Lên Đăk Lăk thưởng thức gà nướng Bản Đôn, món ngon phảng phất hương vị núi rừng
Đây là một trong những món ngon không thể bỏ qua của núi rừng Đăk Lăk, giản dị nhưng đậm chất Tây Nguyên.
Đăk Lăk – nơi có những cánh rừng cà phê bạt ngàn, có đặc sản bơ sáp ngon nức tiếng, có rượu cần khiến người ta mê say và còn có cả Bản Đôn với món gà nướng được liệt vào món đặc sản cần phải thử khi đến đây.
Ảnh: @jena_lovestocook
Ở đâu mà chẳng có gà nướng, nhưng vì sao gà nướng Bản Đôn lại đặc biệt đến vậy? Có lẽ do cách chăn nuôi của bà con trong bản đã tạo ra những con gà có chất lượng thịt tuyệt vời. Gà được thả vườn từ nhỏ, tự kiếm ăn nên thịt săn chắc, tỉ lệ mỡ/thịt vừa đủ nên khi nướng, thịt không bị khô như nhiều loại gà công nghiệp.
Người trong bản nuôi gà theo cách thả tự do nên thịt gà săn chắc và ngọt. (Ảnh minh họa)
Người Bản Đôn ướp thịt với muối, nước sả và mật ong rừng trong 30 phút. Gà bắt buộc phải được nướng trên bếp than, để hơi nóng tự nhiên từ từ làm chín từ trong ra ngoài, thịt chín đều mà không mất nước, lại có chút ám khói rất độc đáo.
Điều đặc biệt còn nằm ở lớp mật ong rừng giúp lớp da có màu đẹp mắt. Nướng xong, lớp da giòn, thịt mềm và thấm gia vị, mùi sả thơm nức mũi cùng với vị cay mặn của muối ớt mới hấp dẫn làm sao.
Thưởng thức một miếng gà, bạn sẽ cảm nhận hết hương vị cay, mặn, ngọt từ những nguyên liệu đậm chất núi rừng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thịt gà nướng ăn kèm với cơm lam và các loại rau rừng. (Ảnh minh họa)
Món này chấm cùng với muối ớt rừng xanh được làm chuẩn theo phong cách núi rừng Tây Nguyên, ăn kèm với cơm lam nóng hổi. Một buổi chiều se lạnh ở Đăk Lăk, có đồ ăn ngon thưởng thức, rồi nhâm nhi rượu cần cay nồng thì quả là niềm vui thú nhất trên đời.
Đặc sản những món ngon của núi rừng Tây Nguyên
Đến với Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của núi rừng nơi đây.
Gà nướng Bản Đôn
Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng
Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.
Để ăn gà nướng ở Bản Đôn "đúng bài", thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.
Lẩu lá rừng
Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Cà đắng đặc sản núi rừng Tây Nguyên
Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó.
Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ "nghe" được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.
Thịt nai Đăk - Lăk
Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được.
Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.
Bò một nắng nướng
Bò một nắng nướng vốn là đặc sản của thị trấn Củng Sơn, Phú Yên nhưng ngày nay trở nên phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó, bò được đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.
Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với Kiến vàng (hay còn gọi là kiến càng) sau khi được rang lên và giã nhuyễn với lá then len(tên gọi một loại lá rừng) Xé miếng thịt bò, chấm vào chén muối kiến vàng và thưởng thức cùng các loại rau, bạn sẽ cảm nhận được thịt bò mềm hòa cùng vị ngọt, chua của muối kiến.
Cơm Lam Tây Nguyên
Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người đàn ông Tây Nguyên khi xưa. Hiện nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản làm say lòng du khách.
Khi thưởng thức chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt khúc và bạn đã có món cơm lam dẻo, thơm hấp dẫn. Người Tây Nguyên thường dùng cơm lam với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng.
Nước suối trong vắt của núi rừng cùng với vị ngọt của ống nứa nơi đầu non đầu non đã tạo nên món cơm lam có hương vị đặc biệt, làm say lòng bất cứ ai nếu đã từng thưởng thức.
Phở khô Gia Lai
Người Gia Lai xem món phở khô như một món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn của mình. Hương vị của phở khô Gia Lai khác hẳn với các loại phở khác, nước dùng của món ăn này cũng rất khác với món phở bắc truyền thống.
Ngoài phở là nguyên liệu chính thì những miếng thịt heo và thịt bò, các loại rau sống, tương xay và sa tế cũng góp phần tạo nên vị phở thơm ngon, độc đáo mà không nơi nào có được.
Khi thưởng thức món phở khô độc đáo này, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò mềm, thịt heo, vị đậm đà của nước dùng hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau sống vô cùng hấp dẫn.
15 Đặc sản Tây Nguyên hấp dẫn nhất định phải nếm thử Không chỉ nổi tiếng với nương rẫy bạt ngàn hay thác nước trong veo mà những đặc sản Tây Nguyên lạ nhưng ngon này sẽ khiến bạn nhớ đến đây thường xuyên hơn đó! Hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản đi đến vùng đất này ngay để xem nơi đây có những món ngon đặc sản nào thu hút du khách nhé!. Các...