Lên mạng ‘xin’ toa thuốc, lợi bất cập hại

Theo dõi VGT trên

Hiện nhiều loại bệnh như hô hấp, tiêu chảy, sốt xuất huyết, vi rút Adeno… đang hoành hành. Số trẻ mắc các bệnh này đến khám và nhập viện tại các bệnh viện nhi tăng mạnh.

Lên mạng xin toa thuốc, lợi bất cập hại - Hình 1

Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn ( Hà Nội) – Ảnh: NAM TRẦN

Nhiều phụ huynh ngại đưa trẻ đến bệnh viện, muốn tự chăm sóc trẻ tại nhà nên lên mạng xã hội xin đơn thuốc và áp dụng cho con uống. Điều này nên không?

Lên mạng xin đơn thuốc

Đăng tải trong nhóm Hội những trẻ khám tại Bệnh viện Nhi trung ương, chị H.T. đăng: “Bé nhà mình bị vi rút Adeno sốt cao 39 độ mãi không khỏi. Bác nào có con khỏi rồi cho em xin đơn thuốc với ạ”.

“Mấy ngày nay trẻ vào viện nhiều quá, em sợ cho con vào viện khám lại lây chéo. Bác nào có đơn thuốc con có triệu chứng ho, đờm, sổ mũi hiệu quả cho bé từ 1 tuổi không, cho em xin.

Nếu đơn của viện nhi thì càng tốt”, một tài khoản khác đăng tải. Tương tự, chị H. cũng đăng trong nhóm: “Bé nhà em 3 tuổi bị viêm phổi, viêm phế quản. Ai có đơn thuốc của Bệnh viện Nhi trung ương cho em xin ạ”.

Không ít phụ huynh cho rằng, con có chung biểu hiện thì sẽ có bệnh giống nhau và chỉ cần uống theo đơn thuốc do bác sĩ kê sẽ khỏi bệnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo việc uống thuốc theo đơn của người khác dù là bệnh lý gì cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt, với trẻ nhỏ thì càng cần phải cẩn trọng hơn.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) – cho biết các bệnh ở trẻ đều gia tăng gần như gấp đôi, trong đó nổi bật nhất bệnh hô hấp, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.

Bác sĩ Tiến cho biết thêm, trong số này có nhiều phụ huynh cho biết khi thấy trẻ sốt, sổ mũi, ho… họ đã tự ý ra nhà thuốc mua về uống.

Qua khai thác từ phụ huynh, được biết nguyên nhân này có một phần là ngại đến bệnh viện, một phần do kinh tế eo hẹp nên chỉ có thể đến tiệm thuốc tây khai bệnh để mua thuốc, phần khác là những phụ huynh lên trên nhóm, hội mạng xã hội để xin đơn thuốc từ các phụ huynh có con em có triệu chứng tương tự.

“Phụ huynh tự ý mua thuốc về cho trẻ uống có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn, trẻ cũng có thể có triệu chứng tiềm tàng đi kèm như bội nhiễm nên rất nguy hiểm. Trẻ bệnh cần được bác sĩ khám, chẩn đoán có bệnh đi kèm hay không. Trong trường hợp có triệu chứng nặng mà không can thiệp điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao”, bác sĩ Tiến nói.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Dương – trưởng khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) – cho biết bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trẻ đến viện trong tình trạng nặng do sử dụng đơn thuốc “truyền tay”.

Video đang HOT

“Nhiều cha mẹ tự dùng đơn thuốc không được chỉ định cho trẻ, hoặc dùng lại đơn thuốc khám trước đó mà không đi khám lại khiến nhiều trẻ chuyển biến nặng hơn.

Ví dụ điều trị trẻ bị viêm phế quản, nếu trẻ được đưa đến viện thăm khám sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo phác đồ. Bởi không phải viêm phế quản là phải điều trị kháng sinh, nếu nguyên nhân do vi rút thì trẻ chỉ cần điều trị triệu chứng.

Nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh theo phác đồ, đúng liều lượng và thời gian. Khi hết thuốc mà tình trạng của trẻ không giảm, bác sĩ sẽ tiếp tục tái khám, đánh giá và đưa ra đơn thuốc phù hợp”, bác sĩ Dương nói.

Theo bác sĩ Dương, bệnh nhi cần phải được các y bác sĩ khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán và kê đơn thuốc. Nhiều cha mẹ xin đơn thuốc của những trẻ khác để cho con uống, không khỏi mới đưa vào viện. Lúc này nhiều trẻ đã kháng thuốc, tình trạng nặng hơn gây khó khăn trong việc điều trị.

Lên mạng xin toa thuốc, lợi bất cập hại - Hình 2

Nhiều người lên mạng xã hội xin đơn thuốc điều trị bệnh cho trẻ – Ảnh: D.L chụp màn hình

Kháng thuốc, điều trị khó khăn

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lê – trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương – trẻ thường mắc các bệnh hô hấp là chủ yếu, nguyên nhân chính do trẻ nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút.

“Với bệnh do vi rút gây nên, một số bệnh nhi không điều trị cũng có thể ổn định sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh do nhiễm vi khuẩn thì cần phải điều trị, nếu không sẽ nặng lên.

Việc điều trị cho bệnh nhi cũng khác nhau, với vi rút trẻ không cần điều trị kháng sinh, còn nhiễm vi khuẩn cần dùng kháng sinh. Trong khi đó, chỉ đến cơ sở y tế các bác sĩ mới chẩn đoán được trẻ mắc bệnh do vi rút hay vi khuẩn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp”, bác sĩ Lê cho hay.

Bác sĩ Lê khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không xin đơn thuốc của các trẻ khác để điều trị cho con. Mỗi trẻ có một thể trạng khác nhau, ngay cả thuốc hạ sốt cũng có hướng dẫn rõ uống theo cân nặng của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có thể dị ứng với các thành phần của thuốc, bởi vậy đơn thuốc phải do bác sĩ khám, kê đơn mới an toàn cho trẻ.

Với trẻ có biểu hiện sốt cao khoảng 2 ngày không bớt sốt cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, trong bối cảnh trẻ nhiễm vi rút Adeno đang tăng cao, nếu trẻ đến muộn, có diễn biến nặng gây khó khăn trong việc điều trị và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, phó trưởng khoa nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, thông tin thêm ngoài việc xin đơn thuốc còn có tình trạng cha mẹ tự ý mua kháng sinh điều trị cho con khiến trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

“Sai lầm thường gặp nhất khi phụ huynh chăm sóc trẻ bị ho, sốt tại nhà đó là tự ý mua thuốc trong đó có kháng sinh. Rất nhiều trẻ đến viện trong tình trạng nặng, khi tìm hiểu qua thì cha mẹ đều cho con uống thuốc có kháng sinh.

Nhiều phụ huynh chỉ ra nhà thuốc đọc triệu chứng rồi được kê đơn. Trong khi đó, nếu trẻ nhiễm vi rút thì kháng sinh không có tác dụng, thậm chí có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn, có trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết. Hậu quả lâu dài là kháng kháng sinh, khiến việc điều trị sau đó khó khăn hơn”, bác sĩ Sang chia sẻ.

Bác sĩ Sang khuyến cáo khi trẻ sốt cha mẹ không nên chườm lạnh cho trẻ. Chườm lạnh có thể khiến trẻ bị cảm lạnh nặng hơn. Cha mẹ nên dùng khăn ấm để chườm cho trẻ, đồng thời quần áo thoáng mát, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng.

Chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào?

Các chuyên gia khuyến cáo, với những trẻ mắc các bệnh nền như tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, hệ miễn dịch yếu, nhiễm vi trùng… sẽ dễ trở nặng khi nhiễm bệnh. Với những trẻ này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý vì trẻ rất dễ mắc bệnh, khi nhiễm vi rút thì rất dễ trở nặng. Nên đưa trẻ đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian thay đổi thời tiết như hiện nay cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh nguồn nguy cơ lây nhiễm bệnh như đến nơi đông người; cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất và ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ; cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết.

Có 7 ca nhiễm virus Adeno tử vong, Bộ Y tế họp bàn giải pháp ứng phó

Các chuyên gia y tế lo ngại các bệnh nhi mắc các bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng nếu đồng nhiễm Adenovirus sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Chiều 23/9, thông tin tại cuộc họp về công tác thu dung, điều trị bệnh nhi mắc virus Adeno diễn ra tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, từ cuối tháng 8 đến nay, số ca bệnh mắc virus Adeno tăng cao. Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận hơn 1.400 ca bệnh Adenovirus.

Trong 2 tuần từ 12/9 đến 21/9/2022, tỷ lệ các ca được phát hiện mắc Adenovirus chiếm 10% tổng các ca đến khám tại bệnh viện. Trong số ca nhiễm có 80% là bệnh nhi tại các quận huyện của Hà Nội. Đã có 7 trường hợp tử vong là các bệnh nhân mắc các bệnh lý nền, đồng nhiễm Adenovirus.

Có 7 ca nhiễm virus Adeno tử vong, Bộ Y tế họp bàn giải pháp ứng phó - Hình 1
Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Riêng ngày 22/9, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, qua thăm khám các trẻ đến khám đã phát hiện 150 ca, trong đó một nửa số bệnh nhân này cần nhập viện.

Tại Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện của Hà Nội, đã ghi nhận gần 100 ca được phát hiện mắc virus Adeno.

Theo báo cáo sơ bộ tại cuộc họp, Bệnh viện Nhi Trung ương có số bệnh nhân viêm đường hô hấp đến khám được phát hiện mắc virus Adeno chiếm nhiều nhất trong các cơ sở khám, chữa bệnh tại Hà Nội.

Lên phương án phân tuyến, thu dung điều trị nếu ca mắc gia tăng

Tại cuộc họp, đại diện các bệnh viện cũng cho biết, do tháng 9 là thời điểm nhập học và thời tiết giao mùa nên số trẻ mắc các bệnh hô hấp chiếm 60%-70% số bệnh nhi đến khám. Do đó, dẫn tới tình trạng quá tải cục bộ tại một số thời điểm trong ngày, trong tuần.

Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đã bố trí 300 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhi nhiễm Adeno nhập viện theo nhóm bệnh nhẹ, bệnh có tổn thương hô hấp đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng.

Điều các chuyên gia lo ngại là các bệnh nhi mắc các bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng nếu đồng nhiễm Adenovirus sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Đại diện Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện chưa ghi nhận các ổ dịch Adenovirus trong cộng đồng.

Tại cuộc họp, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhận định việc nhiều trẻ mắc virus Adeno là vấn đề y tế công cộng cần quan tâm. Đây là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, tuy nhiên nếu bệnh nhi đã mắc các bệnh lý nặng, phức tạp hoặc phải can thiệp phẫu thuật mắc thêm virus Adeno có nguy cơ tử vong cao.

Có 7 ca nhiễm virus Adeno tử vong, Bộ Y tế họp bàn giải pháp ứng phó - Hình 2

Trước mắt, các bệnh viện cần bố trí buồng riêng cho bệnh nhân hô hấp không nằm chung bệnh khác, tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như đeo khẩu trang, khử khuẩn... không để lây lan dịch bệnh. Tăng cường công tác truyền thông không gây hoang mang trong cộng đồng.

Bộ Y tế sẽ cập nhật và ban hành hướng dẫn điều trị bệnh Adeno trong đó sẽ xây dựng tiêu chuẩn nhập viện đối với các ca mắc virus Adeno làm căn cứ cho các bác sĩ khi khám, chẩn đoán.

Đề nghị Sở Y tế Hà Nội lên kế hoạch và có phương án nếu bệnh nhân gia tăng thì có giải pháp để phân tuyến, thu dung, điều trị phù hợp, cần chủ động, theo dõi chặt diễn biến, theo dõi báo cáo hằng ngày và báo cáo Bộ, có phương án chuẩn bị các khu hồi sức cho bệnh nhân nặng.

4 cách phòng, chống bệnh do virus Adeno

Liên quan đến bệnh do virus Adeno gia tăng, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế trước đó đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng.

Các địa phương chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm chéo.

Hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân về nguy cơ nhiễm bệnh và các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh; không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh do virus Adeno trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó tập trung vào các nội dung khuyến cáo phòng chống lây nhiễm như: Thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường; Vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch; Che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi; Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh...

Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương rà soát, điều tra, phân tích dịch tễ học các trường hợp mắc, tử vong do virus Adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương, kịp thời báo cáo và đề xuất các giải pháp phòng chống.

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh của các địa phương khu vực phụ trách để phân tích, đánh giá nguy cơ, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả với từng địa phương trong khu vực phụ trách;

Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các tỉnh, thành phố thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Viêm não tự miễn lại do khối u buồng trứngViêm não tự miễn lại do khối u buồng trứng
20:54:07 16/12/2024
Cô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứngCô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứng
18:12:59 16/12/2024
Tin mừng cho người thích ăn bạch tuộcTin mừng cho người thích ăn bạch tuộc
08:20:15 16/12/2024
5 loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe5 loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe
10:22:09 15/12/2024
Nghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triểnNghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triển
10:28:53 15/12/2024
Cô gái 22 tuổi phải nhập viện cấp cứu sau khi hôn 'trai lạ'Cô gái 22 tuổi phải nhập viện cấp cứu sau khi hôn 'trai lạ'
09:08:44 16/12/2024
Uống nước lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường?Uống nước lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường?
10:36:15 15/12/2024
Có dấu hiệu ung thư đại tràng nhưng cô gái không hay biếtCó dấu hiệu ung thư đại tràng nhưng cô gái không hay biết
08:49:06 16/12/2024

Tin đang nóng

Phẫn nộ clip bé trai hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội bị giúp việc bạo hành nhiều lần, người mẹ trẻ chia sẻ thêm nhiều chi tiết xót xaPhẫn nộ clip bé trai hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội bị giúp việc bạo hành nhiều lần, người mẹ trẻ chia sẻ thêm nhiều chi tiết xót xa
19:35:14 16/12/2024
HOT: Nhật Kim Anh khoe bụng bầu vượt mặt, danh tính bạn trai gây tò mòHOT: Nhật Kim Anh khoe bụng bầu vượt mặt, danh tính bạn trai gây tò mò
21:18:35 16/12/2024
Tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam nhận giải thưởng hơn 11 tỉ đồngTân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam nhận giải thưởng hơn 11 tỉ đồng
18:43:37 16/12/2024
Lê Dương Bảo Lâm bị khán giả mắng xối xả vì lý do không tưởngLê Dương Bảo Lâm bị khán giả mắng xối xả vì lý do không tưởng
17:54:34 16/12/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi chơi nổi, Dương Mịch khoe đôi chân triệu đô lấn lướt Lưu Thi Thi - Dương TửThảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi chơi nổi, Dương Mịch khoe đôi chân triệu đô lấn lướt Lưu Thi Thi - Dương Tử
22:45:04 16/12/2024
Mỹ nhân 'Ỷ thiên đồ long ký' không hối hận khi rời showbizMỹ nhân 'Ỷ thiên đồ long ký' không hối hận khi rời showbiz
19:31:10 16/12/2024
Ở nhờ suốt 5 năm, thấy chủ nhà được đền bù giá tốt, người đàn ông quay lại đòi chia hơn 4 tỷ đồng: "Tôi xứng đáng được nhận tiền"Ở nhờ suốt 5 năm, thấy chủ nhà được đền bù giá tốt, người đàn ông quay lại đòi chia hơn 4 tỷ đồng: "Tôi xứng đáng được nhận tiền"
18:49:02 16/12/2024
Trấn Thành đáp trả nghi vấn lấy 2 phim Tết chèn ép Thu Trang: "Chợ mà, welcome mọi người đến"Trấn Thành đáp trả nghi vấn lấy 2 phim Tết chèn ép Thu Trang: "Chợ mà, welcome mọi người đến"
21:43:52 16/12/2024

Tin mới nhất

Khoa học giải thích đắp chăn dày liệu có tốt cho sức khỏe

Khoa học giải thích đắp chăn dày liệu có tốt cho sức khỏe

21:16:59 16/12/2024
Cái lạnh giá vào ban đêm trong mùa đông khiến nhiều người tìm những cách hiệu quả để giữ ấm khi đi ngủ.
Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?

Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?

21:15:24 16/12/2024
Nếu muốn phán đoán sơ bộ tại nhà xem việc đi đại tiện ra máu là do búi trĩ vỡ hay do ung thư đại trực tràng, bạn có thể tiến hành tự khám dựa trên 3 tình trạng sau.
Lá ổi - 'thần dược' bảo vệ gan và chữa vô số bệnh

Lá ổi - 'thần dược' bảo vệ gan và chữa vô số bệnh

21:12:36 16/12/2024
Con người sử dụng lá ổi chế biến thành sản phẩm trà, xuất khẩu sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Để chuẩn bị một tách trà lá ổi, ngâm một nắm lá ổi trong nước nóng khoảng 15 phút, lọc nước, loại bỏ các lá.
Gắp thành công xương cá dài 3 cm đâm thủng đường tiêu hóa

Gắp thành công xương cá dài 3 cm đâm thủng đường tiêu hóa

20:48:03 16/12/2024
Trước đó, ngày 15/12, bệnh nhân Nguyễn Hoàng Khởi (49 tuổi, trú tại thị trấn Hương Khê) có biểu hiện đau mạnh ở vùng bụng, được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Hương Khê để thăm khám.
Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ 'cân não' được xuất viện

Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ 'cân não' được xuất viện

20:45:22 16/12/2024
Trong quá trình ghép, tĩnh mạch phổi dưới bên trái bệnh nhân bị khiếm khuyết gây ra khó khăn trong ghép phổi. Các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực ghép phổi đã phải cân não để tạo hình tĩnh mạch phổi dưới cho chị Hiền.
8 lợi ích của việc uống nước chè xanh mỗi ngày

8 lợi ích của việc uống nước chè xanh mỗi ngày

20:42:56 16/12/2024
Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ tạm thời. trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.
8 nguy hiểm 'rình rập' từ việc không uống đủ nước

8 nguy hiểm 'rình rập' từ việc không uống đủ nước

19:46:45 16/12/2024
Mất nước nhẹ là mất khoảng 1.5% khối lượng nước trong cơ thể. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thậm chí là chỉ hơi mất nước thôi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng và khả năng suy nghĩ.
Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ của củ cải

Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ của củ cải

19:43:06 16/12/2024
Lợi ích sức khỏe của củ cải trong việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường có liên quan đến hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú và cơ chế tích cực loại bỏ khỏi cơ thể các phân tử không ổn định trong quá trình phân chia tế bào được gọi là g...
Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"

Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"

19:31:16 16/12/2024
Người dân miền Bắc, đặc biệt là ở Sapa (Lào Cai) có lẽ không còn xa lạ gì với loại rau mọc hoang mang tên "tề thái". Loại rau này vừa có thể dùng làm thực phẩm, vừa sở hữu một công dụng khác vô cùng quý giá trong y học.
Dấu hiệu bị bong gân, sai khớp

Dấu hiệu bị bong gân, sai khớp

19:08:58 16/12/2024
Một người có hoạt động kéo dãn quá mức, có thể làm rách hoặc đứt dây chằng hoàn toàn nhưng không ảnh hưởng đến gân cơ, thường không có di lệch vĩnh viễn các mặt khớp. Bệnh lý bong gân, sai khớp còn được gọi là tổn thương dây chằng.
Thành phần này trong một số món ăn có thể 'nuôi' ung thư

Thành phần này trong một số món ăn có thể 'nuôi' ung thư

19:05:07 16/12/2024
Từ lâu các nhà khoa học phát hiện ra rằng tế bào ung thư có ái lực mạnh với glucose, một loại đường đơn là nguồn năng lượng dựa trên carbohydrate ưa thích của cơ thể.
5 loại đồ uống vào mùa đông giúp bạn khỏe và ấm

5 loại đồ uống vào mùa đông giúp bạn khỏe và ấm

19:03:11 16/12/2024
Chanh thuộc họ cam quýt. Nó chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe của da. Nước chanh ấm cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo còn lâu mới chạm tới kỷ lục thuộc về Messi

Ronaldo còn lâu mới chạm tới kỷ lục thuộc về Messi

Sao thể thao

00:52:49 17/12/2024
Ngôi sao người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đã lập vô số kỷ lục trong suốt sự nghiệp, nhưng có một kỷ lục thuộc về Lionel Messi mà Ronaldo phải còn lâu, thậm chí có thể chẳng bao giờ chạm tới.
4 món đồ đáng khen nhất trong bếp, dù có mua đi mua lại 100 lần tôi cũng sẵn lòng

4 món đồ đáng khen nhất trong bếp, dù có mua đi mua lại 100 lần tôi cũng sẵn lòng

Sáng tạo

00:52:02 17/12/2024
Đối với những người nội trợ, hằng ngày đứng trong căn bếp phải lau tay 800 lần. Sẽ luôn có cảm giác thật lãng phí nếu chúng ta chỉ dùng khăn giấy để lau tay, ngay cả khi chúng không đắt tiền.
Bảo tàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, du khách phải biết lặn nếu không sẽ không xem được hiện vật

Bảo tàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, du khách phải biết lặn nếu không sẽ không xem được hiện vật

Lạ vui

00:50:42 17/12/2024
Trên trái đất chúng ta đang sống, hơn 70% diện tích thực tế được bao quanh bởi nước biển, trong những môi trường biển bí ẩn và khó lường này, có rất nhiều khu vực ẩn giấu mà con người chưa từng hiểu và khám phá.
Hoa hậu Đỗ Hà trả lời ẩn ý về chuyện lấy chồng

Hoa hậu Đỗ Hà trả lời ẩn ý về chuyện lấy chồng

Sao việt

23:02:18 16/12/2024
Trước câu hỏi bao giờ lấy chồng, người đẹp gen Z chỉ trả lời bằng bình luận biểu tượng cảm xúc đầy ẩn ý và không chia sẻ gì thêm.
Lấy lời khai tài xế ô tô hành hung người đàn ông trước Bệnh viện Từ Dũ

Lấy lời khai tài xế ô tô hành hung người đàn ông trước Bệnh viện Từ Dũ

Pháp luật

22:52:20 16/12/2024
Công an đã mời làm việc với tài xế ô tô hành hung người đàn ông đi xe máy trước Bệnh viện Từ Dũ, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM.
Miền Bắc tiếp tục rét đậm, có nơi dưới 7 độ C

Miền Bắc tiếp tục rét đậm, có nơi dưới 7 độ C

Tin nổi bật

22:48:51 16/12/2024
Nhiệt độ tại miền Bắc vẫn duy trì mức thấp dưới 20 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C. Cuối tuần này, miền Bắc đón thêm không khí lạnh kèm mưa nhỏ.
Ngỡ ngàng vì lạnh ở Việt Nam, khách Tây quàng chăn bông kín mít lúc 7 độ C

Ngỡ ngàng vì lạnh ở Việt Nam, khách Tây quàng chăn bông kín mít lúc 7 độ C

Netizen

22:45:01 16/12/2024
Trải qua hành trình di chuyển 100km khám phá Hà Giang, nam du khách người nước ngoài khoác chăn bông kín mít để ủ ấm cơ thể. Hình ảnh này nhận về chú ý trên mạng xã hội.
Căng: Vương Hạc Đệ ra nhạc "khịa" kẻ copy, ai dè bị mỉa mai khi so với Đinh Vũ Hề vì couple với Ngu Thư Hân

Căng: Vương Hạc Đệ ra nhạc "khịa" kẻ copy, ai dè bị mỉa mai khi so với Đinh Vũ Hề vì couple với Ngu Thư Hân

Sao châu á

22:38:28 16/12/2024
Vương Hạc Đệ gây sóng gió khi ra mắt bài hát với ngôn từ cà khịa kẻ bắt chước anh, từ đây Đinh Vũ Hề bỗng trở thành cái tên bị đem ra so sánh.
Tình cảnh ngặt nghèo của Ukraine khi cố thủ ở thành trì hậu cần Donetsk

Tình cảnh ngặt nghèo của Ukraine khi cố thủ ở thành trì hậu cần Donetsk

Thế giới

22:35:24 16/12/2024
Bị áp đảo về số lượng binh sĩ và hỏa lực, Ukraine phải vật lộn để ngăn chặn đà tiến của Nga gần Pokrovsk, trung tâm hậu cần quan trọng tại Donetsk.
HIEUTHUHAI đáp trả antifan, ẵm ngay 10 điểm duyên hết phần người khác

HIEUTHUHAI đáp trả antifan, ẵm ngay 10 điểm duyên hết phần người khác

Tv show

22:23:01 16/12/2024
Nhiều khán giả cho rằng đây là cách đáp trả khéo léo của HIEUTHUHAI trước những bình luận tiêu cực, rằng anh chỉ nổi nhờ gameshow thay vì tài năng âm nhạc.
NSND Tự Long vừa quẩy vừa chống nạnh lấy sức, nhiệt huyết ra sao mà netizen thương vô cùng

NSND Tự Long vừa quẩy vừa chống nạnh lấy sức, nhiệt huyết ra sao mà netizen thương vô cùng

Nhạc việt

22:16:05 16/12/2024
Tuy đã ở ngưỡng tuổi ngũ tuần, thể trạng khó có thể so bì được với các đàn em nhưng Tự Long vẫn cố gắng hết mình để hoàn thành trọn vẹn tiết mục.