Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nhật: Trao học bổng trị giá 12 tỷ đồng cho sinh viên và tạo cơ hội việc làm tại Nhật Bản
Sáng ngày 21/3, tại Trường đại học Đông Á đã diễn ra Chương trình Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật và Ngày hội việc làm Nhật Bản 2019.
Chương trình năm nay quy tụ gần 20 gian hàng tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản mang đến hàng trăm vị trí thực tập nghề nghiệp và làm việc tại Nhật dành cho sinh viên ĐH Đông Á các ngành; các tham luận về nhu cầu nhân lực thị trường Nhật Bản – cơ hội cho sinh viên Việt Nam; các ký kết hợp tác tuyển dụng sinh viên ĐH Đông Á thực tập và làm việc tại Nhật và doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam với các đối tác Nhật;…
Tại hội thảo lần này đã trao quỹ học bổng 12 tỷ đồng dành cho sinh viên điều dưỡng ĐH Đông Á
Theo Ths. Lương Minh Sâm – Phó Hiệu trưởng Đại học Đông Á: “Đây là chương trình Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật và Ngày hội việc làm Nhật Bản lần thứ 2 được tổ chức tại Đại học Đông Á, không chỉ nối kết mạnh mẽ với các đối tác để mang đến vị trí việc làm nhiều hơn cho sinh viên tại thị trường Nhật mà còn mở ra chương mới về đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn làm việc tại thị trường Nhật và các thị trường phát triển khác”.
Cũng tại chương trình, Tập đoàn Suganuma, Eiseikai, Aijinkai và M&K (Nhật) đã dành quỹ học bổng 1.200 suất với tổng trị giá lên đến 12 tỷ đồng cho sinh viên điều dưỡng ĐH Đông Á nhằm hỗ trợ sinh viên có thành tích ưu tú được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp điều dưỡng và trau dồi Nhật ngữ tại hệ thống cơ sở y tế phát triển ở Nhật. Theo đó, trong 3 năm từ 2019 – 2021, mỗi năm sẽ có 200 suất học bổng đào tạo kỹ năng mềm và chuyên môn điều dưỡng (mỗi suất trị giá 14 triệu đồng) và 200 suất học bổng đào tạo tiếng Nhật (mỗi suất trị giá 6 triệu đồng) dành cho sinh viên điều dưỡng ĐH Đông Á tham gia chương trình internship (thực tập hưởng lương) và làm việc tại hệ thống bệnh viện Eiseikai và Aijinkai ở Nhật.
Chương trình năm nay quy tụ gần 20 gian hàng tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản
Trong dịp này, 198 sinh viên năm 3 các ngành Điều dưỡng, Du lịch, Sư phạm, Quản trị kinh doanh, Điện – Điện tử, Công nghệ thông tin và Xây dựng của Đại học Đông Á cũng tham gia phỏng vấn trực tiếp và được tiếp nhận làm việc ở giai đoạn đầu là internship 1 năm tại nhiều đơn vị tại Nhật Bản như Nhật bởi Hiệp hội Phúc lợi xã hội TP. Yokohama, Tập đoàn y tế Kameda, Đại học quốc tế Kibi, Công ty Sewing Box…
Với TP. Yokohama, đây sẽ là nhóm SV thứ 4 sang Nhật làm việc trong năm 2019 theo hợp tác toàn diện giữa ĐH Đông Á và TP. Yokohama được ký kết vào tháng 8/2018. Hiệp hội PLXH Yokohama cũng chính là đơn vị được TP. Yokohama, Nhật ủy thác triển khai hợp tác toàn diện đưa sinh viên điều dưỡng Đại học Đông Á sang thực tập nghề nghiệp và làm việc tại hệ thống 99 cơ sở điều dưỡng của thành phố.
Video đang HOT
Ký kết tuyển dụng sinh viên thực tập hưởng lương và làm việc tại Nhật với các đối tác Nhật
Trong khuôn khổ Ngày hội việc làm Nhật Bản 2019 còn diễn ra Hội thảo hợp tác đào tạo nhân lực Nhật – Việt với các tham luận đến từ các chuyên gia Nhật Bản về nhu cầu nhân lực tại Nhật Bản, chương trình internship ngành du lịch, đào tạo nhân lực điều dưỡng chuẩn Nhật.
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật tại Đại học Đông Á diễn ra vào chiều tối cùng ngày sẽ được tái hiện sinh động, quy tụ các tiết mục trình diễn ấn tượng đến từ các nghệ sĩ Nhật Bản: Trình diễn nghệ thuật cắm hoa Ikebana, gấp giấy Origami, thư pháp đại tự, vẽ tranh, trưng bày tranh, món ăn Nhật Bản, cosplay (hóa trang nhân vật), liên hoan văn hóa ẩm thực Việt – Nhật, Trà đạo Nhật Bản,…
Được biết, nằm trong chuỗi hoạt động hợp tác với Nhật Bản tháng 3/2019, Trường ĐH Đông Á còn tổ chức giao lưu khoa học về nông nghiệp công nghệ cao với sinh viên Đại học Saga, Nhật, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về sa sút trí tuệ và chăm sóc sa sút trí tuệ vào ngày 22/3 và Hội thảo quốc tế về phát triển xã hội chuyển đổi số tại Đà Nẵng vào ngày 26/3 với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia ở các lĩnh vực tại Nhật Bản và Việt Nam.
Thành Long
Theo congthuong
Tư vấn tuyển sinh 2019: Ngành Công nghệ Nông nghiệp làm việc như thế nào?
Em được biết, ngành Công nghệ Nông nghiệp đào tạo ở trường ĐH Công nghệ - ĐH QGHN học tới 4,5 năm. Vậy chương trình học như thế nào? Công việc như thế nào? Có nhiều cơ hội việc làm không? (thuphuong@gmail.com)
Trường ĐH Công nghệ - ĐH QGHN trả lời:
Ngành Công nghệ Nông nghiệp đào tạo kỹ sư công nghệ có kiến thức liên ngành về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điều khiển tự động, công nghệ sinh học và công nghệ nano để ứng dụng các công nghệ tiên tiến này vào nông nghiệp; góp phần tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Sinh viên được đào tạo theo nguyên tắc "học bằng làm", được thực hành tại các phòng thí nghiệm công nghệ tiên tiến và Trung tâm thực nghiệm Nông nghiệp thông minh.
Kỹ sư Công nghệ Nông nghiệp ( với hai chuyên ngành Nông nghiệp Kỹ thuật số và Công nghệ sinh học Nông nghiệp) có năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo và nghiên cứu liên quan đến công nghệ và nông nghiệp công nghệ cao; có nhiều cơ hội học bậc sau đại học và NCKH ở trong và ngoài nước. Thời gian học 4,5 năm.
Vị trí việc làm sau khi ra trường:
Kỹ sư công nghệ nông nghiệp kỹ thuật số tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao: chuyên thiết kế, chế tạo, lập trình, lắp đặt, vận hành hệ thống và thiết bị nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng kỹ thuật điều khiển, công nghệ thông tin và truyền thông.
Kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp: sử dụng các công nghệ cao để nhân giống, trồng cây trong vườn ươm, chuyển giao công nghệ, tạo các chế phẩm sinh học nông nghiệp công nghệ mới, bảo quản chế biến nông sản, kiểm định chất lượng nông sản.
Cán bộ quản lý dự án nông nghiệp công nghệ cao , cán bộ quản lý và tư vấn chính sách về nông nghiệp công nghệ cao ở các sở/ bộ Khoa học Công nghệ và sở/bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nghiên cứu viên và giảng viên về lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp trong các cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp.
Các vị trí khác liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điều khiển tự động và Công nghệ sinh học
Một số đặc trưng nền nông nghiệp thông minh (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kỹ thuật số, nông nghiệp 4.0) như sau:
Số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh từ trang trại, vận chuyển, chế biến, marketing và tiêu dùng thông qua hệ thống IoT; Sử dụng kết hợp các công nghệ điều hành, điều khiển, công nghệ vật liệu và công nghệ sinh học trong tổ chức trang trại; Tự động hóa và thông minh hóa các hệ thống điều hành hoạt động trong chuỗi giá trị thực phẩm nông sản từ nông trại đến bàn ăn để đảm bảo cho chuỗi thực phẩm nông sản diễn ra liên tục hiệu quả và bền vững.
C ông việc cụ thể:
Trong trồng trọt: - Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhà lưới, lập trình điều khiển tự động các hệ thống tưới nước và cung cấp phân bón cho cây trong nhà lưới bằng smartphone tùy theo nhiệt độ, độ ẩm môi trường và nhu cầu của cây trồng, thiết kế chế tạo cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng; Chế tạo phân bón thông minh, bảo vệ thực vật; Nhân giống các cây trồng cho các loại đối tượng có giá trị kinh tế cao như: rau, hoa, cây giống, nấm ăn và nấm dược liệu.
Trong chăn nuôi và thủy sản: Gắn thiết bị cảm biến lên từng vật nuôi để theo dõi, thu thập và xử lý dữ liệu để đưa ra khuyến cáo; xử lý chuồng trại, môi trường bằng công nghệ cao.
Trong khuyến nông: Số hóa các thông tin về giá, đặc điểm các loại nông sản, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, các thông tin về dịch hại, quản lý thông tin qua IoTs và cung cấp cho nông dân thông tin qua di động để giảm thiểu vấn đề được mùa mất giá; Trong khâu marketing và tiêu thụ: marketing trực tuyến, truy xuất nguồn gốc trực tuyến
Trong chăn nuôi và thủy sản: gắn thiết bị cảm biến lên từng vật nuôi để theo dõi, thu thập và xử lý dữ liệu để đưa ra khuyến cáo; xử lý chuồng trại, môi trường bằng công nghệ cao.
Trong quản lý nông nghiệp: làm các phần mềm quản lý kết hợp quản trị, công nghệ quản lý chuỗi thực phẩm nông sản thông minh, ứng dụng phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây giúp giám sát, quản lý nông nghiệp chính xác và hiệu quả hơn
Trong quản lý môi trường nông nghiệp: ứng dụng công nghệ viễn thám để theo dõi môi trường, cảnh báo sớm thiên tai, giảm rủi ro cho sản xuất nông nghiệp.
Nhật Hồng (ghi)
Theo Dân trí
Những du học sinh Việt tài năng, giành học bổng tiến sĩ "khó nhằn" năm 2018 Ngô Văn Hoàn, Nguyễn Linh Chi, Đinh Lê Công là những gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng du học sinh Việt. Không chỉ năng động, say mê nghiên cứu, họ liên tục khẳng định mình trên con đường học tập và xuất sắc giành những học bổng tiến sĩ danh giá để theo đuổi đam mê của mình trong năm qua. Tiến...