‘Lên đại học, giáo viên sẽ không quan tâm đến bạn’?
Một thủ khoa của Trường ĐH Tài chính Marketing đã phủ nhận ý nghĩ rằng ‘Lên đại học, giáo viên sẽ không quan tâm đến bạn’ sau một tháng trở thành tân sinh viên.
Trường Đại học (ĐH) Tài chính Marketing vừa tổ chức lễ khai giảng năm học 2022-2023 và chào đón hơn 4.600 tân sinh viên vừa trúng tuyển kỳ tuyển sinh ĐH. Đáng chú ý, trong đó có hơn 1.600 em nhập học chương trình chất lượng cao và chất lượng cao tiếng Anh toàn phần.
Thủ khoa đầu vào ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, sinh viên (SV) Hà Tố Trinh, khoa Marketing đã bày tỏ những cảm xúc đầu tiên khi trở thành tân SV.
Tố Trinh chia sẻ trước khi nhập học, có nhiều bạn nói với Trinh rằng “lên đại học, giáo viên sẽ không quan tâm đến bạn. Bạn muốn học cũng được, không học họ cũng không quan tâm”.
Thế nhưng, sau một tháng trở thành tân SV, Trinh nhận ra trong lớp, các thầy cô có thể sẽ không điểm danh, không trả bài như ở cấp ba (THPT) nhưng các thầy cô rất tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức sinh động, không hề khô khan, đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để SV hiểu bài dễ dàng hơn.
Trinh cũng rất cảm kích vì các thầy cô, đàn anh trong đoàn khoa đã tạo ra các group chát để trao đổi, giải đáp các thắc mắc cho tân SV khi mới bước chân vào một môi trường học tập mới.
Nhắn nhủ các bạn cùng trang lứa, Tố Trinh nói: “Hôm nay, chúng ta được ngồi đây với tên gọi là “tân sinh viên” đó là nhờ vào thực lực, sự cố gắng của chính bản thân chúng ta. Vì thế chúng ta có quyền tự hào về bản thân mình nhưng các bạn đừng ngủ quên trong chiến thắng, chúng ta còn chặng đường dài phía trước.
Video đang HOT
Vì thế ngay từ bây giờ hãy không ngừng học tập, trang bị thật tốt kiến thức, kỹ năng để làm hành trang vững chãi về sau. Quãng thời gian sinh viên là thời gian vàng, chúng ta không nên bỏ lỡ một giây phút nào”.
Em Hà Tố Trinh (bìa phải) cùng các bạn đạt thủ khoa được khen thưởng tại buổi lễ.
Tại lễ khai giảng, Trường ĐH Tài chính Marketing cũng đã khen thưởng 16 SV đạt thủ khoa và á khoa đồng thời trao học bổng tài năng cho 95 SV trong kỳ tuyển sinh ĐH hình thức chính quy năm 2022. Tổng giá trị khen thưởng toàn khóa hơn 1,1 tỉ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng nhà trường mong mỏi tân SV hãy phát huy năng lực, khám phá tiềm năng, nuôi dưỡng những tố chất tài năng, tạo nên sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động để thành công và hạnh phúc.
“Các em đang sống trong một thế giới ngày càng có nhiều biến động, chính vì vậy, ngay từ bây giờ, tôi mong muốn các em phải học cách chấp nhận, đối diện với hoàn cảnh, học cách thay đổi để hòa nhập, thích nghi và bắt đầu ngay từ những lúc ban đầu có thể. Hãy là những người độc lập trong tư duy, sáng tạo, sẵn sàng đón nhận những thách thức của cuộc sống, định hình nó cho những người khác và hãy là những người luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Cho dù trong bất kì hoàn cảnh nào, các em hãy luôn nỗ lực, mang trong mình những ước mơ, hoài bão, khao khát kiến tạo ra giá trị tốt đẹp nhất cho cuộc sống” – PGS Phạm Tiến Đạt nhấn mạnh.
Tuyển sinh đại học năm 2022: Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021 và điều này nhận được sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh.
Tạo thuận lợi nhất cho học sinh trong bối cảnh học tập gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là chủ trương của ngành Giáo dục, giúp các thí sinh bớt áp lực, đồng thời bảo đảm chất lượng tuyển sinh đầu vào cho các cơ sở đào tạo.
Một tiết học của học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Đỗ Tâm
Nhiều điều chỉnh có lợi
Năm 2021, cả nước có 1.021.117 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non. Kết quả, có gần 531.000 thí sinh trúng tuyển, đạt gần 93% so với chỉ tiêu. Đây cũng là năm có kết quả tuyển sinh cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công tác tuyển sinh còn gặp khó khăn, như thời gian tuyển sinh kéo dài; một số trường phải điều chỉnh phương án, chỉ tiêu tuyển sinh, chưa dự báo chính xác số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học, dẫn đến tình trạng tuyển vượt chỉ tiêu; khâu lọc ảo chưa đạt hiệu quả như mong muốn...
Để giải quyết những bất cập trong công tác tuyển sinh năm nay, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật. Điểm mới quan trọng nhất mà thí sinh cần lưu ý, thay vì đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non cùng với việc đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông như mọi năm, mùa thi này, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tất cả nguyện vọng của thí sinh đều được lọc ảo chung trên hệ thống. Với cách thức đó, các cơ sở đào tạo hạn chế được tối đa số lượng thí sinh ảo, tạo thuận lợi để học sinh lựa chọn ngành mình yêu thích và sẽ trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, trong bối cảnh dạy - học còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, chủ trương chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm nay có nhiều ý nghĩa với học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của học sinh lên cơ sở dữ liệu ngành và được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác tuyển sinh. Điều này không chỉ giảm vất vả cho nhà trường, học sinh trong việc in, chứng thực kết quả học tập, mà còn bảo đảm tính chính xác, khách quan và minh bạch.
Em Nguyễn Thu Trang, học sinh Trường Trung học phổ thông Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) chia sẻ: "Kế hoạch ôn luyện vào đại học năm nay của em không bị xáo trộn, bởi công tác tuyển sinh vẫn ổn định. Điều này giúp em yên tâm, tự tin khắc phục khó khăn do dịch bệnh để học tập tốt".
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bảo đảm tuyển sinh công bằng, chất lượng
Bên cạnh mục tiêu khắc phục những hạn chế của công tác tuyển sinh năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, các cơ sở đào tạo phát huy quyền tự chủ, bảo đảm tuyển sinh công bằng, chất lượng.
Nếu như năm 2021 có khoảng 20 phương thức xét tuyển được các trường sử dụng, trong đó phương thức xét tuyển chính vẫn là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thì năm nay, các trường vẫn có chung định hướng đa dạng phương thức, song giảm dần sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), năm nay, trường dự kiến giảm tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông còn khoảng 10-15%, tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường, trong đó có xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chủ trương này đã được thông báo từ tháng 1-2022, giúp thí sinh chủ động, có thời gian chuẩn bị...
Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội cơ bản duy trì ổn định các phương thức tuyển sinh như năm trước, trong đó có việc sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do đơn vị tổ chức. Từ nay đến tháng 7-2022, đơn vị dự kiến tổ chức khoảng 11 đợt thi đánh giá năng lực ở nhiều địa phương, vì vậy, thí sinh có nhiều cơ hội thử sức. Các em có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, trường.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung hoàn thiện để ban hành quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non trong tháng 5-2022. Việc xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo cũng đang được khẩn trương triển khai.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, các trường cần bảo đảm công bằng cho thí sinh tham gia xét tuyển ở các phương thức khác nhau. "Với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần có lộ trình, không gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của thí sinh. Việc lựa chọn, đưa thêm phương thức hoặc tổ hợp tuyển sinh mới cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh gây lúng túng cho các em", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Học tập không bao giờ có dấu chấm hết Mới đây, tôi có được tham dự một cuộc sinh hoạt của nhóm phụ huynh ở Hà Nội. Nhiều cha mẹ trong nhóm này bày tỏ nỗi lo lắng khi con học lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10. Học sinh phổ thông thi vào lớp 10. Ảnh minh họa Họ nói "cuộc chiến" vào lớp 10 của học sinh còn kinh...