông Lavrov cũng có cuộc gặp với ông Guterres.
Nga cảnh báo triển vọng không quá lạc quan về thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc và phân bón an toàn bằng đường biển từ các cảng của Ukraine trên Biển Đen sau ngày 18/5. Đây sẽ là vấn đề được đưa ra tại cuộc họp giữa ông Lavrov và ông Guterres.
Dù LHQ nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nhưng chưa mang lại kết quả.
Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen đạt được hồi tháng 7/2022 do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mà các quan chức LHQ cho là đã nghiêm trọng hơn sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine.
Sáng kiến trên đã được gia hạn vào tháng 11/2022 và trong tháng trước, Nga chỉ nhất trí gia hạn ít nhất 60 ngày, bằng một nửa thời gian so với dự kiến.
Nga tuyên bố sẽ chỉ xem xét gia hạn thêm nếu một số yêu cầu liên quan đến hoạt động xuất khẩu của nước này được đáp ứng.
Các bên thúc đẩy thảo luận về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen Hãng thông tấn TASS ngày 18/4 đưa tin trong chuyến công tác tới New York (Mỹ) sắp tới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dự kiến thảo luận về thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres. Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ngày 3/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Nga...