Lấy ý kiến về vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (CSGDMN).
Ảnh minh họa
Số lượng vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
Theo Dự thảo, việc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các CSGDMN thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 và đảm bảo các nguyên tắc như: Đủ định mức số lượng người làm việc theo quy định để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành; những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí kiêm nhiệm.
Dự thảo cũng lấy ý kiến đối với đề xuất vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý. gồm: Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, gồm: Giáo viên mầm non (hạng III, hạng II, hạng I); viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ; vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong CSGDMN (thuộc danh mục do Bộ Nội vụ ban hành) như: kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ, tư vấn tâm lý trẻ, bảo vệ, tạp vụ, nấu ăn.
Đáng chú ý, định mức số lượng người làm việc đối với nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý được đề xuất như sau:
Mỗi cơ sở giáo dục mầm non có 01 chủ tịch hội đồng trưởng do cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non hoặc giáo viên mầm non kiêm nhiệm; mỗi cơ sở giáo dục mầm non có 01 hiệu trưởng. Còn số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong khi đó, đối với vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành được đề xuất như sau:
Đối với nhóm trẻ: 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi, 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi được bố trí 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: 25 trẻ em/lớp từ 3- 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4-5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 – 6 tuổi được bố trí 2,2 giáo viên/lớp; những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Video đang HOT
Cũng theo Dự thảo, các CSGDMN căn cứ điều kiện, tình hình thực tế để hợp đồng lao động viên chức làm nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật. CSGDMN cũng sẽ được bố tri 02 người để thực hiện nhiệm vụ của các vị trí kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ.
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
Theo Dự thảo, căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các CSGDMN là tỷ lệ của số lượng viên chức theo từng chức danh nghề nghiệp ứng với vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; căn cứ để xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bao gồm: danh mục vị trí việc làm, mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Để xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở CSGDMN phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm, phạm vi, quy mô, mức độ phức tạp của công việc, số lượng vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp tương ứng để xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp. CSGDMN xác định tỷ lệ viên chức theo hạng trong từng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm cơ cấu hợp lý, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quy mô tổ chức, mức độ phức tạp công việc của vị trí việc làm.
Trong đó, số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (giáo viên mầm non) và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị (không bao gồm lãnh đạo, quản lý).
Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời?
Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh.
Ảnh minh họa/INT
Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, cách tính điểm Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2 ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương đã lỗi thời. Không có lý gì điểm thi vào lớp 10 vẫn làm theo cách cũ từ hơn 10 năm nay.
Cô Nguyễn Ly Nga - giáo viên Trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội): Tất cả môn học đều bình đẳng
Cô Nguyễn Ly Nga
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập, nhiều địa phương áp dụng công thức nhân hệ số 2 đối với môn Toán và Văn, môn còn lại tính theo hệ số 1. Tôi cho rằng, cách tính này không còn phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục, nhất là hiện nay toàn ngành đang triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh. Vì thế, cách tính điểm như trên vô hình trung sẽ không công bằng, bất hợp lý và ít nhiều sẽ gây tâm lý học lệch cho học sinh.
Qua theo dõi cho thấy, nhiều địa phương đã công bố 3 môn thi gồm: Toán, Văn, Tiếng Anh để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2022. Tôi hoan nghênh các địa phương đã quyết định chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 của kỳ thi tuyển sinh này. Việc lựa chọn Tiếng Anh là hợp lý, bởi môn học này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và là một trong những "chìa khóa" để các em trở thành công dân toàn cầu.
Hiện nay, cách đánh giá, xếp loại học sinh đã đổi mới - không nhân hệ số 2 với môn Toán và Ngữ văn. Đồng thời, khi đánh giá xếp loại học lực, điểm môn Tiếng Anh cũng được coi là một tiêu chí tương đương môn Toán, Văn. Ví dụ: Để đạt học lực giỏi, ngoài 2 tiêu chí: Trung bình các môn trên 8,0 và không có môn nào dưới 6,5 thì cần thêm tiêu chí: Toán hoặc Văn hoặc Tiếng Anh phải từ 8,0 trở lên.
Điều đó cho thấy, các môn đều bình đẳng nhau. Vì vậy không có lý gì mà kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các địa phương lại áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn; còn môn thứ 3 (có thể là Ngoại ngữ, hoặc bất kỳ môn học nào khác) lại là hệ số 1. Đã đến lúc các địa phương cần thay đổi cách tính điểm của kỳ thi này bằng cách: Tất cả môn thi/bài thi đều tính theo hệ số 1, nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các bộ môn, tránh việc học lệch của học sinh.
TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT): Dễ làm gia tăng tình trạng học thêm , dạy thêm
TS Hoàng Ngọc Vinh
Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương bằng cách: Toán, Văn nhân hệ số 2 rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh học lệch. Các địa phương phải chứng minh một cách khoa học, tại sao lại áp cách tính điểm như vậy và tại sao phải nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn. Việc áp dụng cách tính điểm này có thể dẫn đến nhiều hệ quả như: Một bộ phận thầy, cô giáo thuộc bộ môn Toán, Văn sẽ được coi trọng, còn những bộ môn khác ít được chú trọng hơn. Điều này dẫn đến xuất hiện tư tưởng môn chính, môn phụ, học sinh sẽ không chú trọng học tập bộ môn được tính là hệ số 1.
Vẫn biết, việc tổ chức thi môn nào là do các địa phương quyết định, nhưng cũng nên cân nhắc thật kỹ để tránh đưa ra những quyết sách thiếu căn cứ khoa học. Tại sao lại phải nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn? Vì sao không để cùng hệ số 1?... Suy cho cùng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, dù điểm thấp hay cao cũng sẽ lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
TS Đỗ Viết Tuân - Nhà sáng lập Công ty Edufly JSC, Quản lý nhãn sách Sigma books: Không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào
TS Đỗ Viết Tuân
Tôi ủng hộ cách tính hệ số 1 với tất cả môn thi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10; sau đó, tính tổng điểm rồi xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Nếu tính điểm hệ số 1 tất cả môn thi sẽ cho thấy tính chân thực của kỳ thi và biết được chất lượng dạy học của các trường THCS như thế nào; từ đó giúp nhà trường nhìn nhận vào thực tiễn để có thêm biện pháp tháo gỡ, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh học tốt hơn.
Tôi vẫn quan ngại, nếu nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn, rất có thể gây cảm giác ngộ nhận cho thí sinh là đạt điểm cao. Còn nếu phải tính hệ số 2 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ nên áp dụng đối với các môn chuyên ở trường THPT chuyên, còn những trường không chuyên không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào.
Đào Nguyễn Minh Châu - lớp 9G5, Trường THCS Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội): Chúng em cần công bằng và bình đẳng với nhau
Đào Nguyễn Minh Châu
Em mong muốn kỳ thi vào lớp 10 tới đây và những năm tiếp theo sẽ không tính hệ số 2 với bất kỳ môn học nào. Theo em, môn học nào cũng quan trọng nên cần có sự bình đẳng để không thí sinh nào bị thiệt thòi hay được hưởng lợi từ cách tính điểm như trước đây (Toán, Văn nhân hệ số 2, môn còn lại tính theo hệ số 1).
Giả sử, có bạn học tốt môn Tiếng Anh nhưng môn Toán không được tốt, thậm chí điểm thi kém. Nếu nhân hệ số 2 môn Toán và Ngữ văn, bạn đó có thể bị trượt vào lớp 10. Cũng với cách tính này, những bạn học kém tiếng Anh vẫn có thể trúng tuyển vì được nhân hệ số 2 ở hai môn thi còn lại. Nói chung, em thấy cách tính điểm như vậy chưa thực sự hợp lý, chưa tạo được sự công bằng giữa các thí sinh trong cuộc đua "lên cấp". Do đó, em mong có sự thay đổi trong mùa tuyển sinh năm nay. Theo đó, tất cả môn thi nên tính theo hệ số 1, rồi cộng lại và xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chi tiêu thì dừng lại.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, cách tính điểm trên rất dẫn đến việc ứng xử giữa các thầy cô trong trường không được hài hòa. Cùng với đó, có thể làm gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm ở những môn được nhân hệ số 2. Điều đó làm mất đi tính nhân văn của giáo dục, sai với triết lý giáo dục phổ thông và không phù hợp với tinh thần của Luật Giáo dục 2019.
Trường mầm non ngoài công lập lao đao thời hậu Covid-19 Sau hai năm liên tiếp bị tác động bởi dịch Covid-19, các trường mầm non tư thực đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động. Thực trạng này khiến nhiều cơ sở buộc phải đóng cửa, phá sản, giáo viên thất nghiệp buộc phải loay hoay với đủ thứ nghề để mưu sinh. Sau 2 năm chịu áp lực lớn từ Covid-19, hệ...