Lễ khai giảng tại ngôi trường 10 tỷ do NutiFood đầu tư
Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (Thủ Dầu Một, Bình Dương) bước vào năm học mới với cơ sở khang trang sau 8 tháng thi công.
Từ ngôi trường cấp 4 xuống cấp, trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm nay có 2 tầng với 8 phòng học, cơ sở vật chất đầy đủ, giúp các em có môi trường học tập tiện lợi, thoải mái.
Cô Võ Thị Cẩm Vân, hiệu trưởng trường Lê Thị Hồng Gấm bày tỏ niềm vui trong ngày khai giảng. Với sự tài trợ từ NutiFood, trường đã có thêm dãy phòng học mới: “Từ nay, các em sẽ yên tâm học tập. Thầy cô thì cũng tự tin hơn khi giảng dạy trong ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp”, cô nói.
Học sinh tại trường Lê Thị Hồng Gấm dự buổi khai giảng sáng ngày 5/9.
Chia sẻ niềm vui khi được học trong ngôi trường mới, bé Cao Thanh Trúc, lớp 2.2 chia sẻ: “Năm ngoái con học trường không có tầng lầu, lại cũ và hơi nóng. Con thích trường mới lắm vì trường đẹp, có lầu, bàn ghế đẹp, nhà vệ sinh mới sạch sẽ”.
Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm thuộc vùng xa nhất của Thủ Dầu Một, giáp ranh địa phận Bến Cát nên còn khá nghèo. Những năm trước, các em học trong cơ sở là nhà cấp 4 đã cũ kỹ nên khá nóng nực. Học sinh đa số là con em của công nhân và lao động nghèo.
Ngôi trường mới khang trang, có tầng lầu.
Khởi công vào cuối tháng 12/2018, sau hơn 8 tháng, công trình đã hoàn thiện đúng vào dịp năm học mới. Đại diện công ty NutiFood, bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, Phó chủ tịch hội đồng quản trị chia sẻ, Bình Dương là nơi NutiFood đặt nhà máy nên đơn vị đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng cho địa phương.
Bác sĩ Minh Nguyệt (trái) tại buổi lễ khai giảng trường Lê Thị Hồng Gấm sáng 5/9.
Video đang HOT
NutiFood đã đồng hành với Bình Dương trong những hoạt động như trao học bổng cho học sinh nghèo, tặng quà cho các gia đình khó khăn, tặng quà cho công nhân nghèo…
“Chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước là hoạt động mà chúng tôi rất quan tâm. Vì thế, NutiFood đã tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm. Niềm vui nhân lên khi công trình khánh thành đúng dịp khai giảng năm học mới, tôi hy vọng các em sẽ yên tâm học tập và đạt kết quả tốt nhất”, bác sĩ Minh Nguyệt nhấn mạnh.
Không chỉ tài trợ cho tỉnh Bình Dương xây trường tiểu học, NutiFood còn có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, chăm lo cho thế hệ tương lai. Tháng 7, tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ phát triển Đại học quốc gia TP HCM, NutiFood ký kết tài trợ 10 tỷ đồng để xây dựng và phát triển trường. Đơn vị cũng tài trợ học bổng cho nhiều hoàn cảnh khó khăn với mong muốn tiếp sức cho các em tới trường.
NutiFood ký thỏa thuận tài trợ 10 tỷ đồng cho Đại học quốc gia TP HCM vào tháng 7.
Để góp phần vào việc nâng cao và phát triển thể lực và tầm vóc của người Việt, doanh nghiệp tham gia đề án 641. Trong đó, nhằm đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng của thế hệ trẻ, NutiFood đầu tư xây dựng Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Đồng Nai, TP HCM với kinh phí hàng tỷ đồng.
Phần mềm đã đưa ra chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của từng em học sinh tới phụ huynh, hướng dẫn cha mẹ cho con ăn uống đúng, vận động đủ và ngủ sớm – 3 yếu tố quan trọng giúp phát triển chiều cao tối đa. Phần mềm cũng tổng hợp tình trạng dinh dưỡng của từng trường, quận huyện và toàn tỉnh.
Để hỗ trợ cho những tài năng trẻ, NutiFood tài trợ cho kỳ thủ nhí Lê Thị Cẩm Hiền trong thời gian 9 năm, đầu tư cho học viện bóng đá NutiFood-JMG.
Thảo Trang
Theo VNE
Đủ kiểu ứng xử với... khai giảng
Phía sau hình ảnh cờ hoa ngày khai giảng, có nhiều nỗi lòng tâm tư và nhiều cách ứng xử với lễ khai giảng của những người trong cuộc.
Có lẽ không một khái niệm nào có thể giải thích đúng từ khai giảng trong điều kiện thực tế hiện nay. Theo từ điển, "khai giảng" là một động từ nói về sự bắt đầu, mở đầu một năm học, khóa học. Nhưng nhiều năm qua, khái niệm này đã không sát với thực tế vì trước đó vài tuần, học trò đã trở lại trường trong ngày tựu trường.
Cô trò Trường tiểu học Đông Hòa B, Dĩ An, Bình Dương trong lễ khai giảng
Từ điều này đến việc khai giảng ở nhiều nơi còn tổ chức mang tính hình thức, phô trương, không thực sự lấy thầy trò làm trung tâm... dẫn đến nhiều cách ứng xử khác nhau của người trong cuộc đối với lễ khai giảng.
Anh Nguyễn Ngọc Tú ở Hà Nội chia sẻ, nhiều năm nay con anh không đến trường dự khai giảng. Hai năm đầu đi học, khai giảng về cháu nói nắng, mệt, không thích thú, không hào hứng.. và vợ chồng anh chị tôn trọng điều này.
Nhiều năm anh thấy rõ, trước ngày lễ, các cháu phải tập duyệt cho khai giảng đến chai mòn cảm xúc, chỉ còn là thực hiện hiệu lệnh, đứng ngồi cho đẹp đội hình. Cũng không có sự hào hứng được gặp lại bạn bè thầy cô, ngồi để nghe người lớn phát biểu, báo cáo thành tích, khen thưởng...
(Ảnh minh họa)
Anh Tú suy nghĩ, con đến lễ khai giảng là vô nghĩa. Không muốn miễn cưỡng trong cảm xúc, mong muốn của con, không nhất thiết con phải trường hôm đó nên anh đồng ý, con mình không đến trường dự khai giảng.
Cùng đánh giá khai giảng còn nặng hình thức, vì người lớn nhiều hơn vì con trẻ nhưng chị Thanh Phương, có con học tại một trường tiểu học ở Hà Nội lại ứng xử khác.
Trong những tuần đầu đến trường, gần như ngày nào trường con chị cũng phải tập duyệt khai giảng. Con chị phản ứng, khóc nói sao ngày nào cũng khai giảng. Sau nhiều ngày quá đuối vì nắng, nóng, mệt, không vui..., cháu không chịu ra khỏi lớp để tập duyệt khai giảng.
Khi đưa con đi học, chị ở lại trường một lúc, mẹ và cô giáo vừa dọa vừa lôi thằng bé ra tập cho bằng được. Chị quan điểm, con nên làm quen với việc các bạn tập thì đương nhiên con mình cũng nên thực hiện, không có ngoại lệ dù thích hay không.
Lôi con được ra khỏi lớp, đứng vào đội hình, người mẹ quay về mà lòng nặng trĩu, không hiểu sao ngày khai giảng của con lại thành nỗi khổ tâm của mẹ và con, và chắc là cả cô giáo nữa. Nhiều giáo viên cũng "bở hơi tai" cho lễ khai giảng.
Ở không ít nơi, khuôn viên trường quá nhỏ, sĩ số học sinh đông nên học sinh dự khai giảng cũng phải... chọn. Thường các trường ưu tiên học sinh đầu cấp và cuối cấp dự khai giảng, nếu còn chỗ thì mỗi lớp khác sẽ chọn ra những em tiêu biểu.
Cạnh những tiếng thở dài, than nắng, than mệt của học sinh phải đi dự khai giảng thì cũng không ít phụ huynh, học trò tiếc nuối, buồn lòng vì không được dự khai giảng.
Có lãnh đạo một trường học kể, họ phải nhắc nhở giáo viên không bao giờ được ra đề Văn tả lại buổi khai giảng hay tổng kết năm học. Vì nhiều học sinh, gần như không biết khai giảng là gì khi trường không đủ chỗ.
Bà Phạm Thị Chinh, hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Hòa B, Dĩ An, Bình Dương cho biết, sân trường mình rất hẹp, học sinh lại đông. Tuy nhiên, xác định khai giảng là ngày của các em, có chật chội thế nào thì trường vẫn cố gắng sắp xếp để tất cả học sinh đến dự. Sân trường chật, phải bố trí nhiều lớp ngồi ở hành lang, học sinh đón khai giảng... qua tấm chắn hành lang nhưng dù sao, vẫn là niềm vui trong ngày của các con.
Học trò dự khai giảng với nhiều cảm nhận
Khai giảng giờ là một bức tranh đa dạng với vô vàn cách ứng xử. Nhiều người vẫn tìm thấy những niềm vui để góp nhặt, với nhiều người là sự mệt mỏi hay dù không yêu, không thích thì vẫn đành.
Hôm qua, sau lễ khai giảng, có người mẹ hỏi con cảm nhận thế nào. Đứa con trả lời, con nóng đến độ sắp thành vịt nướng luôn rồi. Có đứa trẻ khác lại nói, thầy hiệu trưởng đọc dài quá, con ngồi dưới buồn ngủ. Và cũng có những đứa trẻ khoe, tụi con được vui chơi, cười té ghế luôn.
Cảm xúc, ấn tượng thiêng liêng dành cho việc học, cho khát khao tiếp nhận tri thức trong khởi đầu mới bị mai một đi không hề ít. Nhưng đọng lại niềm vui trong học trò hay không trong dịp khai giảng phụ thuộc rất nhiều vào tấm lòng của người quản lý.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Gần 15.000 học sinh hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng cùng đón năm học mới 2019-2020 "Trong năm học mới này, hãy nhắm đến niềm vui và hạnh phúc đích thực, là kết quả mà các con sẽ nhận được khi kết thúc năm học. 'Niềm vui đích thực' hay 'hạnh phúc đích thực' phải trở thành mục tiêu trong việc học của các con" - bà Hoàng Nguyễn Thu Thảo, Tổng Giám đốc Tập đoàn giáo dục Nguyễn...