Lei Jun lần đầu tiết lộ ngày IPO thảm hại của Xiaomi
Ngày IPO của Xiaomi năm 2018, giá cổ phiếu đột ngột giảm mạnh khiến CEO Lei Jun phải tránh mặt truyền thông, sau đó bị nhà đầu tư mắng nhiếc hơn một giờ đồng hồ.
Đầu năm 2018, sau nhiều đợt thảo luận, Xiaomi quyết định niêm yết tại Hong Kong. Thời điểm đó, thị trường đặc biệt lạc quan về cổ phiếu của công ty. Ngày 9/7/2018, Xiaomi IPO trên sàn chứng khoán Hong Kong. Chỉ vài chục người của Sở giao dịch có mặt và hơn 600 người theo dõi sự kiện qua Internet. “Hôm đó, tôi đặc biệt hào hứng và hy vọng giá cổ phiếu của Xiaomi sẽ tăng vọt sau khi thị trường mở cửa”, Lei Jun nhớ lại.
CEO Lei Jun trong buổi ra mắt loạt sản phẩm mới của Xiaomi hôm 8/10.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của công ty đột ngột giảm ngay thời khắc quan trọng. Điều này đồng nghĩa tất cả nhà đầu tư vào Xiaomi đều mất tiền trong đợt IPO. Lei Jun nói đó là điều đáng xấu hổ trong ngày đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng. Dàn lãnh đạo của Xiaomi cũng vô cùng khó chịu.
Video đang HOT
Sau buổi niêm yết, các phương tiện truyền thông đã vây kín cổng để chờ phỏng vấn. Lei Jun và các giám đốc điều hành khác của Xiaomi không muốn đối mặt với tình huống bẽ bàng này. Họ đã trốn trong một phòng chờ của Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong. “Tôi chỉ có thể cười ngượng nghịu khi có người hỏi chúng tôi đang làm gì trong này”, CEO Xiaomi kể.
Trong tiệc tối, Lei Jun lên tiếng: “Tôi xin lỗi mọi người, chúng tôi đã phá vỡ một ngày tốt đẹp. Nhưng chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ. Chúng tôi phải cố gắng để các nhà đầu tư được lời gấp đôi”. Bản thân Lei Jun hiểu ông không nên hứa hẹn điều gì về giá cổ phiếu, nhưng hôm đó ông thật sự chán nản nên không thể không nói ra những lời đó.
CEO Xiaomi kể lại, đêm đó ông đã uống rất nhiều và liên tục nói với các đồng nghiệp rằng: “Chúng ta phải làm việc thật chăm và không được để mất tiền của người khác”. Ngày hôm sau, Lei Jun, người không bao giờ mặc quần jean rách, đã mua một chiếc đặc biệt và bắt đầu thay đổi từ những chi tiết nhỏ nhất để vực dậy tình hình kinh doanh của công ty.
Giá cổ phiếu của Xiaomi sau đó tăng lên 24 HKD (70 nghìn đồng). Nhưng niềm vui của Lei Jun không kéo dài, thương chiến Mỹ – Trung leo thang khiến cổ phiếu của Xiaomi lại quay đầu đi xuống và “rơi thẳng đứng” trong hơn một năm. Ngày 2/9/2019, giá cổ phiếu của Xiaomi giảm còn 8,28 HKD (24 nghìn đồng), giảm 1/3 so với giá IPO. “Thời điểm đó tôi gần như sụp đổ”, CEO Xiaomi trải lòng.
Thời gian đó, Lei Jun không muốn đối mặt với các nhà đầu tư. Nhưng một người trong số họ nhất định đòi gặp ông. “Người này chỉ chào hỏi vài câu và bắt đầu trách móc rằng tại sao tôi khiến họ mất nhiều tiền như thế”, ông kể. Sau đó vị này tiếp tục giảng dạy cho Lei Jun những bài học liên quan đến chiến lược sản phẩm, quản lý trong hơn một giờ đồng hồ.
“Tôi như đứa trẻ cấp 1. Sau cuộc trò chuyện, áo sơ mi của tôi đã ướt đẫm”, CEO Xiaomi nói. Ông như tuyệt vọng và tự hỏi mình không biết bao nhiêu lần rằng tại sao ông và mọi người làm việc chăm chỉ như vậy mà không được thị trường ghi nhận. Lei Jun tiếp tục đặt câu hỏi: “Nếu là nhà đầu tư, ông có sẵn sàng mua cổ phiếu của Xiaomi không?”. Sau thời gian suy nghĩ, ông đề xuất ban giám đốc mua lại cổ phiếu Xiaomi. Khi đó giá trung bình một cổ phiếu là 9,35 HKD (27 nghìn đồng). Xiaomi đã chi ra 3,6 tỷ nhân dân tệ (12,6 nghìn tỷ đồng) để mua một lượng lớn cổ phiếu của công ty. Bây giờ nhìn lại, Lei Jun vẫn cho rằng đó là quyết định mạo hiểm mang tính sống còn. Bởi nếu chần chừ, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Sau đợt thu mua số lượng lớn, giá cổ phiếu của Xiaomi đã bắt đầu đi lên. Hai năm sau ngày IPO, ngày 10/7/2020 giá cổ phiếu của Xiaomi đã trở lại giá 17 HKD (50 nghìn đồng). Lei Jun thở phào nhẹ nhõm, nói đùa với đồng nghiệp rằng: “Từ giờ tôi có thể ngẩng cao đầu và làm một người đàn ông trở lại”. Những ngày sau đó, giá cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng. Ngày 4/1 vừa rồi, mỗi cổ phiếu của Xiaomi có giá 34 HKD (100 nghìn đồng).
Câu chuyện của Lei Jun về lần IPO thảm hại của Xiaomi trở thành chủ đề bàn tán khắp mạng xã hội Trung Quốc. Trên Weibo, các bài viết liên quan thu hút hàng trăm triệu lượt đọc và chục nghìn lượt bình luận. Một trong những nhân vật được mọi người chú ý nhất trong câu chuyện của Lei Jun là nhà đầu tư “dạy bảo” Lei Jun hơn một tiếng đồng hồ. Trong một cuộc thảo luận với bạn bè trên mạng xã hội, một người bạn của Lei Jun vô tình tiết lộ: “Người đó là Zhang Ying, phu nhân của Jack Ma”. Ảnh chụp bình luận này lan chóng lan rộng khắp các mạng xã hội.
Tỷ phú Jack Ma vốn đang kín tiếng trên mạng xã hội cũng phải lên tiếng phủ nhận và nói sẽ báo cáo sự việc ngay lập tức. Các tranh cãi gay gắt tiếp tục nổ ra về danh tính của nhà đầu tư, về lý do cổ phiếu Xiaomi giảm mạnh…
Lei Jun phải lên tiếng đính chính. Ông viết trên Weibo cá nhân: “Tôi và Zhang Ying là bạn bè. Người đầu tư giấu tên trong bài phát biểu của tôi không liên quan gì đến bà ấy. Mọi tin đồn trên mạng chỉ là tin đồn”.
Xiaomi thăng hạng 338 trong danh sách Fortune Global 500
Danh sách các tập đoàn hàng đầu thế giới Fortune Global 500 mới được công bố gần đây cho thấy bước nhảy vọt đáng tự hào của Xiaomi.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Xiaomi được lọt vào danh sách Fortune Global 500 và năm nay công ty đã đứng ở vị trí thứ 338, điều này thể hiện bước tiến đáng kể so với thứ hạng 422 vào năm ngoái. Không chỉ vậy, Xiaomi cũng tiết lộ rằng họ là công ty phát triển nhanh nhất trong Danh mục bán lẻ và Internet theo danh sách Fortune Global 500. Xiaomi cũng đã vượt qua Apple để trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới trong quý 2 vừa qua.Nhận xét về sự phát triển này, Lei Jun, Chủ tịch kiêm CEO của Xiaomi, cho biết: "Với những thành tựu đã đạt được trước đây, chúng tôi đang tập trung hơn vào tiềm năng tăng trưởng của công ty. Xiaomi vẫn là một công ty còn rất trẻ nhưng đầy tham vọng, đầy động lực. Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới những người hâm mộ Xiaomi trên toàn thế giới vì sự ủng hộ không ngừng của các bạn đã giúp Xiaomi có thể phát triển mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng. Tôi nghĩ rằng kết quả này chưa phải phải là giới hạn đối với Xiaomi và tôi tin tưởng rằng mọi người sẽ thấy một Xiaomi thậm chí còn mạnh hơn nữa trong tương lai. Chúng tôi sẽ đạt được những kỷ lục xuất sắc hơn nhiều trong danh sách Fortune Global 500 vào năm tới."
Báo cáo tổng doanh thu của Xiaomi năm vừa qua là 145,9 tỷ NDT. Công ty vẫn đang tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng về doanh thu cũng như lợi nhuận ròng, vượt kỳ vọng của thị trường.
Trong quý 1 năm 2021, Xiaomi có tổng doanh thu 76,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 12 tỷ USD), đánh dấu mức tăng trưởng 54,7% so với cùng kỳ năm trước. Các báo cáo của công ty cũng ghi nhận lợi nhuận ròng đã điều chỉnh là 6,1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 965 triệu USD) và chứng kiến lợi nhuận có mức tăng khổng lồ 163,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra trong quý 1 năm nay, Xiaomi cũng đã xuất xưởng được 49,4 triệu chiếc smartphone và lợi nhuận gộp cho mảng kinh doanh smartphone của công ty là khoảng 12,9%. Hiện Xiaomi đang tập trung vào các dòng thiết bị premium và high-end, đồng thời mở rộng độ phủ sóng trên thị trường quốc tế cũng như tăng cường tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.
'Canh bạc' bảy năm của Xiaomi Năm 2014, Lei Jun thành lập công ty nghiên cứu chip của riêng Xiaomi, đổ vào đây hàng chục tỷ nhân dân tệ, nhưng vẫn chưa được gặt hái thành quả. Cách đây 22 năm, Xu Guanhua, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc từng thẳng thắn nói: "Ngành công nghệ thông tin của Trung Quốc thiếu cái lõi và cái...