Lễ hội ‘kéo chày’ của người Pà Thẻn ở Hà Giang
Hằng năm, vào ngày 16 tháng 10 âm lịch, đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang tổ chức lễ hội kéo chày.
Lễ hội này đi kèm với lễ hội nhảy lửa.
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, là nơi sinh sống của 22 đồng bào dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa đa dang. Những ngày trung tuần tháng 10 âm lịch, du khách đến nơi đây sẽ được thưởng thức lễ hội “kéo chày” của đồng bào dân tộc Pà Thẻn.
Người Pà Thẻn còn gọi là người Pạ Hưng là một trong số 54 dân tộc sinh sông tại Việt Nam. Tính đến tháng 4 năm 2019, dân số người Pà Thẻn là 8.248 người, chủ yếu sống tập trung sống tập trung tại một số xã như Xã Tân Bắc; xã Tân Trịnh; xã Yên Thành; xã Yên Bình; xã Tân Nam; xã Xuân Minh thuộc huyện Quang Bình và xã Tân Lập; xã Hữu Sản thuộc huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
Trước đây, người chủ yếu sống bằng nương rẫy. Cây trồng gồm lúa, ngô và các loại rau, đậu, khoai sọ, khoai môn. Do sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, những lúc mất mùa, giáp hạt, người Pà Thẻn vẫn phải lên rừng đào củ mài, củ nâu… Vì thế hái lượm còn đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế của người Pà Thẻn.
Sau những ngày thu hoạch xong vụ lúa mùa, bà con dân tộc Pà Thẻn chọn ngày tốt, thường là ngày 16/10 Âm lịch hàng năm là ngày tổ chức lễ hội “kéo chày”.
Lễ hội sẽ có một người thầy chủ trì đóng vai trò rất quan trọng. Người chủ trì buổi lễ phải là người khỏe mạnh, giỏi võ và am hiểu về thần chú. Trước khi buổi lễ bắt đầu, người thầy sẽ cầm một chiếc chày gỗ dài từ 2.5 – 3m xoay đi xoay lại và niệm thần chú. Cùng lúc đó, hai thanh niên trai tráng người Pà Thẻn sẽ ôm chặt chiếc chày ở tư thế đối ngược nhau. Như có một phép thuật, chiếc chay gỗ xoay tròn rồi từ từ nâng lên khỏi mặt đất, dù cho hai thanh niên ghì chặt cũng không thể nào giữ nổi chiếc chày. Sau đó, hàng chục thanh niên trai tráng trong bản cùng nhau kéo chày xuống nhưng cũng không kéo nổi, chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày thì chiếc chày mới chạm đất, khi đó lễ kéo chày kết thúc.
Video đang HOT
Các thanh niên người Pà Thẻn tham gia kéo chày
Điểm đặc biệt ở lễ hội “kéo chày” là những chàng trai Pà Thẻn tham gia luôn nhận được sự tin yêu, thán phục và ngưỡng mộ của du khách và các cô gái Pà Thẻn. Trong lễ hội, các chàng trai Pà Thẻn ai cũng diện áo mới, mặc quần chân què, trang trí thêm hai chiếc khăn vắt chéo qua ngực và dùng thắt lưng màu trắng. Các cô gái Pà Thẻn nổi bật hơn trong bộ trang phục màu đỏ tươi, một bộ nữ phục của các cô gái gồm khăn, áo, thắt lưng, váy và tạp dề. Màu chủ đạo trên trang phục của các cô gái Pà Thẻn là màu đỏ, nhưng có phối màu với các màu sáng khác như màu trắng bằng cách ghép vải hoặc dệt thành đường kẻ sọc.
Với người Pà Thẻn, lễ hội “kéo chày” là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn sau một ngày mùa bội thu. Chiếc chày là vật dụng quen thuộc và tiêu biểu trong đời sống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Đầu trên của chiếc chày tương ứng với cực dương (nghĩa là thiên), đầu dưới ứng với cực âm (là địa). Hai người chơi lúc đầu ôm chày trong tư thế đối diện nhau biểu hiện cho hai thái cực khác nhau. Người Pà Thẻn gọi đó là hai con trâu húc nhau mãi không rời. Như vậy, trên – dưới và các bên được cân bằng. Khi âm – dương được cân bằng, sẽ tạo ra một sức mạnh cân bằng cho chiếc chày. Qua đó nói lên điều mong ước của người dân tộc Pà Thẻn là cầu mong các thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm, cho mọi sự vật được hài hòa, cân đối vì khi âm – dương hài hòa thì cuộc sống mới có đầy sức mạnh và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII tỉnh Hà Giang: Điểm hẹn tháng 11
Hoa tam giác mạch được trồng ở nhiều nơi, song đến nay, duy nhất có tỉnh Hà Giang xem tam giác mạch là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo.
Hoa Tam giác mạch được trồng tại nhiều địa phương của tỉnh Hà Giang, nhiều là ở huyện Mèo Vạc và Yên Minh. Mấy năm gần đây, hoa tam giác mạch được coi là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cuối tháng 10, đầu tháng 11, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc hoa tam giác mạch ở tỉnh Hà Giang vào độ đẹp nhất. Đây cũng là thời điểm, lượng du khách tìm đổ về tỉnh Hà Giang tăng mạnh.
Tiếp nối thành công của những mùa hoa tam giác mạch trước đó, năm nay, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII với chủ đề "Sức sống cao nguyên đá" dự kiến được khai mạc tại huyện Đồng Văn vào ngày 26/11. Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, hứa hẹn mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị khi đến với Hà Giang.
Tháng 11, hoa tam giác mạch ở Hà Giang đang vào thời điểm đẹp rực rỡ (ảnh internet)
Để chuẩn bị cho Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo trồng gần 400 ha hoa tam giác mạch trước đó, để thời điểm hoa nở rộ nhất sẽ vào đúng dịp lễ.
Đến nay, Đồng Văn đang là địa điểm trồng nhiều hoa tam giác mạch nhất với 250 ha, tập trung dọc theo Quốc lộ 4C và cung đường xã Phố Là, Phố Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Thài Phìn Tủng, Lũng Táo, Má Lé, Lũng Cú.
Tại huyện Quản Bạ, địa điểm tập trung nhiều hoa tam giác mạch là Điểm dừng chân Cổng trời, điểm du lịch Thạch Sơn Thần và các điểm có diện tích đất dọc quốc lộ 4C.
Hạt tam giác mạch là sản phẩm nông nghiệp có từ lâu đời của đồng bào dân tộc ở tỉnh Hà Giang
Tại huyện Mèo Vạc, tam giác mạch được trồng nhiều tại thôn Há Chí Đùa, xã Tả Lủng; khu vực Tượng đài Thanh niên xung phong, khu vực Trái tim đá, xã Pải Lủng; khu vực xuống Bến thuyền thủy điện Nho Quế 1 thuộc thôn Hấu Chua, xã Giàng Chu Phìn; thôn Sảng Pả A và tổ 2 thị trấn Mèo Vạc; thôn Pả Vi Thượng, Pả Vi Hạ và khu vực xuống Bến thuyền thủy điện Nho Quế 1, xã Pả Vi...
Huyện Yên Minh có các điểm trồng nhiều hoa là xã Na Khê, Lao Và Chải, Du Già, thị trấn Yên Minh.
Bánh tam giác mạch là món ăn du khách nên thưởng thức khi đến với Hà Giang
Ngoài chiêm ngưỡng, chụp hình với những ruộng hoa tam giác mạch rực rỡ, du khách đến với Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII được trải nghiệm không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, hàng hóa nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Hà Giang (từ ngày 25-28/11); giải đua ôtô, motor mạo hiểm "Tinh thần đá" (từ ngày 19-20/11); giải đua thuyền Kayak, Sup ván đứng (ngày 22/10)...
Từ hình ảnh hoa tam giác mạch nhỏ bé, ngành Du lịch Hà Giang đang có thêm những bước đi mạnh mẽ để đa dạng các sản phẩm du lịch mang đặc trưng địa phương; từng bước xây dựng ấn tượng về Hà Giang an toàn, thân thiện, mến khách; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc.
Đua thuyền, súp ván đứng tại Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang Vào ngày 26.11, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII năm 2022 sẽ khai mạc tại sân vận động trung tâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Chủ đề của Lễ hội năm nay mang tên "Sức sống Cao nguyên đá". Chương trình nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc, hình ảnh đẹp về đất và người vùng cao nguyên...