Lệnh cấm diễn rúng động showbiz Việt
Không chi Ba Tưng, Angela Phương Trinh ma ngay ca nhưng nghê si tên tuôi như Trong Tân, Anh Thơ cung tưng đôi măt vơi lênh câm diên.
Trọng Tấn – Anh Thơ
Ngay 21/7/2012, 2 ca si nhac đo hang đâu Viêt Nam la Trong Tân va Anh Thơ chinh thưc nhân an phat câm diên. Nguyên nhân dân tơi an phat đang tiêc noi trên la do Trong Tân va Anh Thơ đa tư y rơi bo chương trinh chào mừng 60 năm quan hệ hữu nghị Lào – Việt.
Trươc khi đươc cư tham gia chương trinh nay, hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn đa có lịch tham gia chương trình biểu diễn do Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức vào ngày 18/7.
Để phục vụ nhiệm vụ tại nước bạn trong năm hoạt động ngoại giao đầy ý nghĩa giữa hai quốc gia, đại diện lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã đề nghị với bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình trao đổi với Công an tỉnh Ninh Bình đồng ý cho hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn không tham gia chương trình, ở lại Vientiane tiếp tục tham gia chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị ngày 18.7.
Bộ VH-TT&DL cũng yêu cầu giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cử các nghệ sĩ khác đi Ninh Bình biểu diễn thay hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn.
Thâm chi, lãnh đạo Bộ cũng hứa sẽ bồi thường hợp đồng đã ký của hai người với Công an Ninh Bình. Mặc dù vậy hai nghệ sĩ này vẫn tự ý bỏ về nước.
Đươc coi la nhưng nghê si lao đông nghê thuât chân chinh va co lôi sông kha nghiêm tuc, viêc Trong Tân va Anh Thơ bi câm diên thưc sư la 1 cu sôc lơn đôi vơi nhưng ngươi yêu nhac va đôi vơi chinh ban thân 2 ca si nay.
Bùi Anh Tuấn
Tai liveshow Bai hat yêu thich thang 3/2013, ca si tre Bui Anh Tuân bât ngơ văng măt trong đêm tông duyêt, măc du đa đươc BTC thông bao lich tâp luyên. Bui Anh Tuân cho biêt anh bi mât giây tơ tuy thân nên không thê ra Ha Nôi đung lich. Sư viêc nay khiên anh bi đinh chi biêu diên trong đêm liveshow nay.
Măc du đa bi canh cao 1 lân, song tơi liveshow 4 cua Bai hat yêu thich, Bui Anh Tuân lai tiêp tuc văng măt không ly do tai buôi tông duyêt cua chương trinh. Sau khi bi lên an, nam ca si lai tiêp tuc đưa ra ly do bi thât lac giây tơ.
Tuy nhiên, BTC chương trinh Bai hat yêu thich dương như đa mât hêt kiên nhânvơi nhưng vi pham liên tiêp cua ca si nay. Thai đô lam viêc thiêu chuyên nghiêp cua Bui Anh Tuân đa phai tra gia băng 1 “an” ky luât: Câm tham gia chương trinh trong vong 6 thang.
Hot girl “Ba Tưng”
Hot girl Ba Tưng la 1 nhân vât đươc đông đao cư dân mang biêt tơi băng viêc “noi không vơi ao ngưc”. Cô gai nay không ngân ngai chup nhưng bô anh mat me, hoăc ăn măc thiêu vai đê quay clip, phat ngôn sôc… Cung vơi ê-kip cua minh, “Ba Tưng” hong mong chen chân vao chôn showbiz chi vơi tai năng…khoe ngưc khung.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vơi nhưng tai tiêng kê trên, chiêu ngay 26/7/2013, “Ba Tưng” đa bi Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội đinh chi đêm diên đâu tiên tai 1 quan bar Ha Nôi.
Sau đo, ngay 8/8, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đa ban hanh quyêt đinh tạm dừng cấp phép biểu diễn, kể cả trong quán bar cho “Bà Tưng” – Lê Thị Huyền Anh trên pham vi toan quôc.
Quyêt đinh nay cua Cuc đa nhân đươc sư tan đông cua đai đa sô quân chung.
Angela Phương Trinh
Cuôi thang 8, đâu thang 9/2013, cư dân mang xôn xao vi nhưng hinh anh phan cam cua Angela Phương Trinh khi cô nay diên đô xuyên thâu, uôn eo biêu diên tai 1 quan bar Ha Nôi. Sau đo không lâu, cô nang lai tiêp diên nhưng hanh vi kê trên khi xuât hiên tai 1 quan bar trên đia ban Hai Phong.
Trước sư việc này, ngày 30/8/2013, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã nhận được công văn kiến nghị của Thanh tra Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Hà Nội đề nghị tạm dừng hoạt động biểu diễn của nữ diễn viên kiêm ca sĩ trẻ này để xử lý sai phạm trong chương trình biểu diễn tại Hà Nội và Hải Phòng.
Ngay 3/9/2013, quyêt đinh câm biêu diên đôi vơi Lê Ngoc Phương Trinh đươc ap dung trên toan quôc.
Không it ngươi đa to ra vui mưng trươc quyêt đinh xư phat thăng tay cua cac cơ quan chưc năng.
Theo Trithuctre
Trọng Tấn: 'Tôi phải cảm ơn cái nghèo'
Nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ khi ngôi sao dòng nhạc truyền thống cách mạng bảo, vì nghèo mà anh bén duyên âm nhạc.
Nghe hết câu chuyện của Trọng Tấn mới thấu được cái nợ đưa đẩy anh đến với con đường sự nghiệp như ngày hôm nay. Đặc biệt hơn, khi anh tỏ lòng với những con người dìu dắt mình qua nhiều thăng trầm cuộc sống.
Ngồi giữa phòng khách rộng thênh thang, bên kia là cây đàn piano màu trắng, góc kia là bình hoa lớn, quay ra phía trái, một bức tường dây leo xanh mướt mà nghe Trọng Tấn bảo: "Có lúc tôi phải cảm ơn cái nghèo", chắc chắn bạn sẽ giật mình.
Chỉ vì nghèo mà... học nhạc
Trọng Tấn không giấu cái nghèo, nhưng anh không coi việc vượt qua số phận là kỳ tích. Anh chỉ kể về nó như kể về một thời mình đã sống, luôn đầy ắp yêu thương. Tuổi thơ của anh sống thiếu thốn vật chất. Anh kể: "Nhà tôi nghèo đến nỗi cả khu có điện rồi nhưng gia đình mình không thể mắc được. Thi thoảng ngày Tết bố câu điện trộm cho dùng". Rất nhiều năm như thế, đến khi có điện, anh chàng bên rìa thành phố ấy thấy mình như có một sự đổi đời. Anh nói: "Có điện rồi, hàng ngày không phải chạy sang nhà bạn học nhờ hoặc không phải học dưới ánh đèn dầu nữa. Tôi rất nhớ những cảm giác ấy, cứ mỗi dịp Tết đến không tránh được cơn tủi thân trào lên khóe mi".
Cũng vì nghèo nên khi hỏi về giấc mơ ngày bé, anh bảo: "Tôi có quá nhiều ước mơ bé tý, đáng yêu và tội lắm". Chẳng hạn chỉ vì cái bánh Trung thu mà cậu bé Tấn từng ước "sau này khi làm ra được tiền chắc phải ăn cho thật đã". Anh nói rồi cười: "Bánh nướng bây giờ rất nhiều chất nhưng dư vị chắc chắn không tuyệt vời bằng bánh nướng ngày xưa. Khi Trung thu được tổ dân phố phát, mình cứ phải cắn dè cho thật lâu mới hết. Khi ăn phải đứng sát vào một góc để không ai nhìn thấy, không ai xin".
Chàng ca sĩ có cái tên vững vàng và nam tính ấy đã lớn lên bằng những chuyến hàng xáo (đong thóc, xát gạo rồi bán lại gạo cho người dùng) của mẹ, đi học nhờ xe bạn đến tận lớp 12. Thậm chí, có nhiều bữa sáng, bạn bè đã góp tiền mua chung đồ ăn sáng rồi chia cho cậu bạn nghèo hơn.
Bất ngờ nhất khi Trọng Tấn bảo: "Cũng may vì nhà nghèo nên tôi mới thi vào Nhạc viện". Nếu có điều kiện hơn, có lẽ anh đã là một kiến trúc sư, thậm chí nếu được nuôi lớn với đầy đủ dinh dưỡng, chàng thanh niên Tấn đã đạt tiêu chuẩn cân nặng để thi vào lục quân và bây giờ là một sĩ quan nào đó.
Trọng Tấn biết vẽ trước khi biết hát. Ngày còn bé, thời cấp 1, cấp 2, tranh anh vẽ đã được bố cho phép treo lên tất cả các chỗ trống trong nhà. Bố cho anh vẽ lên những thứ có thể vẽ. Vậy nên, đến cấp 3 anh vẫn nghĩ mình sẽ theo nghề kiến trúc, vì nghề đó nam tính, lại rất oách, chẳng có cậu chàng nào thời đó mà không ước mơ.
Thế rồi khi tốt nghiệp cấp 3, đứng trước hai lựa chọn vào trường lục quân hay kiến trúc, câu trả lời tìm được ngay, trường lục quân không đủ cân nặng nên chỉ còn một lối rẽ. Nhưng nghe những người anh đi trước nói về các khoản chi tốn kém cho giấy bút, mực vẽ, chàng trai Trọng Tấn tự biết mình không thể nào đủ điều kiện theo học.
Thông tin Nhạc viện Hà Nội hệ trung cấp không phải đóng học phí được biết đến như một tia sáng. Anh ngay lập tức quyết định sẽ thi vào và học ở đây. Cho dù thời điểm đó, ca hát vẫn thích nhưng nghĩ về tương lai, câu hỏi day dứt nhất luôn hiện lên trong đầu: chẳng biết đàn ca sáo nhị rồi sẽ đưa mình về đâu?
Mẹ anh buồn, nhưng khi nghe con trai thuyết phục học trường khác mỗi tháng phải có 400.000 - 500.000 đồng, trong khi trường này không mất học phí, bà cũng đành ngậm ngùi gật đầu. Chẳng ai ngờ, vào Nhạc viện chỉ 1 năm sau Trọng Tấn đã làm ra tiền, tiết kiệm gửi về cho mẹ được mỗi tháng vài trăm ngàn đồng nhờ phong trào đi hát tại các quán ca nhạc ở thủ đô. Không chọn trước, nhưng cuối cùng âm nhạc đã giúp anh làm thỏa chí ước mong của cha mình khi ông đặt tên cho con với hy vọng sau này ra đời con được người người yêu mến và nể trọng.
Muốn được một lần đền đáp
Để đi đến hôm nay, Trọng Tấn nói không bao giờ quên những người bạn thuở ấu thơ đã từng thay nhau chở anh đến lớp vì không có xe đạp. Cũng một trong số những người bạn ấy đã cùng anh ra Hà Nội xem trường nhạc dài rộng thế nào. Họ cùng nhau đi lạc ở thủ đô ngày ấy. Nhưng bây giờ mỗi người đã một cuộc đời riêng.
Trọng Tấn cũng không quên nhắc đến một người mà anh coi như cha, đó là bác lái xe cho Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa những năm 1990. Người đàn ông đó đã vận chuyển gạo từ Thanh Hóa ra Nhạc viện cho anh, thỉnh thoảng thương đứa cháu còi cọc đã dúi cho vài chục bạc lẻ. Với chàng ca sĩ này, đó là những món quà tặng mà anh suốt đời tri ân.
Còn những người thầy đầu tiên đưa anh tới thành công trong âm nhạc hôm nay, Trọng Tấn bảo không thể không nhắc tới cô Minh Huệ, thầy Trần Hiếu và thầy Trung Kiên. Người bắc cầu nối để anh vào được Nhạc viện vì phát hiện ra giọng tenor hiếm có ở anh, sẵn sàng nhận anh vào lớp ôn luyện ở phút chót là cô Minh Huệ. Cũng chính cô Huệ đã chọn cho anh bài hát Tiếng đàn bầu dự thi Sao Mai năm 1999.
Còn NSND Trần Hiếu đã dìu dắt, dạy cho anh không chỉ về nghề mà còn cách sống. Người thầy ấy trong anh "ấm áp như một người cha và hồn nhiên ở mọi sân khấu, ở tất cả những nơi gặp gỡ".
Trọng Tấn cũng không quên nhắc tới người luôn dõi theo và đặt nhiều kỳ vọng vào anh là NSND Trung Kiên. Nhưng anh biết, ngay lúc này đây, có nhiều tâm tư anh chưa có dịp gặp thầy để bày tỏ, mong nhận được sự sẻ chia.
Trọng Tấn rời trường, ở một cách nhìn nào đấy, anh không đi hết con đường mà những người thầy anh yêu quý đã tận tụy đến khi không còn khả năng. Nhưng anh tạm lựa chọn một con đường khác, theo anh, con đường ấy sẽ giúp bản thân làm được nhiều hơn cho âm nhạc.
Với anh, đã đến lúc phải làm gì đó thực sự cho công việc đã nuôi mình suốt những năm tháng qua. Đó là lý do chính lớn nhất anh quyết định tạm dừng công việc giảng dạy để đầu tư phần lớn quỹ thời gian cho công việc ấy. Trọng Tấn chưa biết trước mắt sẽ thành công hay thất bại về doanh thu, nhưng anh tin sẽ có cơ hội hết mình với nó. "Tôi nghĩ nếu mãi không làm được một điều gì đó, thì là nghệ sĩ của một dòng, nhận được nhiều tình yêu mến, nhiều sự kỳ vọng cũng là lãng phí, trong khi thời gian vẫn cứ trôi qua mỗi ngày", anh nói.
Hiện tại, Trọng Tấn đang ấp ủ nhiều dự án âm nhạc. Anh có giấc mơ làm những chương trình nhạc truyền thống kết hợp với dàn nhạc giao hưởng, tổ chức được những show lớn cho riêng dòng nhạc này hàng năm, bên cạnh những chương trình dành riêng cho sinh viên... "Phát súng" đầu tiên là liveshow Tình ta biển bạc đồng xanh sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 10 ở Hà Nội.
Trọng Tấn vẫn cẩn thận bảo rằng: "Không phải vì những lùm xùm trong câu chuyện rời trường mà tôi tổ chức chương trình này, tôi đã muốn làm nó từ hai năm trước".
Con đường Trọng Tấn đang đi như là duyên phận. Anh đã biến một gia đình thị dân nghèo trở thành một gia đình âm nhạc. Bằng chứng là, hai em trai sinh đôi của Trọng Tấn bây giờ một người làm thu âm, một người làm phối khí. Cả người phụ nữ gắn với anh từ thiếu thời cũng theo chồng về trường nhạc. Con đường Trọng Tấn đi chưa dài, nhưng đủ để anh nhận biết với âm nhạc, anh có món nợ về duyên phận.
Một tình yêu đầy ắp
Duyên phận với âm nhạc cũng giống như duyên phận của anh với người phụ nữ có tên Đặng Thị Thanh Hoa, cô gái bây giờ anh thỉnh thoảng lại đùa với các con "ngày xưa bố bị mẹ hắt hủi lắm đấy". Chị đã cùng anh đi từ mối tình học trò thơ mộng đến hôm nay.
Lấy một mối tình đầu, sống cuộc đời hạnh phúc mà Trọng Tấn bảo: "Sự chia sẻ mà tôi cảm nhận được từ vợ vào thời điểm hiện tại là đầy ắp". Dẫu trái tim người nghệ sĩ vẫn biết "chẳng bao giờ thấm hết được vào nhau", nhưng cảm giác bình yên mà vợ và hai đứa con mang lại cho anh, đủ để Trọng Tấn biết, anh đã đi đến trạng thái vững chắc của hạnh phúc.
Trọng Tấn bên vợ và 2 con nhỏ.
Trong những ngày này, khi dư luận ở trường đổ dồn về phía nam ca sĩ, vợ của anh đang giảng dạy tại Nhạc viện vẫn hết sức ủng hộ chồng. Bởi hơn ai hết, chị hiểu, nếu không được đi đến cùng và hết mình với âm nhạc, người đàn ông bên cạnh sẽ chẳng được bình yên.
Hiểu nhau là thế, nên khi được hỏi: Lấy tình đầu, anh có bao giờ tiếc, có bao giờ xuất hiện những phút giây xao lãng, Trọng Tấn cười: "Tôi không đo được đến mức độ nào thì bị gọi là xao lãng, còn vợ mình, mình không biết được cụ thể những giây phút ấy đã diễn biến ra sao". Và với người phụ nữ bên anh cũng như trái tim nghệ sĩ, anh luôn hiểu, là vợ chồng rồi, góc lãng mạn sẽ không được thường xuyên nhưng nó sẽ có, chỉ là nó chuyển sang một trạng thái khác, ở những thời gian khác lúc yêu.
Trong chương trình nghệ thuật Chào mừng đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào diễn ra vào tháng 7/2012, tại thủ đô Lào, Trọng Tấn cùng ca sĩ Anh Thơ đã tự ý bỏ về nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi công điện yêu cầu đình chỉ biểu diễn các chương trình nghệ thuật trong nước và nước ngoài với hai người. Tiếp đó, Học viện Âm nhạc Quốc gia phê chuẩn án kỷ luật vào ngày 1/8/2012. Sự việc sau được anh chia sẻ, anh chỉ không tham gia đêm tiệc chào mừng không được báo trước trong lịch trình vì đã nhận lời biểu diễn cho một đơn vị nhà nước từ trước.
Nói về câu chuyện ồn ào quanh việc anh nghỉ dạy ở Nhạc viện Hà Nội, Trọng Tấn tâm sự: "Nghiệp diễn chỉ có một con đường đến với công chúng là ca hát, nên không thể không ưu tiên công việc đó. Giảng dạy cũng là công việc rất đáng trân trọng, đáng để hy sinh.Tôi nhìn thấy rằng mình còn ít thời gian dành cho công việc ca hát, nhưng còn nhiều thời gian cho công việc giảng dạy hơn vì 'thầy đồ già con hát trẻ'. Đó là lý do tôi quyết định phải hy sinh một trong hai ở thời điểm hiện tại".
Trọng Tấn cũng cho biết, dù nghỉ dạy ở trường nhưng anh vẫn muốn cố gắng mỗi tuần có một buổi dành cho công việc này tại nhà riêng.
Theo Mốt & Cuộc Sống
Những sao Việt từng bị "tuýt còi" cấm diễn Ăn mặc hở hang, vô tổ chức trong các chương trình biểu diễn đã khiến nhiều sao Việt phải khốn đốn vì án phạt và nguy cơ bị cấm diễn. Từ trước đến nay, chuyện ăn mặc hở hang lên sân khấu hay tự ý bỏ các buổi tổng duyệt, bỏ show không còn là chuyện lạ trong giới showbiz. Nhưng nếu như...