Lấy ý kiến trẻ em khi xây dựng văn bản liên quan đến trẻ em
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em (văn bản về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em).
Ảnh minh họa
Theo Thông tư, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em) chủ động tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến của trẻ em trên cơ sở sự tham gia tự nguyện của trẻ em; cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em; nội dung, hình thức lấy ý kiến phải phù hợp với độ tuổi, giới tính, dân tộc, hoàn cảnh, mức độ trưởng thành sự phát triển của trẻ em.
Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng, không phân biệt đối xử, không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ hoặc không bày tỏ ý kiến; bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em tham gia lấy ý kiến.
Thông tư nêu rõ, ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, ý kiến của Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phải được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu, phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực và sử dụng đúng mục đích. Người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em phải có kiến thức, thái độ thân thiện, kỹ năng phù hợp để làm việc với trẻ em.
Việc lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.
4 bước lấy ý kiến của trẻ em
Video đang HOT
Theo Thông tư, quy trình lấy ý kiến của trẻ em bao gồm 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em;
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến của trẻ em;
Bước 3: Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của trẻ em;
Bước 4: Thông tin, phản hồi ý kiến của trẻ em.
Thông tư nêu rõ, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức sau: Phiếu lấy ý kiến của trẻ em; diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua điện thoại; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em; người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em cung cấp cho trẻ em những thông tin cơ bản sau: Mục đích, yêu cầu việc lấy ý kiến của trẻ em; nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em; hướng dẫn, giải thích cho trẻ em những thông tin liên quan đến nội dung cần lấy ý kiến và những nội dung khác mà trẻ em quan tâm.
Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến của trẻ em phải bảo đảm việc kịp thời cung cấp, giải thích thông tin, hỗ trợ cho trẻ em.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/2/2019.
Tuệ Văn
Theo baochinhphu
Cô giáo 'choáng' khi học sinh phát biểu: Có người 80 tuổi nhưng thực ra họ chết từ 15
Vì sự phân biệt đối xử của bố mẹ nên các em phải sống vì suy nghĩ của người khác. Chính các em phải thốt lên rằng, thân thể này là của con nhưng suy nghĩ, lối sống này không phải là con nữa.
Đây là những nội dung được đưa ra tại đối thoại chính sách về "Đảm bảo quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử" do Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) phối hợp Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực" được thực hiện từ tháng 9 - 12/ 2018 với sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế.
Em Ngô Hoàng Thùy Linh.
Trình bày tổng quan về các quy định pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em khẳng định: Quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử đã được ghi nhận trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Điều 16, Hiến pháp Việt Nam 2013 và Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 cũng cho thấy rõ rằng bình đẳng và không phân biệt đối xử là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của pháp luật Việt Nam. Luật trẻ em năm 2016 (Khoản 8, Điều 6) nghiêm cấm hành vi "Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em"....
Theo bà Nga, các quy định khung chính sách liên quan đến quyền không phân biệt đối xử của trẻ em được quy định đầy đủ và điều quan trọng là thực hiện các quy định đó trong cuộc sống. Ngừng đánh con, Ngừng quát mắng con, Cùng con tìm giải pháp, Con là duy nhất, sao phải so sánh... là những hashtag nổi bật, đồng thời cũng là những thông điệp, giải pháp hy vọng sẽ được lan tỏa. Cục Trẻ em mong muốn được phối hợp với các cơ quan nhà nước, nhà trường, các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông để truyền thông, giáo dục cộng đồng tốt hơn nữa trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử. Qua đó, trẻ em sẽ được thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em.
Cô Nguyễn Thu Huyền, chuyên viên tâm lý trường Nguyễn Siêu (Hà Nội).
Giám đốc MSD Nguyễn Phương Linh cho biết, "Nghiên cứu về nhận thức của trẻ em về sự phân biệt đối xử tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh" do MSD thực hiện năm 2018 chỉ ra rằng: "Môi trường thiếu tin cậy, chia sẻ và hỗ trợ trẻ ở cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội theo mô tả của trẻ chính là những yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình phân biệt đối xử với trẻ. Đó cũng là lý do mà trẻ hầu hết lựa chọn việc im lặng, không làm gì cả khi bị phân biệt đối xử".
Theo bà Linh, trên thực tế, cha mẹ, thầy cô, cộng đồng vẫn thường vô tình thực hiện các hành vi phân biệt đối xử trẻ, đặc biệt là về giới tính, tình trạng khuyết tật, năng lực, hoàn cảnh gia đình,... Ví dụ thường thấy là trẻ em trai có thể dễ bị đánh đòn - một hành vi trừng phạt thể chất hơn trẻ em gái, hay trẻ em gái hay bị mắng mỏ nhiều hơn. Ví dụ khác đơn giản là trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ thầy cô hay so sánh trẻ này với trẻ khác với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó, hoặc vì tự ái, mà cố gắng hoàn thiện bản thân cho "bằng bạn bằng bè", "bằng chị bằng em" mà không biết rằng đó cũng là một hành vi phân biệt đối xử về đặc điểm cá nhân hoặc năng lực trẻ. Trong nhiều trường hợp, sự so sánh đó của bố mẹ, thầy cô không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục mà ngược lại, sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi, thậm chí là thù ghét cả người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh với mình. Đấy là chưa kể đến việc phân biệt về hoàn cảnh gia đình diễn ra khá phổ biến ở trường học và trong xã hội.
Nói về những trải nghiệm phân biệt đối xử đối với trẻ em, em Ngô Hoàng Thùy Linh (16 tuổi, đến từ Hà Nội) là đại diện trẻ em chia sẻ, trong gia đình ông bà thường coi trọng cháu trai hơn cháu gái. Ở trường, cô giáo quy định ngầm con gái khối A không nên nên mặc váy vì con gái khối C, khối D mặc váy sẽ phù hợp hơn. Hay như cố giáo thường ưu tiên bạn học giỏi hơn. Thủy Linh cho rằng, người lớn hay gọi trẻ em là cá biệt liệu đó là hành vi phân biệt đối xử?
Cô Nguyễn Thu Huyền, chuyên viên tâm lý trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) lấy ví dụ về những hành vi phân biệt đối xử trẻ em xuất phát từ thầy cô giáo và chính các em học sinh phân biệt đối xử. Có nhiều phụ huynh so sánh con với mục đích con học theo để tích cực hơn nhưng tác dụng ngược lại con sống tự ti hơn, luôn cho rằng bố mẹ không ghi nhận sự cố gắng hết sức của trẻ. Cô Huyền cũng lấy dẫn chứng phân biệt giữa anh chị em trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. "Tôi rất xúc động khi có một học sinh đã gặp tôi và tâm sự: "Cô có biết có những người sống đến 80 tuổi nhưng thực chất họ đã chết từ 15 tuổi rồi". Vì sự phân biệt đối xử của bố mẹ nên các em phải sống vì suy nghĩ của người khác. Chính các em phải thốt lên rằng, thân thể này là của con nhưng suy nghĩ, lối sống này không phải là con nữa. Để thay đổi sự phân biệt đối xử không thể chỉ dựa và chính sách mà người lớn cần chữa lành những "đứa trẻ" bên trong của chính mình. Bởi người lớn cũng đã từng là đứa trẻ nhưng vẫn chưa cảm nhận và quên đi những ám ảnh về sự phân biệt đối xử", cô Huyền chia sẻ.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Bắt trẻ làm việc nhà, bố mẹ bị phạt tiền: Đừng nhầm lẫn giữa dạy dỗ và bóc lột con Nhiều ông bố bà mẹ chỉ nghĩ rất đơn giản: Càng cho con làm việc sớm thì con sẽ biết làm nhiều việc, chủ động cho cuộc sống sau này mà không biết đang vi phạm quyền trẻ em. Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, trong đó...