Lên phương án dạy trực tuyến trong mùa dịch
Sau khi có quyết định cho sinh viên nhập học muộn từ sau thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona, một số cơ sở giáo dục đại học đã nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp, hoặc xây dựng bài giảng trực tuyến, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, tránh tình trạng mất bài cho sinh viên.
Trường đại học Hà Nội (Ảnh minh hoạ: THUỲ LINH)
Đối với các trường đào tạo y khoa, một số cơ sở đào tạo đã ngay lập tức điều chỉnh lại nội dung học tập trong những tuần đầu để hạn chế tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh, như: Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược Hải Phòng, Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã cho tạm dừng chương trình học lâm sàng tại bệnh viên cho sinh viên.
Bên cạnh đó, ngay sau khi lùi lịch nhập học của sinh viên, để hạn chế tối đa việc nhập học muộn làm ảnh hưởng đến kế hoạch học tập, giảng dạy, một số cơ sở giáo dục đại học đã có phương án đưa các ứng dụng công nghệ 4.0, sử dụng học liệu điện tử và công nghệ đào tạo trực tuyến vào giảng dạy cho sinh viên.
Trường đại học Mở Hà Nội đã triển khai sử dụng học liệu điện tử và công nghệ đào tạo trực tuyến giúp sinh viên tự học trong suốt thời gian nghỉ học. Tiến sĩ Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra, Trường đại học Mở Hà Nội thực hiện song song các biện pháp nhằm góp phần phòng, chống dịch và đảm bảo công tác học tập và nghiên cứu của người học. Trong thời gian tạm nghỉ học từ ngày 3 đến 9-2, sinh viên có thể truy cập hệ thống học liệu điện tử để học tập và nghiên cứu, bảo đảm tiến độ học tập, không gây xáo trộn nhiều trong kế hoạch chung của Nhà trường cũng như kế hoạch học tập của từng cá nhân.
Video đang HOT
Tiến sĩ Trương Tiến Tùng hy vọng và tin tưởng, những nỗ lực của Trường đại học Mở Hà Nội nói chung và mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường nói riêng sẽ góp phần tích cực cùng cả nước phòng, chống và từng bước đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng các bài giảng trực tuyến (online), flipped classroom (lớp học lật ngược) cho sinh viên trong thời gian không lên lớp, tránh xảy ra tình trạng để sinh viên mất bài.
Theo Báo cáo nhanh của Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học đều đã cập nhật công văn số 265/BGDĐT-GDTC ngày 1-2-2020 về việc triển khai Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (2019-nCoV) gây ra. Tính đến hết ngày 3-2 đã có 105 nhà trường điều chỉnh lịch nhập học của sinh viên lùi lại đến ngày 10-2.
Theo Vụ Giáo dục đại học, tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ và Ban Chỉ đạo cấp trên, cập nhật các chỉ đạo chung, rà soát tình hình, các khâu công việc trong trường, giao các đơn vị thuộc trường thực hiện các công việc cần thiết… Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm phổi do virus corona; xây dựng kế hoạch thực hiện, tiếp nhận thông tin và tổng hợp hàng ngày; tổ chức truyền thông trong toàn trường.
HOA LÊ
Theo nhandan
Cha mẹ khắc phục khó khăn quản lý con mùa dịch corona
Cha mẹ đều khắc phục khó khăn, khi con nghỉ học bất đắc dĩ vì mục tiêu chung là khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Sau khi hàng loạt tỉnh, thành phố thông báo cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra, nhiều phụ huynh lo tìm giải pháp trông giữ, quản lý con bởi bố mẹ vẫn phải đi làm. Phương án giao bài tập cho con trong những ngày nghỉ được nhiều gia đình lựa chọn. Dù khó khăn, nhưng hầu hết các cha mẹ đều khắc phục khó khăn,vì mục tiêu chung là khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Hàng loạt tỉnh thành trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học để tránh dịch corrona.
Ngày 3/2 là ngày đầu tiên các trường phổ thông và trường mầm non ở khắp các tỉnh thành được nghỉ học để hạn chế sự lay lan của dịch bệnh. Không ít gia đình gặp khó khăn trong việc quản lý trẻ nghỉ học, tuy nhiên, hầu hết các gia đình đều tự tìm ra giải pháp phù hợp cho gia đình.
Chị Lê Thị Chi, ở phường Minh Khai, quận Hai bà Trưng cho biết, sau kỳ nghỉ Tết, gia đình chị vẫn cho con nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh. Giải pháp mà nhà chị lưa chọn đó là để con lớn đang học lớp 8 ở nhà trông em 3 tuổi đang học mẫu giáo.
"Nhà tôi không có ông bà trợ giúp nên vấn đề các con ở nhà cũng gây chút khó khăn cho gia đình. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh như thế này tôi thấy việc các con nghỉ học là rất cần thiết. Hai vợ chồng buổi trưa có thể thay nhau để về xem các con như thế nào. Con lớn nhà tôi có thể trông thằng cu được một chốc lát, còn lại thì tôi nhờ bác, nhờ bà hỗ trợ một chút. Bà ngoại không ở gần lắm nhưng có thể đi đi về về", chị Chi cho hay.
Kỳ nghỉ Tết vừa kết thúc, học sinh quay trở lại trường học chưa thành nếp đã tiếp tục nghỉ học do dịch bệnh nên phần nào chểnh mảng việc học. Vì vậy, giải pháp mà nhiều nhà trường và gia đình lựa chọn đó là giao bài tập cho con trong thời gian nghỉ học.
Bà Ngô Thị Tính ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa cho biết: "Nhà tôi có 2 cháu, cháu lớn học lớp 6 thì cô giáo đã gửi bài tập về các gia đình để các cháu làm. Cháu nhỏ mới học lớp 3, bố mẹ cháu đi làm còn ông bà ở nhà quản cháu bằng cách cho cháu nghỉ ngơi buổi sáng tập thể dục, ăn uống, còn buổi chiều bắt đầu từ 2h cho đến 5h là các cháu phải học. Học các môn Văn, Toán, cứ hết 1 tiết thì cho các cháu nghỉ vài phút để cho các cháu không quên kiến thức và tạo nề nếp học tập cho các cháu một cách liên tục".
Giáo viên chủ nhiệm của nhiều trường cũng trực tiếp liên lạc với phụ huynh đề nghị gia đình phối hợp với nhà trường để tổ chức ôn tập cho con, hạn chế cho con tới những nơi đông người.
Chị Đặng Yên Hưng, ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy chia sẻ: "Chúng tôi có nhận được thông báo từ cô giáo chủ nhiệm lớp của cháu, thông báo nhờ phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ các giáo viên trong việc củng cố kiến thức cho các con thì tôi trao đổi với cháu để cháu có thể làm bài tập theo thầy cô đã giao ở trường, sau đó thì có kiểm tra. Trong đợt dịch này, cháu ở nhà 1 tuần, cũng vì hạn chế thiết bị điện tử, thành ra tôi cố gắng tổ chức các trò chơi dân gian khác ở trong nhà không gây ảnh hưởng hoặc là làm những đồ thủ công, các cháu có thể vẽ, tự sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với thời gian nghỉ ngơi ở nhà".
Dù việc cho trẻ nghỉ học 1 tuần có thể ảnh hưởng nhất định tới nếp sinh hoạt của các gia đình, nhưng nhiều phụ huynh cho biết, việc chống dịch là quan trọng nhất nên cả gia đình và nhà trường cùng phối hợp trông giữ, quản lý và tổ chức ôn tập , sắp xếp thời gian học bù để hạn chế tình trạng lây lan của dịch bệnh.
Trước thực tế một số gia đình gặp khó khăn trong việc trông giữ trẻ ở nhà, một số trung tâm bắt đầu mở thêm dịch vụ học thêm và trông giữ nhóm trẻ ở các lứa tuổi khác nhau. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ huynh học sinh không nên lựa chọn giải pháp này bởi đưa trẻ đến đó chẳng khác nào việc đưa trẻ tới lớp, mất đi ý nghĩa hạn chế phòng chống dịch mà ngành giáo dục đưa ra/.
Theo Minh Hường/VOV1
Học sinh trường Đoàn Thị Điểm làm bài tập online trong thời gian nghỉ chống dịch Giáo viên vẫn trao đổi với phụ huynh, học sinh hàng ngày về giao và kiểm tra bài tập thông qua điện thoại hoặc phần mềm online. Tối ngày 2/3/2020, khi có quyết định chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra,...