Lệnh trừng phạt với Nga đang khiến các công ty công nghệ Trung Quốc ‘đau đầu’
Tuân thủ chúng sẽ đi ngược lại chính sách của chính phủ Trung Quốc, nhưng không tuân theo có nguy cơ sẽ trở thành “ Huawei thứ 2″.
Mỹ đang thực hiện các lệnh trừng phạt đối với việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang Nga, nhưng việc này đang tạo ra một tình thế khó xử cho các công ty công nghệ Trung Quốc, từ gã khổng lồ về dịch vụ gọi xe Didi Chuxing đến nhà cung cấp điện thoại thông minh Xiaomi.
Bởi, việc nhanh chóng tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ đi ngược lại chính sách chính thức của chính phủ Trung Quốc về việc phản đối các lệnh trừng phạt. Động thái này cũng đồng thời khiến một bộ phận người tiêu dùng thân Nga ở nước này tức giận.
Ví dụ, gã khổng lồ về dịch vụ gọi xe Didi Chuxing – hiện đang bị chính quyền Bắc Kinh điều tra an ninh mạng – đã phải hủy bỏ quyết định rời khỏi Nga trước đó, sau khi kế hoạch này gây ra nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, mặt khác, các công ty Trung Quốc khó có thể phớt lờ các lệnh trừng phạt và cấm vận thương mại đối với Nga. Vì điều này có thể mang lại rủi ro pháp lý cho hoạt động của họ ở Mỹ và châu Âu.
Lệnh trừng phạt của Mỹ có phạm vi bao phủ rất lớn.
Lựa chọn khó khăn
Paul Haswell, đối tác của công ty luật Seyfarth Shaw, cho biết các công ty Trung Quốc có thể bị phạt theo quy định và các hình phạt khác do vi phạm lệnh trừng phạt, nếu họ tiếp tục làm việc với các tổ chức của Nga.
Haswell cho biết: “Các khoản tiền phạt như vậy có thể lên tới hàng tỷ đô la Mỹ và các hình phạt sẽ bao gồm phạt tù và thậm chí là các biện pháp trừng phạt áp dụng trực tiếp đối với những công ty vi phạm lệnh trừng phạt nếu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
“Hãy nhớ rằng một trong những cáo buộc đối với Mạnh Vãn Chu của Huawei là do vi phạm các lệnh trừng phạt [chống lại Iran]“, vị luật sư đề cập đến giám đốc tài chính của Huawei, người bị quản thúc tại gia 1.000 ngày ở Canada sau yêu cầu dẫn độ của Mỹ.
Tuy nhiên, không giống như một số công ty công nghệ phương Tây đã gấp rút thực hiện các hạn chế xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sang Nga, các công ty công nghệ Trung Quốc cho đến nay vẫn giữ im lặng về việc liệu họ có cắt đứt với Nga liên quan tới quyền tiếp cận chất bán dẫn và các công nghệ tiên tiến khác trong lĩnh vực quân sự, công nghệ sinh học và hàng không vũ trụ hay không.
Theo lệnh trừng phạt xuất khẩu của Mỹ đối với Nga, bất kỳ hàng hóa công nghệ nào được sản xuất ở nước ngoài sử dụng máy móc, phần mềm hoặc bản thiết kế của Mỹ sẽ bị cấm xuất khẩu sang nước này. Các công ty ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhanh chóng cho biết họ sẽ tuân thủ.
Bà Mạnh Vạn Chu trong thời gian bị quản thúc ở Canada.
Sự im lặng
Tuy nhiên, Lenovo, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới của Trung Quốc, đã ngay lập tức bị chỉ trích tại nước này trong bối cảnh có thông tin cho rằng họ đã ngừng bán hàng cho Nga giống như Dell và Intel của Mỹ. Lenovo vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này.
Video đang HOT
Sự im lặng một phần liên quan đến việc Bắc Kinh chính thức phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, lập trường này không mang lại nhiều sự thoải mái cho các công ty Trung Quốc. Bởi không ai muốn giống như Huawei và ZTE Corp, đã phải nhận các hình phạt trong quá khứ vì không tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với một quốc gia bên thứ ba, chẳng hạn như Iran.
Zhuhai Zhenrong, một công ty kinh doanh dầu từng mua dầu thô từ Iran, đã mất đi vị thế trên thị trường sau khi bị Mỹ trừng phạt.
Và các biện pháp trừng phạt mới có thể mang lại những bất ổn mới cho các công ty muốn chống lại nó, giống như việc Huawei đã phải chứng kiến hoạt động kinh doanh smartphone béo bở của mình bị vùi dập bởi các hạn chế thương mại của Mỹ khi cắt đứt quyền tiếp cận với các công nghệ chip tiên tiến.
Năm ngoái, Huawei đã ký một thỏa thuận với MTS, nhà khai thác di động lớn nhất của Nga, để triển khai các dịch vụ 5G thương mại tại nước này. Huawei cũng đã làm việc với Rostelecom, một nhà điều hành truyền thông của Nga nằm trong danh sách trừng phạt mới của Mỹ, về các nỗ lực số hóa của họ, theo các tuyên bố trước đó trên trang web của công ty.
Trong khi đó, Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), xưởng đúc wafer hàng đầu của Trung Quốc, vẫn chưa đưa ra tuyên bố về vấn đề này.
Ngược lại, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu thế giới, ngay lập tức cho biết họ sẽ tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu áp đặt lên Nga.
Huawei đang tìm cơ hội phát triển mới ở Nga, sau các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ riêng về chất bán dẫn, Nga không phải là thị trường quan trọng đối với Trung Quốc, theo Douglas Fuller, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông. Ông nói: “Toàn bộ nhập khẩu chất bán dẫn của Nga, trị giá khoảng 500 triệu USD, là rất nhỏ so với thị trường toàn cầu”.
Lenovo và SMIC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Huawei cũng từ chối bình luận.
Theo hay không theo?
Nhưng, các công ty Trung Quốc cũng khó có thể tuân thủ các lệnh trừng phạt nước ngoài bởi có sự tồn tại của bộ luật chống trừng phạt mới của Trung Quốc.
Luật có hiệu lực từ tháng 6 năm ngoái, đánh dấu sự trả đũa của Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt của nước ngoài áp đặt lên nước này và có thể được áp dụng trong trường hợp hiện tại nếu lợi ích của Trung Quốc có liên quan, mặc dù nước này không phải là mục tiêu trực tiếp, theo luật sư Haswell.
Nhìn chung, các hạn chế mới đối với Nga sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc sang nước đó, theo Heiwai Tang, quyền Giám đốc Viện Toàn cầu Châu Á tại Đại học Hồng Kông, cho biết.
“Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Trung Quốc sang Nga bao gồm thiết bị phát thanh truyền hình, máy tính và phụ tùng xe cộ”, Tang cho biết. “Bất kể quốc gia xuất xứ của chúng là gì, một số hàng hóa đó chứa thiết bị, phần mềm và bản thiết kế của Mỹ, chẳng hạn như chất bán dẫn và chắc chắn là các bộ phận và linh kiện được cấp bằng sáng chế của Mỹ.”
Trung Quốc là nhà xuất khẩu chủ chốt các sản phẩm công nghệ sang Nga, cung cấp cho nước láng giềng ở phía Bắc ô tô, thiết bị gia dụng và máy móc xây dựng.
Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo thường niên của mình rằng Trung Quốc và Nga đang cùng phát triển các vũ khí công nghệ cao như “máy bay và trực thăng”.
Nữ giới bị xem là 'quà tặng đối tác' ở công ty công nghệ Trung Quốc
Cáo buộc hiếp dâm xảy ra tại Alibaba đã hé lộ mặt tối bên trong các văn phòng hào nhoáng, hiện đại của đất nước tỷ dân.
Theo New York Times , tai tiếng về các trò đùa khiêu gợi tình dục, những buổi tối tiệc tùng từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối của ngành công nghệ Trung Quốc. Rất khó để thay đổi việc này trong một sớm, một chiều.
Môi trường văn phòng độc hại
Trong nhiều năm, Alibaba từ startup nhỏ bé vươn vai thành gã khổng thương mại điện tử. Ít ai biết rằng, một số bộ phận của họ đón nhân viên mới bằng buổi làm quen "ice-breaking" khiến nhiều người phải kinh ngạc.
Người mới bị buộc phải tiết lộ thông tin về đời tư trước mặt đồng nghiệp như mối tình đầu, nụ hôn đầu tiên và những lần quan hệ tình dục của họ. Theo những nhân viên cũ của Alibaba, các câu hỏi được diễn giải theo cách "không thể in lên báo". Tất nhiên, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc phủ nhận những điều này.
Hôm 8/8, một nữ nhân viên Alibaba công khai vụ việc chấn động lên mạng xã hội nội bộ. Sau khi bất tỉnh vì buổi tiệc rượu với khách hàng, cô bị người quản lý của mình cưỡng hiếp.
Sự kiện châm ngòi cho hàng loạt câu chuyện khác, phản ánh thực trạng trần trụi về nạn quấy rối tình dục trong thế giới văn phòng công nghệ đã bị giấu kín từ lâu.
Nhân viên Alibaba kêu gọi ban lãnh đạo lành mạnh hóa các hoạt động trong doanh nghiệp.
Trong lá thư gửi tới ban lãnh đạo tập đoàn, 6.000 nhân viên Alibaba yêu cầu cấm các lời nhận xét, trò chơi gợi dục trong hoạt động làm quen người mới và những sự kiện kinh doanh khác.
Đáp lại, Alibaba tuyên bố sa thải người quản lý bị cáo buộc hiếp dâm và tiếp tục triển khai các bước thích hợp để ngăn chặn hành vi quấy rối nơi công sở.
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ bê bối tình dục xảy ra trong môi trường văn phòng của giới công nghệ Trung Quốc. Theo New York Times , từ lâu nam giới đã thống trị lĩnh vực này. Họ có xu hướng coi thường phụ nữ, đổ lỗi cho nạn nhân và phớt lờ tình trạng quấy rối.
3 năm trước, một sinh viên tại Đại học Minnesota cáo buộc Richard Liu, người sáng lập JD.com, đã cưỡng hiếp cô sau một buổi bàn chuyện kinh doanh bên ly rượu.
Liu phủ nhận vụ việc, cảnh sát từ chối điều tra, truyền thông Internet và giới công nghệ Trung Quốc đã đứng về phía tỷ phú, gọi nạn nhân là kẻ đào vàng, cùng những lời nhục mạ khác.
Hợp đồng bên bàn rượu
Vụ bê bối của Alibaba tạo ra tranh cãi xung quanh 2 yếu tố tồn tại trong các buổi chiêu đãi của giới kinh doanh Trung Quốc, bao gồm cả ngành công nghệ: rượu và phụ nữ.
"Bữa ăn không có phụ nữ không phải là một bữa ăn" là tiêu đề của bài viết đăng trên tạp chí GQ vào năm 2017, kèm theo hình ảnh minh họa phụ nữ khỏa thân trong bát súp.
Trong lời tố cáo đăng trên trang web nội bộ của Alibaba, nữ nhân viên cho biết quản lý xem sự xuất hiện của cô như một món quà dành tặng đối tác.
"Thấy tôi tốt với anh không, tôi đã mang đến một người đẹp", kẻ này nói với khách hàng tại bữa tiệc. Nạn nhân của vụ việc nói rằng cơn ác mộng bắt đầu sau khi cô bị ép uống quá nhiều.
Văn hóa dùng rượu trong bữa ăn của người Trung Quốc đang bị lạm dụng trong kinh doanh.
Cưỡng ép uống rượu là vấn đề tồn tại lâu nay trong văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc. Nó có thể xem như một cách phô trương quyền lực, khiến phụ nữ và nhân viên cấp dưới gặp bất lợi. Từ chối uống với cấp trên bị coi là xúc phạm.
Năm ngoái, trong buổi tiệc tối, một giám đốc ngân hàng đã tát nhân viên mới sau khi anh ta từ chối yêu cầu của sếp về việc thay ly nước ngọt bằng rượu.
Trong trường hợp của người quản lý tại Alibaba và giám đốc ngân hàng kể trên, họ đã bị sa thải hoặc kỷ luật sau khi câu chuyện được công khai. Tuy nhiên, điều này không giải quyết tận gốc vấn đề. Thậm chí, có những tình huống nạn nhân lại chịu trừng phạt.
Năm 2020, một nữ nhân viên của Didi đã bị sa thải vì "kém năng lực". Quyết định được đưa ra sau khi cô lên tiếng về việc bị ép uống rượu trong một bữa ăn tại công ty, sau đó bị tấn công thể chất và tình dục. Nạn nhân đã đăng lên mạng xã hội những bức ảnh chụp khuôn mặt bị bầm tím cùng kết quả chẩn đoán của bác sĩ.
Startup gọi xe Trung Quốc im lặng trước câu hỏi của New York Times về việc có điều tra cáo buộc của nữ nhân viên này hay không.
Khó thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Một nữ doanh nhân cho rằng những bê bối như vụ việc vừa qua tại Alibaba không hiếm trong giới công nghệ Trung Quốc. Bà yêu cầu được giấu tên vì lo ngại mình sẽ bị đối tác và đồng nghiệp tẩy chay sau nhận xét này.
Các nhân viên Xiaomi tham gia "biểu diễn thời trang" trong sự kiện mừng năm mới.
Ngành công nghệ cũng bắt đầu hạn chế những hành vi phản cảm công khai. Các nhân viên vừa nhận việc tại Alibaba gần đây không cần phải trả lời câu hỏi riêng tư trong buổi làm quen người mới.
Tuy nhiên, New York Times cho rằng có những quan điểm độc hại đã ăn sâu vào ngành công nghệ Trung Quốc, không dễ dàng để loại bỏ.
Vào năm 2014, công ty an ninh mạng Qihoo 360 mời một ngôi sao khiêu dâm Nhật Bản đến nhảy múa cùng các lập trình viên của mình, trong khi một số nhân viên nữ tham gia buổi tiệc với trang phục hở hang.
Trong nhiều năm liên tiếp, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới Xiaomi và tập đoàn thương mại điện tử JD.com có những buổi trình diễn thời trang đồ lót theo phong cách Victoria Secret tại các lễ kỷ niệm hàng năm. Đôi khi người mẫu là nhân viên nữ của họ.
Trong những tình huống như vậy, rất ít người dám lên tiếng phản đối.
Phụ nữ ở khắp mọi nơi đều phải đối mặt với một số thách thức tương tự, nhưng trong ngành công nghệ của Trung Quốc, quan điểm này được lan truyền phổ biến từ những gã khổng lồ như Alibaba đến các công ty khởi nghiệp nhỏ.
Các gã khổng lồ công nghệ đang bước vào giai đoạn 'hoàng hôn'? Nhiều nhà chiến lược gần đây cảnh báo về vô số thách thức, áp lực mà các công ty công nghệ lớn của Mỹ và Trung Quốc đang phải đối mặt. Viktor Shvets, người đứng đầu về chiến lược toàn cầu tại ngân hàng đầu tư Macquarie Capital, cho biết trên CNBC hôm 10.2 rằng, các nền tảng công nghệ tiêu dùng lớn...